NGƯỜI MUÔN NĂM CŨ…

ong-do-xua-3[1]Mùa Đông lạnh lẽo đang qua, nắng ấm mùa Xuân sắp đến, lòng chúng ta ai cũng đang nao nức đón chờ và hy vọng những điều tốt đẹp nhất sẽ đến trong năm mới. Người nghệ sĩ, vốn dĩ mang tâm hồn nhạy cảm chính là những người đầu tiên nhận biết được những tín hiệu của đất trời : văn thi nhạc hoạ tha hồ nắm bắt cảm xúc của mình, từ tiếng kêu ríu ít của cánh én dặt dìu, đến bóng chiều rớt trên giàn thiên lý, từ cánh hoa mai vàng đang ướm nụ hoặc chồi đào sắp nở…
Và cùng với nụ hoa đào tươi thắm, ông đồ đã trở thành biểu tượng của mùa xuân. Vì mỗi khi nhìn sắc thắm hoa đào giữa nắng xuân, chúng ta không thể không nhắc đến bài thơ Ông đồ của nhà thơ Vũ Đình Liên. Ở Việt Nam, nhắc đến Tết, có lẽ không có bài thơ nào được phổ biến rộng rãi như bài thơ “Ông đồ”. Lời thơ mộc mạc và giản dị là sự hoà quyện của hai nguồn cảm hứng: “Lòng thương người và tình hoài cổ” (Hoài Thanh). Mỗi dịp Tết, trước thời khắc chuyển giao thiêng liêng giữa năm cũ đang tàn và năm mới sắp đến người Việt xưa thường “xin chữ” viết trên giấy hồng điều, dán trước cửa để gửi gắm những mong ước, khát vọng của gia đình mình trong năm mới.  Chữ đó là chữ Nho, thứ chữ tượng hình rất giàu ý nghĩa. Người có hoa tay, có thể viết mà tưởng như đang vẽ tranh.
Đầu thế kỷ XX, trên các đường phố Hà Nội thường có những cụ đồ cặm cụi vẽ từng nét chữ trên giấy điều để bán cho dân Hà Thành vào những ngày trước Tết. Hình ảnh ông đồ già trong chiếc áo the, khăn xếp và guốc mộc cũ kỹ từ đó đã in sâu vào tâm trí và trở thành biểu tượng cho những mùa xuân cổ điển. Vũ Đình Liên đã nắm bắt hình ảnh nên thơ ấy và viết nên bức tranh thơ sinh động: Trên một góc phố, dưới cánh hoa đào đang phơ phất trong gió xuân vẫn còn se lạnh, có một ông đồ với mái tóc bạc phơ đang bày mực đen và giấy đỏ. Rồi khi khách đến mua, người xem kinh ngạc nhìn thấy ông thầy đồ đang hoá thân thành một nghệ nhân đang vung bút. Tiếng trầm trồ thán phục. Trên giấy đỏ hiện lên những con chữ mà không hẳn là chữ, vì đó là một bức hoạ thần kỳ, đường nét như phượng múa rồng bay. Nhưng ông đồ đang trải lên giấy chữ nghĩa của thánh hiền, hay đang trải lòng mình nỗi ngậm ngùi của kẻ sĩ đang nhìn thời cuộc đổi