MỘT THUỞ BÌNH YÊN

tonnuthunga

Trái tim của cô chợt biết rung động lại vào một buổi chiều đầu mùa mưa giông.

Ngẩng đầu nhìn qua cửa sổ, sau một giờ thực tập trên phím dương cầm, cô rướn cổ, dang tay, ngọ ngậy cái đầu cho đỡ mỏi, từ trái sang phảị.., cô sửng sốt, giao động khi ánh mắt cô chạm phải một đôi mắt đen tròn. Ánh mắt như một lưỡi dao bén nhọn, đâm thẳng vào trái tim cô.

Thời gian như ngừng lại, đôi mắt đen từ từ lui xa khung cửa, không gian nới rộng giữa hai làn nhãn tuyến và đột nhiên biến mất khi cô chưa kịp hoàn hồn.

Như một kẻ vừa giật mình thức giấc, cô vùng dậy, chiếc băng ghế ngã xuống sàn gạch hoa gây lên một tiếng động khô khan. Cô nhảy vọt tới khung cửa sổ, nhoài người ra, nhìn xuống dãy hành lang hun hút. Tiếng chân người còn gõ nhịp nhè nhẹ sau khúc quanh. Cô thất vọng quay vào, nâng chiếc ghế lên, đặt vào vị trí cũ, ngồi thẩn thờ trước phím ngà, những ngón tay cô rã rời gõ nhịp… “Mưa vẫn hay mưa trên tầng tháp cổ, dài tay em mấy thủa mắt xanh xaọ..” Tiếng nhạc buồn lảnh lót, rơi rụng, hòa lẫn trong tiếng mưa rơị Cô nhắm mắt, nghe dòng nhạc nhỏ những giọt buồn tênh trong hồn.

Sáng cô đi làm, chào hỏi các bạn đồng sự, bước vào văn phòng. Ngồi sau bàn giấy, cô nhấn tay bấm mật số vào máy vi tính, cô phải lập đi, lập lại ba lần mới có kết quả. Những con số quen thuộc bỗng dưng chơi trò cút bắt trong trí cộ Lâu nay cô không còn nhận được qua máy này những dòng thư, những lời hẹn hò trìu mến của Duy nữạ Hai người đã đồng ý chấm dứt liên lạc từ lâu nhưng cô vẫn không điều khiển được trái tim yếu đuối của mình. Trái tim cô đã dâng hiến cho mối tình đầu tiên, một mối tình mà cô cứ ngỡ rằng miên viễn, trường tồn.

*

Cô yêu Duy khi cô vừa tròn mười tám tuổị Cô vừa mới chạy giặc ở Việt Nam quạ Cô biết một chút xíu Anh ngữ từ trung học nên cô vừa đi học vừa đi làm bán thời gian. Cô gặp Duy trong lớp toán. Duy hiền lành, đẹp trai lại học giỏi vì chàng đã học xong chương trình đại học ở Việt Nam. Duy giải thích cho cô những bài toán khó, lâu ngày hai tâm hồn trở thành quyến luyến quen thuộc và họ yêu nhaụ Cô gởi tấm lòng mình cho Duy, cô tin tưởng Duy một cách tuyệt đốị Duy đến nhà cô thường xuyên để giảng dạy cho hai chị em cô những bài làm, bài học. Duy ngồi đọc sách hằng giờ bên cô trong những lúc cô may vá, thêu thùạ Duy thường giúp bố mẹ cô sửa chữa những vật dụng trong nhà, trong lúc cô loay hoay nấu ăn.

Duy ra trường sớm, có việc làm khá, Duy không có gia đình ở gần nên anh trở thành một người rất thân thuộc với gia đình cộ Chuyện tương lai của hai người chẳng ai cần bàn bạc lui tới gì nữa cả vì ai cũng biết là sớm muộn gì khi cô học xong, đương nhiên cô và Duy sẽ chính thức thành hôn.
Duy chiều chuộng, thương yêu hai chị em cộ Mỗi khi đi chơi với nhau, Duy lễ phép xin mẹ: “Xin mẹ cho phép con đưa hai em đi phố.” Anh thường dẫn hai chị em cô đi ăn tiệm, đi nghe nhạc, đi xem hát bóng vào mỗi cuối tuần. Duy để dành được nhiều tiền vì anh không biết tiêu xài phung phí. Anh dẫn cô đi mua một căn nhà xinh xắn, cô hãnh diện mua sắm, trưng bày cho tổ ấm tương lai của mình. Đôi khi cô bận học thi hoặc làm việc thêm giờ thì Duy dẫn cô em gái cô đi phụ anh mua sắm. Em gái cô tỏ ra sung sướng lắm mỗi khi được giúp chị mình như vậỵ Chính cô, cô cũng vui vẻ khi thấy Duy chú trọng đến em mình. Cô cần phải học giỏi để ra trường sớm, cô muốn có công việc làm tốt hy vọng rằng mai sau con cái của cô và Duy được sung sướng chứ không phải cực khổ như cô, một người tị nạn, chân ướt chân ráo đến xứ sở này.

Cô tự cho mình là người may mắn, cô cao ráo trắng trẻo nhất trong đám con gái Á Đông cô thường gặp. Cô có đủ bố mẹ. Bố mẹ cô tính tình cởi mở với con cáị Bố cô tuy nghiêm nghị nhưng hiền hòa, ông luôn luôn giáo dục con cái trong căn bản đạo đức. Mẹ cô đẹp đẽ, nấu ăn ngon, dạy các con công dung ngôn hạnh. Bây giờ cô có một tương lai mới với Duy, một chàng trai hiền lành, ít nói, được gia đình chấp nhận. Cô chẳng có gì để phàn nàn về số phận của mình cả. Cô có bận bịu đôi chút vì cô vừa đi làm, đi học. Cô hãnh diện với sự cố gắng của mình. Một mai khi về nhà chồng, cô sẽ không khóc, không buồn vì cô đã trọn đạo làm con, cô sẵn sàng làm vợ.

Cô ra trường vào tháng sáu, mấy bà chị họ ở xa gọi về hí hửng:
“Khi nào cô làm đám cưới để chị liệu mua đồ mừng?”

Bà khác thì réo:

“Nói ngày đi để anh chị mua vé máy bay không thôi để gần ngày giá đắt lắm.”

Cô ấm ớ chẳng biết tính sao, đám cưới hay không cần gì làm vộị Cô muốn đi làm một thời gian trong công việc mới, lương cô bây giờ gấp ba ngày xưa nên cô hăng hái đi làm, cô chưa muốn bị chia trí vì vấn đề chồng con. Duy gần như thuộc về quyền sở hữu của cô đã năm sáu năm nay, hai người kề cận bên nhau giống như một cặp vợ chồng già. Săn sóc nhà cửa cho Duy, cô mua từng cái chén ăn cơm, tấm trải giường, khăn bàn ăn, thực phẩm… cô còn thêu tên hai người trên bao gối và treo những hình ảnh chụp chung trong những chuyến du ngoạn lên tường. Duy bảo cô là một cô gái Việt Nam chính cống, vừa ngoan lại vừa hiền, không giống như những con thiêu thân Duy thường gặp ngoài đường, trong sở. Duy nói rằng chàng cũng cảm thấy bình an thanh thản khi ở bên cộ Duy thích đọc sách, nghe nhạc, coi tivi, loay hoay sửa chữa nhà cửa, máy móc. Duy không biết rượu chè, cờ bạc, không hút thuốc, không tụ họp để nói dóc với bạn bè. Số mạng của cô hên “như người được đẻ bọc điều.”

Em gái cô, Lisa là một cô gái xinh xắn. Lisa có nhiều bạn Mỹ nên gọi tên Lisa cho bạn gọi, dễ hơn là tên cúng cơm của mình. Lisa tánh tình khác cô nhiều, Lisa hay tươi cười, ca hát, nhảy múa hồn nhiên lắm. Lisa cuồng nhiệt yêu đời, cứng đầu, nhanh nhẹn, tự lập và hơi ích kỷ một chút vì được làm con út. Cô thương Lisa và nhường nhịn em. Lúc còn nhỏ, mỗi lần hai chị em gây gỗ đánh nhau, mẹ thấy cô lớn mạnh hơn em nên sợ cô lỡ tay đánh em đau, mẹ thường bảo cô rằng:

“Nếu một mai bố mẹ chết sớm, con thay thế bố mẹ để nuôi em. Bố mẹ chưa bao giờ đánh đập con, mẹ muốn con cũng thương em như bố mẹ thương con vậy.”

Cô luôn luôn ngẫm nghĩ đến câu nói của mẹ mà thương em nhịn em. Được cái là Lisa cũng ngoan, lâu lâu mới nổi cơn bướng bỉnh cứng đầu với chị một lần.

Lisa thấp hơn cô một chút, khi cười con mắt có đuôi giống như mắt mẹ. Lisa thích nũng nịu với mẹ cha, chị và cả Duy nữạ Lisa hay vòi vĩnh đòi Duy dẫn đi mua sắm, đi ciné vì cô chưa được lái xe một mình. Cô thương em nên bắt Duy cũng cưng chìu Lisa như mình vậỵ Khi đi đâu với Duy cô cũng dẫn em theọ Bố mẹ cũng đồng ý vì dù sao, cô với Duy chưa chính thức đám hỏi, bố mẹ không muốn nghe bạn bè thóc mách, dị nghị.

Hôm ấy cô đi làm về trễ, xe vừa quẹo vào nhà, cô thấy Lisa tuôn chạy ra khỏi nhà với một bao vải lớn, từa tựa như bao gối, căng phồng trong taỵ Lisa nhảy lên một chiếc xe đậu bên lề đường, chiếc xe rú ga chạy vọt ra đường chính. Linh cảm chuyện không lành, cô hấp tấp đậu xe và gấp rút chạy vào nhà, chiếc giầy gót nhọn trượt trên sàn xi măng làm cổ chân cô đau điếng. Trong phòng khách, mẹ cô ngồi ôm mặt khóc, gương mặt bố hầm hầm giận dữ, trong tay ông, ống điếu gãy đôị Cô trố mắt, chưa kịp hỏi thì bố khoát tay:

“Chẳng có gì quan trọng cả, chỉ có con Lisa hư đốn, bỏ nhà đi rồi nên mẹ mày khóc lóc.” Bố gằn giọng “Không cần khóc lóc nữa, nó đi năm bữa nửa tháng, đói thì lại bò về.”
Cô biết bố giận lắm nên nói thế, cô đến gần mẹ, nâng mẹ dậy lau nước mắt cho mẹ, dẫn mẹ về phòng ngủ.

“Mẹ ơi, Lisa đến nhà bạn chơi vài bữa rồi về chứ nó dám đi đâu xạ Con sẽ đi kiếm nó về cho mẹ.”
Mẹ lắc đầu, nước mắt tuôn dàn dụa, mẹ bây giờ yếu đuối như một đứa trẻ con. Cô đặt mẹ nằm xuống giường, lấy hộp giấy lau mặt để bên cạnh mẹ rồi nhỏ nhẹ:

“Thôi mẹ nằm nghỉ một chút cho khỏe, con ra nấu cơm chiều cho bố dùng.”

Cô đứng lên, về phòng thay áo, trong lòng bực tức lắm. Con bé này thật là hư, dạo sau này nó hay đi chơi về trễ, hay bỏ những buổi cơm chiều, hay bị trường gọi về than phiền làm bố mẹ bực mình nhiều lần, bây giờ còn bày đặt bỏ nhà ra đị Mỹ hóa quá sức rồi, thế nào mai mốt đem nó về, cô và Duy sẽ cùng nhau nói cho nó nghe những điều phải trái.

Bữa cơm chiều hôm ấy thật là ảm đạm. Mọi hôm Duy thường đến nhà ăn cơm mỗi tối thứ Sáu, hôm nay anh chàng cũng bặt tăm. Cô chép miệng: Thế cũng hay, chắc bố mẹ cũng muốn được yên tĩnh trong buổi chiều phiền muộn đắng cay này!

Bầu không khí trong nhà nặng nề khó thở nguyên một cuối tuần. Mẹ u sầu trong phòng ngủ, bố lẳng lặng trầm ngâm trước tivi, cô cũng thẩn thờ lui tới trong nhà, làm những công việc lặt vặt. Duy có ghé qua một chút rồi anh cũng lặng lẽ ra về. Anh có vẻ ngượng nghịu không biết phải nói gì để an ủi bố mẹ. Thật ra bố cũng chỉ ngồi trong chiếc ghế bành quen thuộc, bâng quơ, phì phà ống điếu, đôi mắt đen tinh anh của bố ngày xưa đã hết còn sáng quắc nay lại điểm thêm một chút tàn phaị Bố nhìn Duy lặng thinh, ánh mắt bố làm Duy mất tự nhiên nhìn qua chỗ khác. Mẹ thì thầm với Duy:

“Con phụ với em đi tìm Lisa về cho mẹ, nó tuy lớn xác nhưng còn ham chơi dại dột lắm… rán khuyên nhủ nó dùm mẹ, có chuyện gì thì nói cho mẹ chứ đừng bỏ nhà ra đi như thế…”

Duy gật gật đầu, lấy kính mắt ra lau lau, chùi chùi rồi đứng lên chào bố mẹ ra về. Cô bước theo anh ra cửa, cảm thấy đôi mắt bố chuyển hướng nhìn theo, lòng cô xót xa khi nhìn thấy sự ngậm ngùi tỏa ra từ đôi mắt ấỵ Dựa lưng vào khung cửa cô nhìn theo bóng xe Duy chạy khuất sau ngõ quanh, ngẫm nghĩ: Anh chàng Duy nhiều khi lầm lì kỳ quặc lắm, dấu diếm bao nhiêu là cảm xúc qua sự thinh lặng. Chả bù cho cô, khi vui cô cười, khi buồn cô khóc, khi tức giận cô bộc lộ ra ngoàị Cô không vùi lấp tâm tư như Duy, tâm hồn anh ta chắc cũng giống như ngọn hỏa sơn còn ngái ngủ.

Cô đi vào phòng ngủ, ngồi xuống bàn gọi điện thoại cho Jane, người bạn thân đã chở Lisa đị Jane không biết Lisa đi đâu vì Lisa chỉ nhờ Jane chở hộ ra bến xe công cộng. Thẩn thờ bỏ điện thoại xuống, cô leo lên gường, đắp chăn lên bụng, với tay lấy cuốn tiểu thuyết đang đọc nửa chừng, lật qua lật lại vài trang, cô bỏ sách xuống không đọc nữạ Cô vòng đôi tay sau ót, đăm đăm nhìn tấm ảnh trên tường. Bức ảnh cô đứng một mình trên bờ đê xanh, che cây dù đỏ, nhìn ra dòng sông Mississippị Tấm ảnh này người bạn chụp giùm cô trong một chuyến du ngoạn miền Nam. Cô hồi tưởng lại thời gian ấy: mưa phùn bay bay, giòng sông ngầu đục, đưa đón những thương thuyền xuôi ngược đôi bờ chầm chậm, êm áị Cuộc đời cô cũng như dòng sông ấỵ Công việc, tình duyên cũng êm ái, lặng lờ. Bỗng nhiên “đùng một cái” như mẹ ví. Lisa trở thành một cơn sóng động trong dòng sông êm ái của cô, một cơn giông tố trong cuộc đời của bố mẹ.

Chuông điện thoại reo vang cắt đứt dòng tư tưởng của cô:

“Em đấy hả? Lisa vừa gọi cho anh.”

“Ủa sao nó không gọi về nhà?” Cô hỏi.

“Sợ bố mẹ nên nhờ anh nhắn lạị Cô ấy ở nhà bạn, không sao cả, em thưa giùm bố mẹ.”

“Nó đang ở đâu vậy hở anh?”

“Cô ấy không chịu nói, không cho số điện thoại, chỉ nhờ anh nói vậy.”

“Nó có nói tại sao nó bỏ đi không anh?”

“Không, anh không biết, nếu cô ấy gọi lại nữa thì anh sẽ hỏị Chắc cô ấy giận hờn gì đó, đừng lo cô ấy cũng lớn rồi.”

“Lớn gì, nó mới mười tám tuổi, em lớn hơn nó nhiều mà đâu có dám làm như nó.”

“Mười tám tuổi là lớn lắm rồi, tại em là chị nên lúc nào cũng thấy rằng em mình nhỏ dạị Thôi ngày mai gặp, em nhắn lời Lisa cho mẹ kẻo mẹ lo.”

Cô bước ra phòng khách, nói cho bố mẹ nghẹ Ánh mắt mẹ tỏa ra một niềm an tâm mới, bố không nói, không cười, đăm đăm nhìn vào máy truyền hình. Ánh mắt bố ưu tư, ái ngạị Bố trầm ngâm yên lặng, nhớ thương đứa con gái út. Bố hồi tưởng đến cô bé tròn trĩnh, hồng hào, đôi mắt đen nhánh, quấn quít bên bố như một chú chó con. Lúc còn bé tí teo, cô bé thường lê la trên sàn nhà bếp, cô kéo tất cả những nồi niêu soong chảo của mẹ ra khỏi tủ. Cô ngồi gõ cái này xếp cái kia lanh canh, chát chúa làm mẹ dọn dẹp liên miên đến nhức đầụ Đôi khi mẹ mệt nên tức giận hét lên to tướng. Bố lật đật chạy tới nâng cô bé ra khỏi đống đồ đạc tan hoang trước khi mẹ nổi cơn thịnh nộ. Lisa cười nắc nẻ, cưỡi trên vai bố, hai bố con chạy vụt ra khỏi nhà đi trốn mẹ. Bây giờ Lisa mười tám tuổi, Lisa bỏ bố mẹ ra đi, không một lá thư, không một lời giải thích, chỉ có vài lời điện thoại nhắn về. Ngôn từ lúc này không còn ý nghĩa mấy, sự buồn đau mới giống như một sợi chỉ luồn kim, đâm vào lòng vải, châm chích, xâu xé, thêu dệt.

Ngày qua ngày, Lisa vẫn không chịu gọi về nhà. Duy trở thành một liên lạc viên cho Lisa và gia đình. Từ Duy, cô biết Lisa vẫn khỏe, Lisa đi làm việc, Lisa nhớ bố mẹ, nhớ chị nhưng chưa muốn trở về. Duy vẫn chưa điều tra được lý do Lisa bỏ nhà ra đi, hỏi mãi cũng chán nên không ai buồn hỏi nữạ Mẹ đêm ngày cầu trời khẩn Phật cho Lisa được bằng yên.

Trong nhà thời gian trôi đi buồn bã nhưng không bi aị Dường như mọi người đã quen dần với sự im lặng và tẻ nhạt. Mẹ đan len nhiều thêm, những chiếc nón len xanh hồng nhỏ xíu; những chiếc mền len mềm mại, những đôi tất tí teo chỉ vừa một lóng tay của mẹ. Mẹ tặng những vật dụng này cho nhà thương để họ dùng cho những em bé thiếu tháng. Mẹ miệt mài sản xuất, đem nỗi buồn của mẹ đổi lại tình thương cho những con búp bê mảnh khảnh, vất vả từng hơi thở trong lồng kính. Dạo này mẹ còn sinh tật lái xe đi đến những khu chợ búa xa xôi, mẹ viện cớ là đi mua len, mua vải nhưng cô biết rằng lòng mẹ không nguôi cơn đau nhức. Mẹ bâng khuâng, lơ lửng kiếm tìm.

Duy dạo này cũng bận rộn lắm, anh thỉnh thoảng ghé qua, ăm cơm tối rồi vội vã ra đị Cô càng đọc sách nhiều hơn để trốn tránh sự im lặng. Cô không nghĩ đến tương lai nhiều nữa, cô đi làm như con người máy, cô học thêm những lớp cắm hoa, làm đồ gốm. Dù cho bận rộn đến chừng nào, dòng sông tâm hồn cô cũng không còn bình lặng nữạ Những cơn sóng buồn cứ ray rứt, vu vơ.

Một năm trôi qua từ ngày Lisa bỏ nhà ra đị Duy không đến nhà thường xuyên nữa vì mẹ Duy vừa mới được đoàn tụ qua Mỹ, bà cần nhiều đến sự săn sóc của Duỵ Cô đến nhà Duy, giúp bà trong việc chợ búa hoặc chuyện trò với bà trong những lúc Duy bận đi làm những giờ phụ trội. Mẹ cô cũng hay đưa mẹ Duy đi phố xá thường xuyên. Cô cũng mừng khi thấy hai bà hàn huyên tương đắc. Nhiều khi cô bước vào phòng Duy ngủ, nhìn những chiếc gối thêu cô trang hoàng trong phòng ngủ, những tấm trải giường thanh nhã cô chọn, đôi khi lòng cô cảm thấy bâng khuâng.

Bẵng đi một tuần, Duy không đến nhà chơi, cô cũng tự nhiên bận bịu nhiều với mẹ.

“Con ơi, đi với mẹ đến nhà bác Phán, bác ấy không được khỏe, phải đến thăm không thôi nhỡ có bề nào!”

Hôm khác mẹ rủ rê:

“Mẹ tìm được một chỗ bán vải thật rẻ nhưng hơi xa, con đi lựa cho mẹ một ít hàng đẹp để mẹ gởi về Việt Nam.”

Tới ngày thứ Bảy, mẹ bảo:

“Hôm nay con dì Năm đám cưới, con nhớ dì Năm không? Bạn thân với mẹ từ thuở nhỏ. Dì ấy mời mẹ đi họ nhà trai vì dì qua đây một mình, không có nhiều họ hàng thân thuộc. Bố mày không chịu đi với mẹ, ông ấy chả biết xã giao gì cả! Con chở mẹ đi dùm, nhà ấy ở dưới quận Riverside.”

Cô ngập ngừng nhìn mẹ:

“Hôm nay con có hẹn trượt tuyết với Duy.”
“Ủa thế nó chưa gọi cho con à? Mẹ gặp nó hôm qua, nó đang bị cảm cúm liệt giường, mà con đừng qua bên ấy nhé, lỡ lây bệnh không đi làm được.”

“Chán quá, mẹ thấy không, mẹ bắt con đi chơi với mẹ hoài nên con chẳng còn để ý đến Duy nữạ Để con gọi hỏi thăm Duy một chút rồi con đi với mẹ.”

Cô bước vào phòng ngủ, nhấc điện thoại gọi qua nhà Duỵ Mẹ Duy trả lời:

“À, con đó hả? Thằng Duy mới ra khỏi nhà.”

“Ủa, nghe mẹ con nói là ảnh bệnh liệt giường mà ảnh lại đi đâu sớm thế hả bác.”

“Thì hắn bị bịnh đó chớ, chắc hắn chạy đi mua thuốc men chi đó, khi hắn về bác biểu hắn kêu cho con.”

“Thôi khỏi đi bác, con phải chở mẹ con đi ăn cưới, chắc khuya lắm mới về, bác để anh ấy nghỉ.”

“Con đi chơi cho vui hỉ, đừng để ý tới thằng ni nhiều, có bác săn sóc hắn rồi.”

Mẹ Duy người miền Trung, nhiều khi nói giọng lạ và nhẹ như tiếng chim hót. Cô lắc đầu mỉm cười, mai mốt mấy đứa cháu nội mặc sức mà lẫn lộn giữa tiếng Mỹ, tiếng Việt, giọng Huế, giọng Bắc lung tung.

Đám cưới con dì Năm thật là vuị Mẹ ngồi với đám bạn già của mẹ. Bà nào cũng diện áo nhung, áo gấm. Đeo hạt xoàn, vòng vàng rực rỡ. Mẹ cũng đẹp không kém trong chiếc áo dài thêu và chuỗi hạt traị Mẹ bới tóc cao, kiêu sang, cười con mắt có đuôi, nói chuyện với bạn bè một cách vui vẻ. Mẹ và dì Năm dẫn cô đi giới thiệu lung tung với các bạn già trẻ. Cô cười bảo mẹ:

“Mẹ không cần đi kén rể đâu nhé, con đã yên phận rồi.”

Mẹ chau mày:

“Làm gì mà đã yên phận sớm thế, càng quen nhiều người càng vui, mình lại có thêm nhiều sự lựa chọn chứ sao đâu?”