thay? Câu hỏi ấy nhắc chúng ta nhớ lại thời kỳ đất nước Việt Nam trải qua những cơn biến động, xã hội đảo lộn, và hệ quả có liên quan đến số phận của ông: sự tàn tạ của nền nho học. Khoa thi cuối cùng của triều Nguyễn đã khép, làm tiêu tan giấc mộng vinh quy của các đệ tử cửa Khổng sân Trình. Biến động ấy dẫn đến sự thất thế của một lớp người mà có thời chúng ta coi như biểu tượng của văn hoá truyền thống. Người người đổ xô đi học tiếng Tây. Ông đồ cũng đành từ giã mái trường, từ giã những buổi bình văn, để chấp nhận cách mưu sinh buồn tủi là ngồi viết thuê dăm ba câu đối. Xưa nay ông quan niệm chữ nho là thứ chữ thánh hiền và việc học không phải để kiếm sống mà là để làm người quân tử, để phò vua, giữ nước … thế nhưng trong thời buổi suy tàn, ông phải đi bán chữ. Chữ nghĩa cao quý ngày nào giờ trở thành một món hàng đem ra chưng trên vỉa hè đường phố … làm sao lòng ông không khỏi xót xa cho ánh hào quang rực rỡ một thời. Trong nỗi xót xa của người buộc phải làm điều bất đắc dĩ, những tấm tắc ngợi khen của khách qua đường âu cũng an ủi được phần nào nỗi niềm của kẻ sinh bất phùng thời. Nhưng rồi chút an ủi nhỏ nhoi ấy cũng không còn. Ông đồ cảm nhận số khách hàng mỗi năm mỗi vắng. Không còn ai cần, không còn ai hay là ông vẫn ngồi đấy cô đơn, lạc lõng giữa vệ đường. Màu sắc cũng phôi pha. Giấy cũng không còn thắm, bẻn lẽn nằm bên đĩa mực đã khô với những xác lá vàng. Hình bóng lẻ loi, cô độc của ông đồ giống như một nỗ lực cuối cùng, đang cô đơn chống chọi trong vô vọng… cố níu giữ một thời vàng son trên nét bút giữa dòng đời hối hả. “Lá vàng rơi trên giấy” gợi trong lòng khách yêu thơ một không gian thấm đượm nỗi buồn, đang quấn lấy số phận hẩm hiu của ông đồ trước khi tàn tạ. Tiếng gõ nhịp thời gian càng khắc khoải với câu hỏi :“Người thuê viết nay đâu?”rồng, phượng” trên tờ giấy hồng điều đỏ thắm. Dường như trong phút xuất thần ấy ông đồ đang bặm môi, gửi gắm tất cả lý tưởng và khát vọng của mình lên từng nét chữ và nỗi niềm đã và đang làm con chữ sống dậy. Bài thơ của Vũ Đình Liên như muốn níu kéo thời gian lùi lại, đưa chúng ta trở về không gian cổ, để cùng tưởng nhớ thời vàng son của những đệ tử “cửa Khổng sân Trình”.
TRƯƠNG VĂN DÂN