Cô trố mắt nhìn mẹ:

“Sao tự nhiên mẹ lại ăn nói văn minh thế?”

Dì Năm nhìn mẹ trêu:

“Bộ cháu không biết là chính mẹ cháu lựa chọn bố cháu sao?”

Mẹ liếc mắt nhìn dì Năm mắng yêu:

“Đồ quỷ, già rồi mà không nên nết.”

“Già đâu mà già, chút nữa tui ra nhảy đầm cho chị coi.”

Mẹ và dì Năm nhìn nhau cười nắc nẻ.

Hôm ấy, thật khuya, hai mẹ con lái xe về trên xa lộ vắng. Bầu trời trong vắt và mát lạnh, tinh tú lấp lánh như kim cương. Cô quay kính xe xuống, gió lùa tóc cô bay phơi phới, mẹ dựa đầu vào thành ghế ngái ngủ, lặng thinh. Cô nhớ lại lời mẹ nói trong bữa tiệc cưới: “Càng quen nhiều người thì càng có nhiều sự lựa chọn!” Từ ngày gặp Duy, chàng trở thành tấm chăn ấm, bao trùm cả cuộc đời cô, cô cần gì phải lựa chọn ai nữả Cô mỉm cười thương mẹ quá lo xa.

Sáng chủ nhật, bố dậy sớm pha cà phê, mùi thơm của cà phê và trứng chiên làm cô tỉnh giấc. Ngoài cửa sổ những con chim se sẻ bận rộn, ríu rít nhảy thoăn thoắt từ cành nọ qua cành kiạ Bố mẹ cô cũng như những con chim ấy, tíu tít bên nhau, tha mồi về nuôi những con chim non trong tổ. Một mai, như những con chim non mọc đủ lông cánh, cô cũng bay ra khỏi tổ, nhưng cô sẽ không bay đi đâu xa cả. Cô đi về ở với Duy, cách nhà cô mười lăm phút lái xe, cô vẫn còn nhiều dịp để làm nũng với bố mẹ.

“Con ơi, xuống ăn sáng với bố mẹ không thôi thức ăn nguội cả.”

Nghe mẹ gọi, cô nhảy xuống giường, vào phòng tắm đánh răng, rửa mặt. Khoác vào người chiếc áo kimono, nhìn gương mặt hồng hào bóng nhoáng của mình trong gương, cô mỉm cười sung sướng khi được bố mẹ chiều chuộng như một đứa bé. Cô thích ngồi đủng đỉnh uống cà phê, ăn sáng và đọc báo chủ nhật cùng với bố mẹ.

Dùng điểm tâm xong, cô bưng chén đĩa vào bếp, dọn dẹp những vỏ trứng vỡ còn nằm tung tóe dưới đáy chậụ Mẹ đang lau bàn bỗng dừng tay nhìn cô:

“Mẹ gặp Lisq.”

Cô giật mình ngẩng lên nhìn mẹ. Bên kia bàn bố cũng buông tờ báo xuống, chăm chú nhìn mẹ.

“Lisa đi chợ Lucky.”

Thảo nào, cô thầm nghĩ, cô và mẹ chỉ đi chợ Vons mà thôị Mẹ tiếp tục:

“Nó đem theo một đứa bé độ chừng ba tháng.”

Một cảm giác ớn lạnh chợt len lỏi vào lòng. Cô nhìn xuống bàn tay mình, miếng bọt biển rơi ra khỏi bàn tay yếu đuối và run rẩy của cô.

“Mẹ không biết phản ứng như thế nào nên tránh mặt nó lúc ấy, chờ nó ra khỏi chợ mẹ len lén đi theo, nào ngờ nó đến nhà Duy để thăm bác gái nên mẹ theo vào, nhờ vậy mẹ mới hỏi rõ tất cả sự việc.”

Tiếng bố tằng hắng văng vẳng đâu đây, bầu trời ngoài kia đầu xuân xanh biếc nhưng trong lòng cô, một đám mây đen ào ạt bay về. Giọng mẹ đều đều như những giọt sầu rơi rụng đau nhức trong lòng cô:

“Mẹ muốn kể cho con nghe từ tuần trước nhưng mẹ chưa chuẩn bị được. Bố mẹ có gặp Duy và có yêu cầu Duy đừng đến đây gặp con nữạ Bố mẹ buồn lắm mà không biết làm sao nói chuyện với con…”
Cô nhắm đôi mắt lại, hai tay bám vào thành chậu, cố chận những giọt lệ nặng nề tràn lấp đôi mi.

“Phải đứa bé là con của Duy và Lisa không?”

Cô nghe giọng mình khàn đục cất tiếng, hỏi mẹ một câu thật là thừa thãị Lời mẹ đáp mơ hồ văng vẳng nhưng cô đã biết, đã hiểu những ẩn khuất, những thấp thỏm u hoài lâu nay cô cố tình xua đuổi ra khỏi tâm trí của mình. Bây giờ, bao nhiêu dữ kiện bi đát dồn dập phản chiếu trong tâm tư cô, qua một tấm lăng kính nhạt nhòa mà cô đang gội rửa bằng những giọt lệ tràn lan trên đôi má.
Cơn đau bất chợt nổi lên làm cô ôm bụng, oằn người trên chậu chén bát. Thức ăn sáng vừa mới vào tới dạ dày cô chợt tràn trề dâng lên trong lồng ngực, cô gục đầu nôn mửa thốc tháo trên những mảnh trứng vỡ, những mảnh vụn mong manh, tan nát như trái tim cô.

*

Trời hôm nay lại trở màu xám đục. Cali dạo này mưa nhiều hơn mọi năm. Thời tiết bây giờ không còn ảnh hưởng nhiều đối với cô nữạ Ngày qua ngày cô đi làm việc, cô đi học nhạc, cô cố tránh những cảm xúc đắng cay, buồn giận. Những cảm xúc ấy đã giày vò trong lòng cô suốt cả năm qua làm tâm tư cô dửng dưng lạnh lẽọ Ngồi trước phím dương cầm, những nốt nhạc buồn rơi rụng từ những ngón tay cộ Từ ngày Duy ra khỏi đời cô, dường như cô không còn nhớ được một dòng nhạc vui nào nữa, đôi tay cô lướt chầm chậm trên phím trắng… “thà như giọt mưa, vỡ trên tượng đá, thà như giọt mưạ..” cô cảm thấy nỗi lạnh lẽo ngoài trời thấm nhập vào đáy lòng mình. Cô vương vấn một nỗi chán chường và thất vọng. Cô thất vọng vì mình đã trao niềm tin cho Duy, cô dựa vào Duy như một đứa trẻ thơ cho tâm linh cô được thoải mái, an bình. Ngày xưa, khi bố cô đi hành quân xa, cô không chịu ngủ, mẹ phải cho cô một tấm áo cũ của bố để cô ôm vào lòng cô mới chịu đi ngủ. Ngày nay, cô đã hai mươi mấy tuổi rồi, lại một lần nữa, cô dùng Duy để thay thế tấm áo cũ ngày xưạ Chính cô, cô đã tự gạt gẫm mình để tìm một thứ bình yên giả tạo.

“Hi, are you Philippina.”

Giật mình cô quay ngoắt lại, chút nữa thì té khỏi ghế. Hai bàn tay vươn ra chụp cô lại, giọng nói hốt hoảng:

“Oh, I am sorry that I startled you!”

“It’s alright!”

Đôi gò má cô nóng bừng vì ngượng, người con trai đối diện cô chính là người hôm qua đứng nhìn cô qua cửa sổ.

“I am Vietnamese.”

Đôi mắt đen tỏa ra những tia sáng hóm hỉnh làm cô càng hổ thẹn. Người con trai mỉm cười:

“Tôi tên Minh, cô chơi đàn hay quá nên tôi đánh bạo làm quen, ai ngờ cô cũng là người Việt… Cô có thể cho tôi ngồi đây vài phút để nghe cô đàn được không?”

Cô bối rối mỉm cười, nhìn xuống phím đàn, tránh đôi mắt đen làm hồn cô choáng váng ấy.

“Tôi chỉ đàn được một vài bài thôi, hay không thì chưa chắc vì chưa bao giờ tôi có thính giả cả!”

Cô ngập ngừng nhìn đôi tay mình, những móng tay nhỏ xinh hồng dường như cũng thẹn thùng run rẩỵ Cô nhắm mắt, lặng thinh, cố quên đôi mắt nhung tròn, láu lỉnh nhìn mình hôm qua từ khung cửa sổ, cố quên giọng nói ấm cúng của chàng trai đối diện. Cô bắt đầu lướt nhẹ đôi tay trên phím ngà để dòng nhạc dìu cô đị Bỗng dưng cô vươn cánh bay, cô bay mãi vào trong một khung trời mới, khung trời hồng với trăng sao huyền hoặc, những con bươm bướm trắng lung linh trên cỏ xanh, gió thơm ngào ngạt hương ngọc lan. Trên đồi hoa vàng ngập lối, những người tình thơ thẩn, tay trong tay, tim rộn rã, mắt nồng nàn và môi cuồng nhiệt…

*

Từ đó, sau một buổi chiều giông tố. Cô tự dạy mình cách tránh né những hy vọng hão huyền, cô bắt đầu biết hoài nghi, cô biết đương đầu với những nỗi đam mê mới, cô biết đùa cợt với những lời hẹn thề giả dối và tự hứa rằng, mai sau, khi cô bước vào một tình yêu mới, cô muốn yêu và được đền đáp bằng một tình yêu nồng nàn như lửa hồng, như rượu ngọt và cô sẽ ôm ấp tình yêu này bằng một trái tim say đắm, ngất ngây.

TÔN NỮ THU NGA

Advertisement

Truyện của Jane

tonnuthunga

Phỏng dịch từ điện thư của Jane Williams MD...

Patrick Point, Arcata, California.
Thứ năm tuần tới, 25 tháng tám tôi sẽ đi Port Hartcourt, Nigeria, để làm việc trong nhà thương tại khu tam giác Niger với nhóm “Y sĩ không biên giới” trong năm tuần lễ.
Vì gia nhập nhóm MSF- Paris, trước khi lên đường bay qua Nigeria, tôi phải ghé lại Paris vài hôm để họp (hy vọng được uống vài cốc rượu vang ngon, nhưng buồn là không được ăn bánh mì Pháp nữa, vì tôi bị dị ứng tinh bột!).
Nigeria là một vùng rất ô nhiễm bởi kỹ nghệ dầu, thành phố Port Hartcourt có dân số hơn một triệu. Ðây là chuyến đi đầu tiên của tôi với nhóm “Y sĩ không biên giới”. Trước kia, tôi đã từng đi giải phẫu thiện nguyện với những nhóm nhỏ (NGO- non-governmental organizations) đến Việt Nam và Guatemala. Nơi tôi đến, truy cập internet rất chậm và khó khăn vì còn quay số (Dial-up). Tôi sẽ ở Nigeria cho đến ngày 10 tháng 10.
Port Hartcourt, Nigeria- Tháng 9, ngày 14,2011.
“Tôi nhớ Nga nhiều… tôi quá mệt… mỗi ngày tôi giải phẫu ít nhất là 6 bệnh nhân, không có ngày nghỉ. Công việc hàng ngày đầy thử thách và niềm vui… nhớ bạn và cám ơn bạn đã viết cho tôi.”
Hôm nay là một ngày bình thường, yên lặng như mọi ngày tại bệnh viện. Tôi còn một ca giải phẫu cuối cùng. Bệnh nhân này bị cắt chân vài tuần trước, hôm nay ông ta trở lại để chúng tôi cắt thêm 2 inches xương và thịt bị nhiễm độc. Tôi phải chờ thêm một bác sĩ giải phẫu khác đến phụ vì công việc rất khó nhọc nếu tôi một tay phải giữ cái xương, và tay kia kéo cưa bằng cái cưa tay (Gigli saw).
Sau ca mổ này, chúng tôi sẽ đi ăn tối tại Toby’s Jug, một tiệm ăn khoảng 150 thước cách nhà tôi tạm trú. Hy vọng tôi sẽ kiếm được một máy vi tính tối tân hơn và tôi sẽ viết nhiều hơn
.
Chú thích của Nga: Jane là một người có thể lực, cô tập thể dục bơi lội, yoga thường xuyên để có sức làm việc, bác sĩ giải phẫu thường rất mạnh mẽ để đương đầu với nhiều ca mổ lâu và khó khăn. Nhưng khi đi thiện nguyện, Jane phải trở lại dùng những dụng cụ thô sơ hơn trong phòng giải phẫu tại các quốc gia chậm tiến. Thế nhưng Jane luôn luôn lạc quan và kiên nhẫn chấp nhận các tình huống.
Tôi cần giải thích thêm cho bạn về dự án Nigeria: Bắt đầu vào năm 2005 khi vùng này còn là một chiến khu, đầy băng đảng và bạo lực rồi càng ngày càng tồi tệ cho đến năm 2007 thì bắt đầu khá hơn một chút.
Tôi không hiểu tất cả các yếu tố đưa đẩy vào trường hợp này: Căng thẳng chính trị vì bầu cử; đề nghị dân chúng trao đổi vũ khí để chấp nhận công việc làm; nhiều dữ kiện ấy góp lại giúp cho tình trạng bạo lực bắt đầu giảm thiểu.
Những năm trước, Hội “Y sĩ không biên giới” tình nguyện đến xứ này tại vì đây là một chiến khu, an ninh rất chặt chẽ khắp mọi nơi. Nếu phòng cấp cứu có bệnh nhân vào lúc nửa đêm, chuyên viên y tế cũng không thể ra vào nhà thương nếu nhân viên an ninh ngăn cản. Và nếu nhóm chuyên viên này đang ở trong nhà thương thì họ cũng không được trở về nhà (Maison có nghĩa là “Nhà” trong tiếng Pháp cho nên người ta gọi tắt là “Mike Alpha”).
Bệnh viện rất nhỏ, mọi người phải ngủ trong phòng mổ, đêm đêm, mỗi khi nghe tiếng súng bắn gần bệnh viện, nhân viên nằm hết xuống sàn chờ cho mọi việc yên ổn mới trỗi dậy.
Hiện tại tình trạng vùng này được êm ả và an toàn hơn đôi chút, hội “Y sĩ không biên giới” muốn rút ra khỏi Port Hartcourt nhưng chưa được. Làm thế nào để cứu người nghèo và chỗ nào để họ đến xin chữa trị nếu không còn nhà thương miễn phí? Dĩ nhiên tại đây cũng có những nhà thương khác nhưng bệnh nhân phải trả tiền trước khi được đoái hoài đến, nên nhiều người đành chờ chết mà thôi.
Lần đầu tiên khi “Hội Y Sĩ không biên giới”mở dự án này, không ai thèm đến xin chữa bệnh. Người địa phương nghĩ rằng đây là một chương trình bắt cóc rộng lớn, có quy mô và nếu họ đến xin chữa bệnh, họ sẽ bị bắt, rồi giam vào tù, chớ đời nào mà có chuyện chữa bịnh miễn phí như thế được?. Theo lời người y tá kể lại: Một đêm kia, có người đàn ông chết trên lề đường, sáng hôm sau, ông ta đột nhiên cử động đôi chút cho nên người ta ném ông vào trạm xá của “Y sĩ không biên giới”. Ông ta được chữa trị miễn phí và từ đó bệnh nhân bắt đầu ồ ạt kéo tới.
Hôm nay, tôi có một bệnh nhân bị đạn bắn vào gót chân. Xương gót chân bị vỡ nhưng gân Achille còn nguyên vẹn với cái lỗ hổng ngay gót chân. Tôi khâu cái lỗ hổng, chỉ chừa một chút để tháo máu mủ. Sau ba hôm, tôi sẽ khám lại và có thể làm da ghép.
Cách đây mấy hôm, tôi giải phẫu một bệnh nhân bị bắn vào bụng, tôi rất sợ ông ấy bị nhiễm độc nhưng sau ba ngày, ông ta bắt đầu ăn uống bình thường. Thú thật, tôi không nghĩ rằng ông có thể sống được sau cuộc giải phẫu đầu tiên nhưng ông ta đã làm cho tôi quá ngạc nhiên.
Tôi chưa bao giờ nhồi băng cầm máu cho vấn đề xuất huyết dưới màng ruột vì chấn thương, thế nhưng 36 giờ sau, tôi trở lại làm thêm hai phẫu thuật nữa là cắt một nửa đại tràng – hemicolectomy và mở thông hồi tràng – ileostomy. Tôi hy vọng sẽ thành công (xin lỗi những ai không ở trong ngành y mà phải nghe những danh từ nghề nghiệp này).
Một người bác sĩ làm phòng cấp cứu đến nhiệm sở, ông mặc cái áo thun có dòng chữ “I am too drunk to stand”. Nơi đây người ta mặc đủ loại áo thun viết các giòng chữ bậy bạ và phần nhiều vô nghĩa, thế nhưng cái áo ông ta mặc hôm nay chiếm giải quán quân!!!
Bệnh viện chỉ có một máy phát điện trước sân và một thùng xăng chứa 10.000 gallons. Tôi muốn chụp hình và quay phim con đường từ nhà trọ dẫn tới bệnh viện. Tôi chưa bao giờ thấy nơi nào lạ lùng như chốn này! Người dân không có vẻ nghèo khổ, thiếu ăn hay đói khát chi cả; có cái chợ đông đảo, quầy hàng được che bởi các cái dù lớn trên con đường tôi đi qua. Tại đây vào mùa này mưa rất nhiều, khí hậu dịu hơn mùa nắng (tháng 12 tới tháng 5), vậy mà nhiệt độ cũng còn rất cao. Chưa bao giờ tôi thấy rác rưởi nhiều kinh khủng như chốn này! Ghê rợn quá!
Tôi tìm được mấy cái mũ trùm đầu giải phẫu tại căn nhà trọ, tôi đem vào bệnh viện để dùng vì thấy mỏng hơn và ít nóng hơn những cái mũ trong bệnh viện. Tôi hãnh diện đưa cho người bác sĩ giải phẫu xương, anh ta sắp sửa đội lên đầu thì đâu đó rớt ra con gián chết. Thế là chúng tôi lại buộc lòng đội cái mũ nóng bức và dày cộm lại.
Tôi chưa bao giờ đi một mình khỏi cửa nhà trọ. Một căn nhà được bao bọc chung quanh bằng dây kẽm gai. Lúc nào tôi cũng chỉ quanh quẩn trong nhà, trong bệnh viện trừ khi được đi xe chung với mọi người tới tiệm ăn vào xế trưa ngày chủ nhật. Tiệm ăn này tên là “Con Voi Xanh” (The Blue Elephant), cách nhà trọ chừng nửa dặm, ở đó có một hồ bơi lớn. Vì trời mưa nên tôi không sợ cháy nắng, tôi bơi mãi không ngừng và cảm thấy thật sảng khoái. Sau đó tôi ăn cơm với thịt gà và uống bia nội hóa. Ðây mới chính thật là thời điểm vui vẻ nhất trong ngày.
Trong căn nhà tôi tạm trú, gồm có mười hai nhân viên vừa y tế vừa hành chánh, kể cả tôi. Người nào cũng có đời sống rất thú vị, họ đến từ khắp nơi trên thế giới. Nhân viên y tế chỉ ở một vài tháng nhưng các nhân viên hành chánh ở từ 6 cho đến 9 tháng. Tôi rất thích người Quản Trị bệnh viện. Anh ta tên là Richard, tuổi khoảng 50, người dân Anh, lai Ý. Anh ta là một nhà Dịch Tễ Học (Epidermiologist) chuyên khoa sốt rét và đã làm việc 10 năm cho những cơ quan như: WHO (World Health Organization), ICRC (International Committe for the Red Cross) và UN (United Nation). Anh đã sống khắp thế giới. Anh có bốn người con đã trưởng thành, cũng sống khắp nơi và chúng nó được sanh ra tại Papua New Guinea, Italy, France và Africa. Thêm vào đó, anh ta cũng là một nhà kinh tế học và anh hy vọng rằng khi mình chết thì bản cáo phó sẽ đăng cho anh dưới nhãn hiệu “Kinh Tế Gia”, chúng tôi đều tin rằng anh có đủ điều kiện để hoàn thành chí hướng của mình.
Khi hết ca làm việc, khoảng 8 hoặc 9 giờ tối, chúng tôi trở về nhà trọ. Mỗi đêm chúng tôi quây quần ngoài phòng khách chuyện vãn. Thường thì tôi yên lặng lắng nghe. Richard kể rằng anh và vợ đã từng sống tại Bangladesh 6 năm và vợ ông là một nhiếp ảnh gia. Bà chụp hình cho báo National Geographic; trong tháng tới, bà sẽ trở lại Bangladesh để chụp ảnh trên một hòn đảo tại đây, nơi có cả ngàn cô gái bán dâm sống và hành nghề trên ấy, một Disneyland cho người lớn. Đó là sự thật chính tôi nghe được, không thể nào bịa đặt nổi. Richard sẽ ở tại Nigeria một mình từ tháng 8 đến tháng 2.
Ông giữ việc điều hành bệnh viện, mướn và đuổi nhân viên nội địa. Ông hy sinh xa nhà, xa vợ (hai vợ chồng đang xây một căn nhà tại Tuscany) để sống giữa một bầy gián và chuột! Ông ta thích nấu ăn, và nấu rất giỏi. Ông luôn luôn lo cho chúng tôi có đủ bơ và các thứ lặt vặt trong nhà, ông chạy quanh quẩn trong phố bằng chiếc xe Toyota Land Cruiser để tiếp xúc và gặp gỡ các chức sắc. Hôm nay, ông trở về với một chai rượu vang, chúng tôi tưởng rằng đó là chai rượu được vua Ghana tặng nhưng thật ra đó chỉ là một chai rượu dở ẹt, nhãn hiệu Paul Masson.
California – Thứ ba, 20 tháng 9, 6:50 am. điện thư của Nga viết:
Jane,
Love what you are doing for these 3rd world countries. Very interesting and rich life you are having, I am jealous and missing you so much. Stay safe.

Port Hartcourt, Nigeria- Tháng 9, ngày 24
Ngày hôm qua, Richard ra chợ và mua được con cá. Tôi hỏi anh đó là cá gì vậy? Anh trả lời: “Chỉ đi, tôi giết!” Ảnh nói thật nhanh chả có ai hiểu gì hết. Thì ra đây là con cá bông lau tươi, nằm trong cái chậu lớn, khi anh chỉ con cá anh muốn mua, người bán cá lấy cái chày, đập vào đầu con cá cho nó chết rồi bán cho anh.
Richard có máu hài hước nên những câu chuyện anh kể làm chúng tôi cười ngất ngư. Anh là người nổi danh về nghiên cứu bệnh sốt rét khắp thế giới, anh đã từng sống trên 36 quốc gia nên có biết bao nhiêu điều để kể cho chúng tôi nghe. Ví dụ nhưchuyện nuôi heo tại Papua, New Guinea. Tại xứ này, heo quý như vàng; đàn bà cho heo con bú sữa mình nếu con heo nái chẳng may bị chết. Nếu rủi ro có ai cán chết một con heo trên đường thì đó là một tội tày đình. Khi xe hơi vừa được sử dụng tại Papua, New Guinea, mỗi lần heo bị cán chết, mọi người đều quy tội cho anh tài xế. Nhưng đồng thời tại đây thiên hạ nghĩ rằng xe hơi có cái tánh riêng của nó, muốn chạy chỗ nào thì chạy vì vậy khi họ nghĩ rằng ông tài không điều khiển được chiếc xe, người ta vội vàng nhảy ra khỏi xe trong lúc xe đang chạy cho nên bị gãy xương hoài!
Trong lúc nghe Richard kể chuyện xưa của anh tại Papua- New Guinea, chúng tôi nấu con cá, sau khi giết một lũ kiến trên bếp. Con cá tươi thật ngon, tôi sợ ăn cá tại xứ này vì sông hồ bị ô nhiễm nặng của kim loại và dầu cặn nhưng vì thèm quá, tôi cũng đành nhắm mắt đưa cay!
Trong bữa cơm tối, chúng tôi thường chuyện trò, bàn bạc về những công việc làm trong ngày. Hôm nay chúng tôi nói về một nhóm thanh niên chuyên về việc vận tải bệnh nhân, khênh vác, di chuyển đồ đạc trong bệnh viện. Bệnh viện cao ba tầng, không có thang máy nên các anh này thay thế thang máy để di chuyển bệnh nhân từ phòng cấp cứu lên phòng hoặc từ phòng mổ qua phòng hồi sinh. Nhiều người đoán rằng các thanh niên này có liên hệ với các nhóm quân sự; có người thì nghĩ rằng họ là những sinh viên đại học. Không cần biết họ là ai, chúng tôi rất thích họ và ngược lại họ cũng rất mến chúng tôi; chúng tôi chào nhau bằng các cách bắt tay phức tạp, búng ngón tay, múa men đủ kiểu. Những thanh niên ấy mặc đồng phục màu xanh dương, mang dép và dây thắt lưng hỗ trợ. Họ luôn có mặt và làm tất cả mọi điều chúng tôi cần. Hôm nay, Richard cần một căn phòng họp cho các bệnh nhân trong căn lều sau bệnh viện. Anh chỉ cần nhỏ nhẹ ngỏ lời, thế là anh có ngay một căn lều với đầy đủ ghế và cả cái bàn khám bệnh.
Sáng hôm nay, tôi có vài ca mổ theo lịch trình, thường thường thì các ca mổ nhẹ hay bị hủy bỏ vì các ca khẩn cấp khác. Mỗi ngày, tôi thường bắt đầu bằng các cuộc khám nghiệm trong phòng cấp cứu, ICU, và khu dưỡng thương rồi mới về phòng mổ để bắt đầu làm việc.
Tôi mổ xong 3 ca thì nghỉ để ăn trưa. Phòng ăn của chúng tôi bị dột, mái nhà thiếu một mảnh lớn cho nên khi trời mưa chúng tôi bị ướt mèm. Tôi đang ngồi nhìn trời, ngó đất, chờ cho nhân công quét dọn phòng mổ để bắt đầu ca tới thì có người bác sĩ dưới phòng cấp cứu chạy lên kiếm tôi. Anh ta bảo rằng có người đàn bà bị cá cắn nơi cổ nên tôi phải xuống gấp. Tôi chạy xuống phòng cấp cứu thì gặp một bệnh nhân nữ độ chừng 56 tuổi; bà ta đang ngồi trên chiếc thuyền câu cá, bỗng nhiên một con cá Barracuda phóng lên trời và rơi trên cổ bà ấy. Bà ta bị chảy máu dầm dề. Tôi ép bàn tay mình vào vết thương trên cổ bà và gọi toán vận chuyển để đưa bà lên phòng mổ. Tôi bóp chặt vào vết thương và cùng chạy với toán vận chuyển lên lầu. Khi bà lên bàn mổ, tôi gọi kìm, băng và vòi hút. Bà ta bắt đầu ói mửa, người bác sĩ gây mê phải thọc ống thở vào khí quản ngay tức khắc, nếu bà sống được, chúng tôi phải cho thuốc kháng sinh liền, phòng trường hợp bà bị sưng phổi.
Sau một hồi tìm kiếm, tôi tìm ra mạch máu vỡ và khâu lại, tôi đoán có lẽ bà cũng đã bị mất gần 2 lít máu. Phước đức thay là đại động mạch cổ còn nguyên vẹn, không thôi thì mạng bà ta cũng dứt.
Tôi băng sơ cổ bà bằng một xấp băng dày để cầm máu, thở phào nhẹ nhõm chút xíu. Bây giờ tôi mới có thì giờ mặc áo và găng tay khử trùng rồi che khăn quanh vết thương để tiếp tục công việc. Qua cửa sổ phòng mổ, tôi thấy có người cầm một con cá đưa lên cho tôi xem. Ðây là một con cá Barracuda dài gần một thước. Con cá ấy bay bổng lên từ dòng sông và đụng vào cổ người đàn bà trên thuyền câu. Cô y tá chụp tấm hình con cá trước khi người ta mang nó đi.
Tôi cẩn thận gở mớ băng để kiểm soát thì thấy rằng vết thương của bà vẫn còn rỉ máu. Suy luận rằng bà bị mất nhiều yếu tố đông máu, tôi nhét băng vào dưới vết thương và khâu tấm da cổ phủ bên ngoài. Trong vài hôm, tôi sẽ mở chỉ khâu ra để loại bỏ băng cầm máu khi sức khỏe bà khá hơn đôi chút.
Dù tình trạng còn trầm trọng, sau khi rút ống thở, người bệnh nhân tự thở được, thật là điều khó tin! Bà ta ngồi trong phòng hồi sinh một cách vững vàng cho đến khi chúng tôi thực hiện xong xuôi các ca mổ khác. Nếu bà ta sống được cho đến ngày thứ hai, tôi sẽ giải phẫu cho bà lần nữa.
Ngày thứ bảy tuần này, chúng tôi có nhiều trường hợp khẩn cấp không khác gì tuần trước. Gần 6 giờ chiều, chúng tôi vẫn còn 5 ca mổ cần phải làm, chỉ còn một người bác sĩ gây mê ở lại với tôi và tôi phải cân nhắc nhiều về sự mệt mỏi của các cộng sự viên. Tôi có thể làm việc đến nửa đêm nhưng tôi không thể nào làm việc một mình khi không có bác sĩ phụ tá, bác sĩ gây mê và y tá. Tôi cũng không muốn họ giận mình vì họ phải làm việc quá sức để theo kịp tôi. Hôm qua, người điều phối viên kéo tôi ra ngoài và bảo tôi về nhà để nghỉ ngơi. Tôi mỉm cười rạng rỡ và đồng ý ngay nhưng vẫn phải tiếp tục làm việc đến 9 giờ đêm. Chúng tôi bị nhiều ca khẩn cấp đưa lên từ phòng cấp cứu nên những ca mổ trong thời khóa biểu phải dời lại quá nhiều lần.
Một người bạn thân của tôi là chuyên viên xã hội học, rất lo lắng cho tôi và sợ rằng tôi sẽ bị PTSD (post traumatic stress syndrome-Hội chứng căng thẳng sau chấn thương). Tôi cảm động khi thấy mình được quan tâm và sẽ tâm tình với cô ấy sau khi về Mỹ; nhưng bây giờ, tôi chưa cảm nhận được biến chứng ấy. Tôi cảm tạ ơn trên rằng tất cả các bộ phận trong cơ thể mình còn hoạt động tốt và không đau đớn chi cả, tôi thật vui vẻ khi được giải phẫu nhiều trường hợp khác nhau. Cho đến hôm nay, tôi đã giải phẫu gần cả trăm trường hợp, tôi thật là may mắn vì không có ai bị chết cả. Bác sĩ giải phẫu thường bảo nhau: “may mắn tốt hơn tài giỏi”. Và câu nói ấy thật là đúng trong trường hợp của tôi.
Cập nhật trường hợp người bệnh nhân bị cá cắn: Bà ta 70 tuổi chứ không phải 56 tuổi. Tôi tháo băng cổ cho bà, tôi cảm thấy rất hồi hộp; tôi phải nhờ anh bác sĩ giải phẫu xương phụ giúp vì anh ta có bàn tay lớn, trong trường hợp máu chảy lại anh có thể dùng tay chận ngay. May mắn thay, máu đã ngưng chảy nên tôi tháo băng, đặt ống thoát và khâu lại da. Tôi đưa bà về lại phòng dưỡng bệnh, lo rằng bông băng ép mạnh vào đại động mạch cổ, nơi dẫn máu lên não, nếu bị tắc nghẽn có thể gây ra bệnh đột quỵ. May thay thần kinh não bộ của bà hoàn toàn bình thường và bà ta cũng không bị sưng phổi như chúng tôi đoán.
Tôi giải phẫu nhiều trường hợp bị thương vì vũ khí tại xứ này. Sáng thứ hai, 3 giờ chiều, tôi phải mổ cho một ông cảnh sát bị bắn vào bao tử. Ông ta mập mạp và mới ăn xong một bữa cơm đầy bụng. Tôi nghĩ rằng, nhờ cái bao tử đầy tràn, đẩy các bộ phận khác ra sau nên không có bộ phận nào khác bị thương cả. Tôi khâu hai lỗ đạn trong bao tử, nhờ người bác sĩ gây mê bơm không khí vào bao tử qua ống cao su theo thực quản, từ mũi xuống để biết chắc là bao tử không bị xì hơi. Xong xuôi, tôi phải bỏ ra thật nhiều thì giờ để lượm các hạt cơm vung vãi đầy trên phúc mạc bụng. Không dám nói dối với các bạn đâu nhé, xứ này người ta có tên gọi như : Friday, Saturday, Sunday, Monday và các tên như Peace, Miracle, Miracle Gift, Faith… Người cảnh sát này tên là “Monday”.
Cuối ngày, chúng tôi có thể về lại Mike Alpha (Maison theo tiếng Pháp). Richard đã dọn sẵn thức ăn tối nên sau khi ăn xong, chúng tôi ngồi ngoài sân, uống bia nội hóa, kể lại cho nhau nghe các diễn biến kỳ quái trong ngày. Hôm nay, tôi nghe thêm được một danh từ mới: “Alpha Papa”, có nghĩa là “Airport”, nơi tôi sẽ ra đi trong 12 ngày tới. Tôi cảm thấy buồn vui lẫn lộn, tôi yêu thích nơi đây nhưng tôi cũng quá sức mệt mỏi. Thời điểm này là một thời điểm thật điên loạn trong đời tôi và tình trạng ấy sẽ còn tiếp tục thêm mười hai ngày nữa. Tại đây, tôi không vào được internet thường xuyên nên tôi thường viết vẩn vơ và quên bẵng nhiều điều. Hôm nay, tôi viết toàn là tin bi thảm và phẫu thuật, nếu bạn không muốn đọc thì thôi. Tôi viết cho các bạn nhưng cũng là để giải tỏa đầu óc mình hầu còn can đảm tiếp tục con đường tương lai.
Ngày thứ hai, tôi có ít nhất là 15 ca mổ trong chương trình dự định nhưng nào ai biết được đêm nay chuyện gì lại xảy ra!
Chủ nhật là ngày chúng tôi đi đến nhà hàng “Con Voi Xanh”, nơi chúng tôi ăn uống, nhậu nhẹt bên cạnh hồ tắm sau khi làm xong các vụ mổ khẩn cấp. Hai chủ nhật trước, tôi được hưởng thú vui ấy, được bơi trong hồ tắm rất sảng khoái. Chủ nhật này, dù rất mệt mỏi vì người bệnh nhân bị cá cắn, tôi phải đi vào bệnh viện lúc 9:30 sáng để thăm bệnh nhân. Người đàn bà bị cá cắn có số lượng hồng huyết cầu là 13, có nghĩa là rất khả quan. Bà ta tỉnh táo và nhận thức được mình là ai và đang ở đâu và cho biết rằng bà 70 tuổi.
Một ca bị đạn bắn giữ chúng tôi lại bệnh viện cho tới 5 giờ chiều cho nên chúng tôi không đi đến “Con Voi Xanh” được nữa. Về nhà, tôi tập Yoga trong khi Richard nấu ăn trong bếp. Anh ta nấu mì ống, cá ngừ và tương đỏ. Chúng tôi uống bia lạnh, ăn đu đủ vắt chanh và chút rượu Vodka tráng miệng, tôi ăn thêm mấy lát chuối khô giòn, không có tinh bột nên khỏi sợ dị ứng.
Lúc chiều, sau cuộc giải phẫu rất thương tâm, tôi gần bật khóc, tôi phải tự trấn tĩnh và nhủ thầm – đừng nghĩ ngợi xa xôi nữa. Bây giờ tôi sẽ kể lại cho bạn nghe câu chuyện ấy.
Một người cảnh sát vừa mới bị bắn. Trong phòng cấp cứu, tôi nói chuyện với ông ta vài câu và thấy có một cảm tình tốt và nồng ấm với nạn nhân. Ông ta bị bắn bằng súng máy liên thanh, đạn tỏa ra kiểu Kalishnikov (AK47). Kết quả là 4 mảnh xương chậu bị vỡ, hai xương đùi bị gãy, viên đạn thoát ra ngã hậu môn, phá ống dẫn nước tiểu và tiền liệt tuyến.
Tuần này, đây là lần thứ hai tôi phải làm thủ thuật mở thông ruột kết (colostomy- nối trực tràng ra ngoài bụng để phân thoát ra lối khác) cho hai ông cảnh sát bị đạn bắn.
Làm xong phần việc ấy, tôi đặt ống vào bàng quang qua ngả dương vật thì không biết ống dẫn đi đâu vì các bộ phận bị thương tích rối loạn trong phần bụng dưới. Tôi bèn phải mổ một đường rồi mới đem ống tiểu đặt vào bàng quang bằng cách cắt một lỗ nhỏ trên bụng để đưa nước tiểu thoát ra từ lối ấy. Bây giờ chúng tôi có thể đo lường dung lượng nước tiểu của người bệnh. May mắn cho ông ta là hai quả thận không hề hấn chi và nước tiểu trong trẻo, không có máu. Từ năm 1990 đến bây giờ tôi mới có dịp khâu bàng quang cho bệnh nhân, phẫu thuật chẳng có gì mới lạ cả.
Trước khi khâu màng bụng, tôi và hai người bác sĩ giải phẫu khác cố gắng đưa ống tiểu về lại chỗ cũ vì ai cũng mong cho người bệnh nhân đi tiểu ra lối dương vật; thế nhưng dù cố gắng mấy chúng tôi cũng không làm được nên đành chịu.
Hôm nay tôi chưa ăn điểm tâm, đó là một điều thật ngông cuồng và dại dột. Trong lúc các cộng sự viên đặt bệnh nhân lên vị trí mới để giải phẫu hậu môn. Tôi nghỉ một chút để ăn nắm đậu phọng, uống một lon coca và một lon pepsi người nữ điều dưỡng cung cấp; ăn uống xong, tôi lại mặc áo và găng tay khử trùng để làm tiếp phẫu thuật mới.
Ngồi trên cái ghế đẩu trước hậu môn nạn nhân, hai chân ông ta gác hai bên, cong queo với hai cái xương đùi bị gãy, tôi dùng cái ống chích lớn, bơm 5 lít nước qua ngả hậu môn để rửa vết thương, rồi dùng mấy ngón tay mình, lôi ra ngoài các mảnh xương vụn. Xong xuôi, tôi đút ống thoát và nhồi băng cầm máu. Khi ông ta tỉnh dậy, tôi nhờ các anh vận chuyển khiêng ông qua phòng hồi sinh.
Người cảnh sát này dù vẫn còn sống nhưng tôi thật lo lắng cho tương lai của ông ta. Ngày mai, tôi phải mổ cho ông thêm một lần thứ ba! Ðôi khi tôi tự hỏi: Trong vài trường hợp, việc mình làm có tạo thêm nỗi đau khổ hay chăng nếu bệnh nhân được sống sót?
Về nhà trọ, tôi tập yoga một tiếng đồng hồ rồi xuống ăn tối. Tôi xem sơ chương trình ngày mai thì thấy rằng mình phải khâu bắp thịt che khúc xương chân cho một bệnh nhân, nếu không làm như vậy thì bệnh nhân sẽ không đi được. Tôi khá vui vì nhờ xem tập video bằng tiếng Pháp để học hỏi mà tôi đã thành công trong 4 cuộc giải phẫu loại này trong những tuần qua.
Tên bệnh nhân xứ này rất khó nhớ nên chúng tôi đặt các tên gọi cho dễ nhớ như:
Ông Lá – Người gãy chân và đùi, lá dính đầy cả tủy xương trong tai nạn xe hơi. Tôi thấy làng này có hai bảng Stop nhưng không có đèn và cũng không ai chịu ngừng lại khi thấy bảng Stop cả, vì thế có rất nhiều tai nạn gãy chân.
Ông Thuyền – Người bị dây buộc thuyền cắt ngang đùi, gãy cả xương.
Ông Súng Bắn – Người nhập viện cùng ngày với Ông Lá.
Bà Mập Gãy Ðùi – Người bị tai nạn xe.
Ông Dơ Nhớp – Người bị đất nhét đầy trên xương ống chân.
Tuần vừa qua, các ca mổ quá trầm trọng cho nên các ca mổ của hai tuần đầu tiên thật quá dễ dàng.
Sau 3 tuần, tôi hoàn tất 92 ca giải phẫu.
Cuối tuần thứ 4, tôi rời Nigeria. Trước rạng đông, chiếc xe Toyota Land Cruiser một lần nữa lại chở chúng tôi vào phi trường Port Hartcourt, tại đây chúng tôi bay lên Abuja. Abuja là địa điểm chúng tôi họp lần cuối để trả lại “kidnapping kits”(1), nhận lại sổ thông hành và các thứ lặt vặt chúng tôi nhờ cất giùm. Từ chốn ấy, chúng tôi tản mát như những viên ngọc trai bị đứt dây. Tôi phải chờ tại phi trường Abuja 12 tiếng đồng hồ cho chuyến bay về Mỹ. Tôi nằm trên tấm nệm tập yoga dưới bóng cây mát mẻ, hoàn toàn không muốn làm gì hết và cảm thấy rất khỏe.
Nigeria đối với tôi giống như một bản nhạc ngắn, sống động nhưng chấm dứt một cách đột ngột. Tôi nhớ lại bài nhạc xưa của Jackson Browne: …it’s like a song I can hear playing right in my ear, I can’t sing it, but I can’t help listening…”
Patrick Point – California. 10-13-2011
Sáng nay, một ngày “bình thường”, sau khi đưa Ruby – con gái tôi – đi học. Trên đường về nhà, tôi và hai con chó ngừng lại Clam Beach. Tôi chạy với đôi chân trần trên cát, cùng với Roxanne và Little Bit. Chúng tôi chạy tuốt lên địa điểm sông Little River chảy ra giáp biển; tôi lượm các nhánh cây để thảy cho mấy con chó. Tôi hòa mình trong màn sương sớm và chiêm ngưỡng ánh sáng long lanh kỳ diệu muôn màu của vạn vật.
Gần đây, nước dâng cao từ nam hải nên vùng biển nơi tôi ở sóng rất lớn. Sóng đưa vào bờ từng đống rong biển nằm rải rác trên cát. Hôm nay tôi mang về 15 cân rong biển vì tôi có học cách bảo tồn và sử dụng rong biển. Rong biển rất bổ và chứa nhiều chất đạm. Mua trong chợ rất đắt nhưng vì ở gần biển nên tôi chỉ cần ra lượm rong về để ăn.
Tất cả mọi thứ quanh tôi thật là sạch sẽ, không gian rộng rãi, xanh tươi. Tôi chưa biết mình có bị PTSD hay không sau một tháng giải phẫu các vết thương chiến trận; sự tương phản giữa hai thế giới làm tôi chóng mặt. Khi tôi trở về chỗ đậu xe, tôi thấy một người đàn bà với một con chó Labrador già. Bà trải cái thang từ xe xuống để cho con chó có thể dễ dàng trèo lên thùng xe truck. Thùng xe thật sạch, tấm thảm con chó nằm cũng sạch. Gần đây, tôi nhìn thấy quá nhiều người bất hạnh, họ rất thèm muốn được sống trong cái thùng xe truck ấy mà không được!
Sự tương phản… của hai đời sống, từ hai đại lục như trắng và đen. Đó là kết quả tôi cảm nhận sau thời gian tôi tình nguyện với Hội Y sĩ không biên giới tại Nigeria.
Chú thích của Nga:
Sau khi về Mỹ, Jane bị bệnh, nhiễm các chất độc vì tình trạng ô nhiễm nặng tại Nigeria. Cô đang ở nhà dưỡng bệnh một thời gian. Hàng ngày cô đưa con đi học, săn sóc mấy con gà, con chó. Cô trồng rau, bửa củi… cô tập yoga và chạy bộ. Cô kể rằng từ ngày về Mỹ, cô không còn ý chí và tham vọng gì nữa cả! Có lẽ cô cũng như tôi, mỗi lần ở Việt Nam về, tôi cũng không còn vui vẻ mua sắm ăn chơi như ngày xưa nữa. So với cô, công việc tôi làm chỉ là một, công việc cô làm khó hơn cả trăm lần. Ngôn ngữ nghèo nàn của tôi không thể nào diễn tả được sự bao la và quảng đại của tâm hồn cô được.
Tôi nhớ những ngày đứng trên triền đồi nhà cô, tôi nhìn ra biển thái bình xanh ngắt, nắng sớm, chiều vàng, sóng bạc, thông reo. Bình an và hạnh phúc bên bờ biển này- bên bờ kia, sự tương phản như đêm và ngày. Quý thay, những người như Jane và bạn cô đã hy sinh, đem một chút ánh sáng vào màn đêm tăm tối ấy. Cảm ơn Jane.

TÔN NỮ THU NGA

Chú thích:
(1)Kidnapping Kit: Vật dụng phòng thân, tiền mặt, thuốc đau bụng, giấy tờ cá nhân v.v… trong trường hợp bị bắt cóc

Pleiku đất đỏ

tonnuthunga

Trong trí nhớ của tôi, Pleiku là một thành phố đất đỏ, mưa lạnh và những người mẹ Ra Ðê đeo gùi hoặc cõng con trên đường ra chợ. Pleiku là mùi dầu nóng mẹ xức lên ngực tôi dưới mấy lần áo nỉ. Pleiku là chốn rừng xanh ngút ngàn thông và những con cọp đêm đêm lảng vảng trong cánh rừng sau nhà, tiếng cọp gầm văng vẳng trong màn đêm u tịch và huyền bí.
Sau mấy năm ở Huế, năm 1958 ba tôi đổi về làm Quận Trưởng quận Lệ Trung, ông dẫn gia đình nhỏ của mình gồm có mẹ tôi, bà Vú, hai chị em tôi và vài cô giúp việc lên miền cao nguyên. Họ hàng và người trong làng ngoài Huế lại thêm một lần xuýt xoa lo sợ cho chúng tôi vì đối với họ: Pleiku là chốn hùm thiêng, nước độc, ma Cà Rồng và mọi rợ đầy dẫy.
Ba tôi là người can đảm lắm, khi còn trẻ, ông chu du khắp miền Việt Bắc vì ông thích nhiếp ảnh và du lịch. Lập gia đình được một năm, lúc tôi vừa ra đời thì đất nước chia đôi, ông từ chối chủ nghĩa cộng sản, trốn chạy về miền tự do. Vì thế, ông không còn sợ gì nữa nhờ những kinh nghiệm gặt hái trong tuổi thanh niên của mình.
Từ ngày dọn lên Pleiku, bà vú bận bịu sắp đặt nhà cửa, phân phối công việc cho hai cô giúp việc, thêm phần săn sóc hai đứa trẻ và cả mẹ tôi. Mẹ tôi người ốm yếu, dễ đau bệnh và đang thai nghén nên lúc nào cũng nằm trên giường. Bà vú phải nấu sâm nhung, cao hổ cốt, ép nước thịt cho mẹ tẩm bổ hoài. Thỉnh thoảng có người đi săn về, ghé bán gạc nai cho mẹ, tôi thích lấy ngón tay vuốt ve những cái sừng nai non, lông tơ vàng nâu mượt như nhung.
Bà Vú dùng mấy cái sừng nai nấu thành một chất nhựa dẻo, màu nâu như mạch nha cho mẹ dùng hàng ngày. Tôi tưởng ngon, lấy chiếc đũa vích một chút để ăn vụng thì ra nó nhạt nhẽo và dở ẹt.
Căn nhà của chúng tôi nằm trên một cái sân rộng, phía sau nhà là bìa rừng. Từ ngoài đường nhìn vào, bên phải là dãy văn phòng Quận, bên tay trái là trại gia binh, những người lính trong trại này là những người có nhiệm vụ bảo vệ, canh gác cho khu vực chúng tôi, văn phòng của ba tôi và dinh Tỉnh Trưởng.
Hàng ngày, từ hàng hiên, tôi ngóng nhìn qua trại lính, thấy các bà vợ lính phơi áo quần, giặt giũ, nấu nướng, đốt rác… những đứa trẻ bên ấy chơi đùa rất vui, nhưng bà vú không bao giờ cho tôi ra nhập cuộc vì thế tôi không có bạn bè gì cả. Em Dung tôi mới vừa hai tuổi, cả ngày chỉ được chơi lẩn quẩn trong nhà với mẹ. Pleiku trong những năm ấy còn hoang vắng lắm, nhìn quanh toàn là rừng xanh và đất đỏ, cây muồng, cây thông cao ngất trời. Trên mảnh đất trơ trọi trong sân quận, chẳng có gì đẹp đẽ, trước sân nhà chỉ có một đám cỏ dại thật cao. Mỗi chiều, sau khi tắm gội, vì tóc còn ướt bà vú che cái khăn dài lướt thướt trên vai tôi, tôi ra đám cỏ đi dạo loanh quanh một mình, giả bộ làm nàng công chúa đi dạo trong vườn thượng uyển. Nàng công chúa nhỏ lúc ấy có những giấc mơ và hình ảnh gì trong tâm trí tôi không còn nhớ nữa, nhưng chắc là trong giấc mơ của cô có những đứa trẻ khác đến chơi đùa với mình.
Là con gái cưng của ba mẹ và bà vú nên tôi vòi vĩnh đủ điều. Ba thấy tôi buồn, dẫn ra phố mua cho con búp bê tóc vàng, mắt xanh, biết nhắm mắt, mở mắt. Một con búp bê nhập cảng rất đắt tiền mà mẹ tôi bảo rằng chưa có đứa con gái nào ở Pleiku có cả. Thế nhưng tôi cũng không chơi với búp bê, tôi lẩn quẩn đi theo bà vú và các cô người làm, xem họ nấu ăn, nghe họ kể chuyện ma cà rồng, chuyện cọp bắt người. Ma cà rồng thì tôi sợ lắm nhưng cọp thì tôi không sợ nhiều vì tôi thấy hoài. Ba tôi thích săn bắn nên ông thường tổ chức các cuộc đi săn và hay dẫn tôi theo. Tôi được giao cho một người đàn ông Ra Ðê bảo vệ, Ông ta để tôi ngồi trên cổ và nhắc cho tôi cúi rạp mình khi đi qua dưới các cành cây thấp. Có lần tôi thấy con cọp nhảy qua suối nước, tôi kêu lên thì nó đã chạy mất dạng. Lần khác, ba tôi đem về một con cọp đã chết, nằm dài sau thùng xe Land Rover. Chú tài xế nâng tôi lên để tôi vuốt ve con cọp, nó nằm hiền lành như đang ngủ. Mẹ tôi tin rằng nếu ăn thịt cọp thì sẽ được trở nên can đảm, dũng mãnh như cọp nên bà đã cho chúng tôi ăn một chút thịt cọp bằng cách phỉnh gạt tôi rằng đó là thịt bò.
Cạnh trường mẫu giáo tôi học, có một cánh đồng cỏ trống, lưa thưa vài cây đại thụ. Dưới tàng cây là chỗ thợ săn mổ cọp để lấy da. Bọn trẻ con chúng tôi tò mò chạy ra xem. Mùi cọp rất hôi thối khi bị mổ bụng, mùi hôi thối đó đuổi chúng tôi chạy trở về trường học, chả cần đợi mấy ông thợ săn la hét gì cả.
Năm ấy, đứa em trai đầu tiên của tôi ra đời, tôi không nhớ rằng mẹ tôi có thai, tôi chỉ nhớ ngày sanh em vì mẹ tôi sanh nó ở nhà, trong căn buồng nhỏ có tấm màn che khung cửa ra vào. Hôm ấy, tôi không được ai ngó ngàng đếm xỉa gì cả, vì ai cũng bận rộn với mẹ. Tôi ngồi ngoài hiên sau nhà, nhìn cây bông gòn đang trổ hoa và nhìn đám rừng xanh ngắt mênh mông xa xa. Cây bông gòn có nhiều trái khô, bụ bẫm nứt nẻ, phô ra ngoài đám bông tơ trắng xóa. Những ngày trời có gió là những ngày vui nhất của chúng tôi vì các bông gòn rơi xuống bay bay trong sân gạch, chúng tôi chạy đuổi theo những chùm gòn để dành cho mẹ nhồi gối. Ban đêm, khi ăn tối xong, cả nhà xúm lại nhặt hột gòn, để lại nhúm bông gòn mềm mại và mẹ may cho mỗi người một cái gối bông. Ba tôi thì được thêm một cái gối ôm tròn và dài mà chúng tôi hay giành nhau làm ngựa để cưỡi.
Ngồi mãi không thấy bông rụng, tôi lững thững vào nhà tìm mẹ, thấy đông người chộn rộn trong căn phòng nhỏ, tôi lẻn vào xem. Tôi không nhớ mình thấy được điều gì, nhưng những tháng ngày sau đó, tôi thường nắm tấm màn che cửa, xoắn tròn lại và khoe với mọi người rằng đó là cái cuống rún của em tôi. Ba tôi đặt tên ở nhà cho em là Ðoan Dương vì nó sinh vào ngày mồng năm, tháng năm âm lịch.
Năm 1959, tôi học lớp mẫu giáo cạnh nhà thờ chính tòa, ngôi thánh đường cũ xưa, màu đá xám. Tôi đi học mà chỉ mong cho tới giờ ra chơi. Mỗi ngày tôi hay cùng các bạn leo trèo quanh những bậc cấp hoặc các cột đá bên vách nhà thờ, chạy đuổi bắt, tập nhảy dây, chơi lò cò và cút bắt. Tôi ham chơi hơn ham học, biết vậy, ba tôi mướn thầy giáo đến nhà dạy kèm. Ðối với tôi đó là một cực hình ghê gớm trong hai giờ mỗi buổi chiều trong tuần
Mỗi buổi sáng, mẹ sửa soạn cho tôi đi học, mẹ thắt tóc tôi thành hai cái đuôi sam, xoa đầu nóng trên lưng trên ngực, mang vớ, mặc áo nỉ, áo mưa rồi tôi được cô giúp việc nắm tay dắt lên trường học. Ðường tôi đi học là con đường đất đỏ, hai bên rừng cây cao ngất đối với một đứa trẻ mới vừa năm tuổi. Trên đường thỉnh thoảng có người đi xe đạp, phần nhiều là trẻ con đi bộ cùng với những người Thượng quẩy gùi ra chợ. Trong gùi của họ đầy măng non, rau cải, bầu bí, mấy trái mít thơm tho và trái bầu khô đựng nước uống.
Ðàn ông Thượng chỉ mặc có cái khố, đeo cung tên trên vai vì thuở ấy họ chưa có súng ngựa trời như hiện tại. Ðàn bà đèo con nhỏ sau lưng, tay dẫn mấy đứa lớn hơn, cũng mang gùi như mẹ chúng. Họ mặc váy màu đen, áo che ngực, chân tay đeo kiềng đồng. Lũ bé con cũng đeo vòng ở cổ chân. Một hôm có người cho tôi một chiếc kiềng đồng, tôi đeo về nhà thì bà Vú tỏ ra sợ hãi lắm. Bà cho rằng tôi sẽ bị thư yểm bởi người Thượng nên bà lấy mất. Mấy cô giúp việc bảo tôi rằng mấy bà Thượng mặc váy để dễ đi tè, họ còn dang chân biểu diễn cách đi tè của đàn bà Thượng rồi cười khúc khích. Tôi chưa thấy bà Thượng nào đi tè ngoài chợ cả. Vả lại có làm như vậy cũng là chuyện thường tình. Muốn tìm ra cầu tiêu ở Việt Nam bây giờ cũng còn khó khăn huống chi chuyện năm mươi năm xưa!
Khi các quân nhân bắt đầu ra cầm giữ các chức vụ hành chánh thì cũng là lúc ba tôi được thuyên chuyển về Nha Trang. Người Quận Trưởng mới về thay thế ba là chú Tôn Thất Việt Hùng. Chú thím hay qua nhà thăm viếng ba mẹ tôi. Tôi chỉ nhớ là chú rất oai trong bộ áo trận và thím là một người đàn bà thật sang và đẹp. Trong giai đoạn chờ đợi giấy thuyên chuyển, ba tôi thuê một căn nhà ngay trước chợ. Nhà này nằm cạnh tiệm chạp phô bán sỉ cho các bạn hàng, trước tiệm có sân rộng tráng xi măng, chủ dùng để phơi mè, phơi đậu.
Dạo ấy ba tôi đang gây giống chó Berger, nguyên một gian phòng trống chỉ dành cho con chó cái, chị ta mới cho ra đời một bầy chó con, mắt chưa mở, bò lúc ngúc quanh con chó mẹ. Con chó cái hung dữ lắm, chỉ nghe lời ba tôi thôi, nên hàng ngày ba tôi phải mang thức ăn vào cho nó, mấy người làm ai cũng sợ bị chó cắn. Lũ trẻ con chúng tôi cũng chỉ lấp ló nhìn bọn chó con, xuýt xoa thèm muốn nhưng không đứa nào được đụng vào lũ chó quý của ba. Mỗi buổi sáng, bốn đứa trẻ con được ăn mỗi đứa một cái trứng gà luộc và uống một cốc sữa thì mỗi con chó con cũng được ăn một trái trứng gà sống trộn sữa. Chú Hùng nói đùa rằng: “Anh thật là công bằng, nuôi chó cũng giống như nuôi con”.
Khi chó lớn lên khoảng mấy tháng thì bạn bè của ba đến nhà xin về nuôi và dạy chúng nó giữ nhà. Ba chỉ giữ lại hai con chó đen tuyền cho mình. Ba cho tôi đặt tên cho chúng, Tôi gọi con chó đực là Kiki và con chó cái là Mimi, mẹ chúng nó tên là con Lou Lou. Tôi thích con Mimi vì nó mập mạp và hiền từ lắm. Tôi hay ôm ấp và chơi với nó; con Kiki dữ tợn và hay chạy theo chúng tôi trong lúc chơi đùa, có khi nó đẩy chúng tôi té trầy cả đầu gối.
Bây giờ ba mẹ có hai gái, hai trai, bà Vú già và hai cô người làm, hai con chó cái, một con chó đực. Vì ở ngay trước chợ nên bà Vú bảo vệ chúng tôi và các con chó một cách thận trọng. Bà sợ rằng nơi thị tứ, kẻ đi qua người đi lại, chúng tôi sẽ bị bắt cóc mất. Khi bà đi chợ, tôi hay đòi theo, bà nắm tay tôi thật chặt và không cho tôi đến gần mấy người thượng vì sợ “mọi ếm”, hoặc giả bà chỉ dọa tôi vì không muốn tôi chạy lăng quăng rồi đi lạc. Tánh tôi lơ đãng lắm, có lần trong học bạ bị cô phê: “Thông minh nhưng lơ đãng”. Tôi không đồng ý chút nào vì lời phê ấy, tôi cực kỳ tò mò và hay suy nghĩ vẩn vơ những gì tôi thích và cần biết; khác một cái là điều tôi thích và cần biết ấy nó không nằm trong qui luật của trường học, gia đình và xã hội đặt ra.
Với vấn đề trên, tôi nhớ đến câu chuyện vài năm trước. Khi mới lên Pleiku được mấy tháng, có người nhân viên trong quận đem tới nhà một cô người thượng chừng 16 tuổi, cùng tuổi với mấy cô giữ trẻ trong nhà. Ba mẹ đồng ý nuôi cô, trả lương tháng, dạy cho cô cách sống của người Việt. Mẹ và bà Vú dạy cô cách ăn uống, tắm rửa, may cho cô mấy bộ áo quần mới kiểu người Việt để giúp cô được hội nhập vào xã hội mới nhanh chóng hơn. Sau một tuần, cô bỏ nhà, chạy trốn về bản thượng. Bà vú bảo tôi rằng: “Nó không thích mặc quần nên không muốn ở với người Kinh”. Ngày còn bé, tôi tin tất cả mọi lời bà Vú dạy. Bây giờ tôi nhận ra rằng: cô bé ấy nhớ rừng, nhớ bản, nhớ mấy con heo, con gà, nhớ bếp lửa rơm, nhớ hũ rượu cần, nhớ những sườn đồi mây phủ, nhớ mùi hương của lá của hoa sau cơn mưa rừng dào dạt… ngàn nỗi nhớ như vậy, làm sao cô cam lòng khi bị giam hãm chốn thị thành.
Tôi có một con bạn láng giềng tên là Huê, nhà nó ở ngay sau căn nhà chúng tôi đang thuê, hai đứa trạc tuổi nhau. Mùa hè chơi lúc rúc suốt ngày, khi tại nhà tôi, lúc qua nhà nó. Mỗi khi mẹ nó hoặc bà vú ghé miệng qua hàng rào réo tên đứa này hoặc đứa kia để sai vặt hoặc về ăn cơm trưa, cơm chiều chúng tôi mới chịu rời nhau. Tôi thích qua nhà con Huê hơn là ở nhà mình, vì ba mẹ con Huê ít khi có nhà. Nếu chơi ở nhà tôi, bà Vú hay nhòm ngó và mấy đứa em tôi theo khuấy phá không chịu nổi. Nhà con Huê nghèo lắm, không có giường ngủ, cả nhà ngủ trên mấy chiếc chiếu trải dưới sàn xi măng và mùng giăng theo mấy sợi dây thả từ mấy cái kèo trên trần nhà. Khi ăn cơm, cả nhà ngồi quây quần dưới đất, quanh cái mâm. Tuy vậy nhà Huê rất sạch sẽ, sàn xi măng láng bóng và mát rượi, có nhiều lúc buồn ngủ, tôi nằm thiếp đi trên sàn nhà. Tuy vậy tôi không thích mẹ con Huê lắm vì bà ấy hay gọi xách mé tôi là “con nhà giàu”. Ba chữ này dày vò tâm trí tôi và làm tôi mang mặc cảm của người tội phạm. Dần dà tôi không qua nhà con Huê nữa, nó cũng không qua nhà tôi vì sợ bị chó cắn và bị bà Vú la chuyện dụ dỗ tôi đi ăn trộm mè. Hai đứa ngồi chơi búp bê, làm bánh đất sét, trao đổi đồ chơi… hai bên hàng rào, cho tới khi ba mẹ tôi dọn nhà về Nha Trang cuối mùa hè năm ấy.
Tôi hoàn toàn không nhớ chuyến dọn nhà về Nha Trang. Trí tưởng tôi bị chận đứng và vùi lấp một khoảng thời gian. Có thể sự đổi dời đã cho tôi một kinh nghiệm đau thương nào đó. Tôi chỉ nhớ các nhân viên quận, các bạn bè của ba mẹ, xoa đầu mấy bọn trẻ con và xuýt xoa:
-Sướng hỉ, về Nha Trang ngày mô cũng được ăn cá tươi!
Lạ thật, ăn cá thì có chi là sung sướng chớ? Ðối với tôi, đi săn cọp, săn nai và ăn thịt nai khô nướng trên lửa rượu cồn ngon hơn cá đến mấy mươi lần!!!
Sống trong thành phố biển mười sáu năm thì ba tôi mất tại Nha Trang, một năm sau ngày mất nước. Mẹ tôi mất tại California năm 2000. Tôi không còn ai để trả lời cho mình những câu hỏi muộn màng, tôi không còn ai trao lại cho mình những hình ảnh êm đềm của ngày thơ ấu nữa.
Ba mẹ của tôi giống như là một cuốn tự điển để tôi tra cứu về kỷ niệm, hình ảnh trong quá khứ của mình, nay đã bị đốt cháy mất rồi.
Bây giờ, dưới ngòi viết tôi, tôi chỉ còn ghi lại được một mớ kỷ niệm vụn vằn, một chút bụi đỏ của Pleiku trong ký ức.
Bài hát của tôi cho Pleiku không phải là “ Em Pleiku má đỏ môi hồng…” mà như thế này:
“ Em Pleiku da nâu mắt sáng,
buổi mai nào dạo dưới ngàn thông,
theo chân bước nhạc kiềng loảng xoảng,
về bản rồi em nhớ tôi không?
Em không nhớ nhưng mà tôi nhớ,
và một ngày tôi sẽ về thăm.”
Một ngày nào đó tôi sẽ về, vai đeo ba lô, tay cầm máy ảnh. Chưa chi mà lòng đã bùi ngùi, tiếc thương những ngày thơ ấu xa vời. Tôi còn nhận ra cái nhà xưa, con đường cũ, thánh đường im vắng hay không ? Có con hổ nào nằm chết dưới tàng cây, chờ người đến banh da, xẻ thịt? Có anh thượng nào vươn vai bắn nỏ? Có cô thượng nào mang gùi ra chợ? Chắc tôi sẽ không tìm ra được nữa vì tất cả chỉ là hoài niệm mà thôi!

TÔN NỮ THU NGA
(Tháng Giêng-2015)

TRONG CÕI TRỜI NÍN THINH

 

tonnuthunga

Mộng nào rũ cánh thơm
Trên má hồng yêu mị
Trên môi ngậm tình buồn…

Tình nào bay qua tim
Phai trong mùa hoa cũ
Nhạt nhòa như dấu chim
Úa mềm như lá rũ

Hồn nào sầu như đêm
Mịt mù sao nho nhỏ
Hoàng hoa rụng bên thềm
Cầm tay nhau bỡ ngỡ

Tay nào đếm mùa thu
Vòng trăng ôm lạnh giá
Mà cứ ngỡ rằng như
Người về trong nguyệt dạ…

TÔN NỮ THU NGA

LỜI CUỐI CHO BA

tonnuthunga

Ngày cuối năm, con nghe tin ba mất.
Vực sâu nào mở rộng dưới chân con,
Đời mênh mông con vẫy vùng xuôi ngược,
Nào hay đâu năm tháng đã phai tàn.

Con vẫn biết cuộc đời ba chiến sĩ,
ba kiên trì tranh đấu đến cùng thôi,
nhưng tự do bây giờ đâu có nữa,
nên kẻ thắng ba, ngự trị mất rồi.

Thôi ba ạ, hãy nhắm đôi mắt lại,
Hồn oan khiên không thỏa nụ môi cười,
Con phương xa không được nhìn lần cuối,
Hẹn gặp nhau vùng cát bụi mù khơi.

Thuở còn bé ba dạy con chử nghĩa,
Sống vô vi, hành xử thế trung dung,
rằng sinh ký , tử quy, con vẫn nhớ,
rằng con ngoan, học giỏi, ba mừng!

Ba hay kể: từ chiến khu về lại,
Bao gian nan, rừng rú phải xuyên qua,
Bao ánh mắt dỏi theo từng vết bước,
Nhưng Ba quyết tìm ánh sáng tự do.

Thế là ba dẫn mẹ ra đi,
Tay ẳm con còn bé nhỏ biết gì,
Nhoẽn miệng con cười, trong tay ba ấm,
Vạn dặm trường lòng vẫn sắt gan thi.

Nay ba cho con tự do của riêng mình,
Vùng quê nghèo ba ở vẫn đẹp xinh,
Con vượt trùng dương tìm đất mới,
Ba ở lại cùng tiên tổ anh linh.

Ba mất đi, lòng con héo mòn,
Đời cũng mất rồi một kẻ đấu tranh,
Ba yêu tự do, căm thù chủ nghĩa,
Chí anh hùng nên sống quá mong manh!

Tôn Nữ Thu Nga ( viết sau ngày ba mất cuối năm 1976)

HOÀI NHÂN

 

tonnuthunga

Ngậm trên môi một nỗi sầu
Em đi vào lòng tình dại
Hái bên đời cọng cỏ khâu
Vất xuống giòng sông ngần ngại

Nuôi dưỡng từng chút ngậm ngùi
Tình nho chưa vừa tay hái
Tóc dài sợi buồn nổi trôi
Gió mùa hạ về rất mới

Tay đếm những mùa thu phai
Ngóng về một phương nào đó
Hình như có cơn buồn dài
Trong lòng reo từng tiếng nhỏ

Đã quên một quãng đời hồng
Có nửa mảnh trăng đầu núi
Xuống tắm lại giòng sông xưa
Kỷ niệm từng giây bối rối

Có còn lại một chút gì
Hương xưa còn thơm mùi mật
Tình yêu như cọng rơm khô
Đã cháy nồng nàn trong mắt …

TÔN NỮ THU NGA

TÀN TRO

tonnuthunga

Trong quá khứ những tàn tro lạnh lẽo
Bay theo ta, bay mãi đến bây giờ
Dù tay em có đầy than lữa đỏ
Chẳng giúp lòng ta ấm giữa cơn mơ

Khi ta bước trên con đường cỏ dại
Hồn ta chùng theo mấy dấu chân qua
Lá vẫn reo bên tai ta rất khẽ
Nhưng hỡi em, vui chẳng đến bao giờ.

Khi em đến dẫu than tàn sưởi lạnh
Dẫu hoa mưa đã nở trắng bầu trời
Dẫu ta buồn vì những nỗi đơn côi.
Dẫu mối tình xưa ngỡ đã phôi phai

Ta ôm ấp chuổi tháng ngày ảo mộng.
Chắp cánh bay , ta qua trời biển rộng,
Chỉ vì em, em biết, chỉ vì em
Rồi ta đứng cuối chân trời hoài vọng.
Với nỗi buồn và nỗi nhớ nhung thêm.

TÔN NỮ THU NGA

Niệm khúc

Ta xuôi nguồn sông tìm mưa ngàn
Mây hồng hoang đưa tình yêu sang
Mưa nhỏ dột lòng ai kỷ niệm
U hoài vừa mênh mang, mênh mang

Môi em còn thơm tình ngày nào
Ta lãng du đời ta xanh xao
Con sóng vỗ mòn bia đá cũ
Đời cũng dần tàn không âm hao

Chân ta về bóng đổ cây xưa
Chiều lênh đênh tình nào nhạt mờ
Trong tim ta tràn đầy ảo mộng
Người đốt đèn soi lòng hay chưa?

Ta cứ ngỡ tình ta còn đầy
Tình phai rồi hay tình chưa phai
Đêm một mình ta nghe sóng vỗ
Bờ đá cũng mòn sao đá không hay?

Tôn Nữ Thu Nga (1972)

Người vũ nữ múa cột.

 Tôn Nữ Thu Nga

TietHo20140202-24227_450x72

(Tranh Tiết Hồ)

Người đàn bà trẻ hôm nay vào bệnh viện thăm con. Cô ta đã khoẻ sau mấy hôm về nhà dưỡng sức; được ngủ nhiều, không phải thức khuya dậy sớm nên cô mau lại sức, sau cơn bệnh cúm.

Sáng nay cô mặc áo sơ mi trắng và quần jean. Áo không trắng lắm, quần xanh bạc màu, cũ và xơ xát; phía bâu dưới áo, lòi ra cái áo lót chẽn, vàng vọt, cáu bẩn. Thấy tôi nhìn, cô bẽn lẽn giải thích rằng vì cô vừa mới bị mổ nên phải dùng loại áo này để bó bụng cho khỏi đau. Tôi gật gù: Thế cũng tốt đấy!. Cô mĩm cười, chớp chớp đôi mắt có gắn hàng lông mi giả lướt thướt, cô nhẹ nhàng bước đến bên lồng kính, cúi nhìn đứa bé nhỏ như củ khoai lang, đang thoi thóp, mệt nhọc với những hơi thở yếu ớt. Đôi giọt lệ ứa ra trên viền mi, chuyển những vệt chì than đen chảy chầm chậm xuống gò má còn xanh xao . Bóng tối từ hàng mi làm khuôn mặt cô buồn thê thiết, ảm đạm trong ánh sáng âm u của căn phòng dưỡng nhi. Nơi đây, tôi và cô y tá đang túc trực từng giờ, từng phút săn sóc đứa bé con mà cô vừa cho ra đời cách đây hai tháng và năm ngày, chỉ cân nặng 730 gr., sau hai mươi lăm tuần thai nghén. Hôm nay, chú nhỏ chỉ mới vừa hơn một ký Tiếp tục đọc