…Bài thơ ông đồ Hơn sáu mươi năm qua, bài thơ Ông đồ luôn để lại những rung cảm trong lòng khách yêu thơ. Nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn nhận xét : “Một thứ dư ba kỳ lạ. Ý ở ngoài lời. Và càng đọc, người ta càng thấy mình không chỉ thương cảm với một lớp ông đồ hay chữ nay quá thời lạc lõng, mà còn cảm thấy bùi ngùi trước tất cả những gì tốt đẹp, bị thời gian đẩy vào quên lãng… Chỉ bằng một bài thơ nhỏ 25 câu, 100 chữ, ông đã ghi lại được một hình ảnh đã qua đi cùng lịch sử, để nó có thể vĩnh viễn tồn tại trong tâm tưởng nhiều thế hệ bạn đọc. Và đó chính là sức mạnh kỳ lạ đến ma quái của thơ ca, của văn chương…”

Ông đồ

Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua.
Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
“Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay”

Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu…

Ông đồ vẫn ngồi đấy,
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài giời mưa bụi bay.

Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ ???

Vũ Đình Liên

Và dưới đây là bản dịch sang tiếng Pháp của chính tác giả Vũ Đình Liên cùng với Mireille Gansel. Le vieux lettré calligraphe. Chaque année s’ouvre la fleur du pêcher On retrouve le vieux lettré encre de chine, papier pourpre étalés Sur un trottoir parmi tant de passants Nombreux ils demandent une calligraphie Puis prodigues des louanges s’extasient : « Quel tour de main pour tracer ainsi des traits Beaux comme un vol de dragon, une danse de phénix ! » Mais chaque année, on compte les absents Où sont-ils ceux qui demandent une calligraphie Le papier triste perd son éclat L’encre sèche dans l’écritoire mélancolique …. Le vieux lettré est toujours assis là Ils passent leur chemin – nul ne le voit Sur le papier tombe la feuille jaune Dans l’air vole la fine brume Cette année elle s’ouvre de nouveau la fleur de pêcher On ne retrouve plus le vieux lettré Les hommes du temps passé Où s’en sont-ils allés ? (Traduction de Mireille Gansel et de Vu Dinh Liên)
Và bản dịch sang tiếng Anh của Dr. Chat V. Dang : The Sino-Vietnamese Teacher Each year, when peach flowers blossom, We see again the old teacher Display black ink and crimson paper On the sidewalk busy with passers-by. Many people hire him to write, Praising in wonder his talent: “His dexterous hand draws like Dancing phoenix, flying dragon.” But each year, clients become rarer. Where are you now calligraphy users? Untouched red paper deep in sadness, Unstirred ink gloomy inside the jar. The teacher is still sitting there, Pedestrians are unaware. A yellow leaf falls on the paper As dusty rain flies in the air. This year, peach trees bloom again Ancient teacher is not seen. People from millennia past Where are your souls now? (Translated by Dr. Chat V. Dang) (From: Vietnam History: Stories Retold for a New Generation)

Và cuối cùng là bản dịch sang tiếng Ý của Elena Pucillo Truong: Il vecchio letterato calligrafo Ogni anno sboccia il fior di pesco Si rivede il vecchio letterato Con il suo inchiostro di china, i fogli di carta rossa stesi sul marciapiede tra i tanti passanti In molti domandano una calligrafia Poi prodighi di elogi si estasiano: “Che abilita’ della mano nel tracciare dei tratti cosi’ belli come un volo di dragone, una danza di fenice!” Ma ogni anno, si contano gli assenti Dove sono quelli che chiedono una calligrafia La carta triste perde il suo splendore L’inchiostro secca nel calamaio melanconico Il vecchio letterato e’ sempre seduto li’ Essi vanno per la loro strada, nessuno si interessa a lui Sulla carta cade la foglia ingiallita Vola nell’aria una pioggia leggera Quest’anno sboccia di nuovo il fior di pesco Non c’e’ piu’ il vecchio letterato Gli uomini del tempo passato Dove se ne sono andati? (Traduzione di Elena Pucillo Truong)

Ghi thêm : sau khi bài này đăng trên Quán văn số 12, nhà thơ Lê Mộng Thắng có gửi email cho người viết và giới thiệu thêm một bản dịch sang tiếng Hoa.( http://www.thivien.net/viewpoem.php?ID=80) Xin chép lại để mời các bạn thưởng lãm: LÃO TÚ TÀI Niên niên đào hoa khai Tổng kiến lão tú tài Truy nghiễn hồng tiên bãi Thông cù nhân vãng lai Đa thiểu thị tự giả Trách trách tiễn châu ky Xảo bút nhất huy tựu Long vũ nhi phụng phi Lãnh lạc niên phục niên Cố khách hà mang nhiên Hồng tiên bi sắc thấn Truy nghiễn sầu mặc kiên Tú tài do tại ti Lộ quá hữu thùy tri Tiên thượng hoàng diệp lạc Thiên biên tế vũ phi Kim niên đào hựu tân Bất kiến cựu thời nhân Thương nhiên không trướng vọng Yên tai vạn cổ hồn. 老 秀 才 年 年 桃 花 開 總 見 老 秀 才 追 硯 紅 箋 擺 通 衢 人 往 來 多 少 恃字者 嘖嘖 羨 珠 機 巧 筆 壹 揮 就 龍 舞 而 鳳 飛 冷 落 年 復 年 僱 客 何 茫 然 紅 箋 悲 色 矧 追 跰 愁 墨 堅 秀 才猶 在斯 路 過 有 誰 知 箋 上 黄 葉 落 天 邊 細 雨 飛 今 年 桃 又新 不 見 舊 時 人 傷然 空 悵惘 煙 災萬 古 魂

TRƯƠNG VĂN DÂN

(Nguồn : Tác giả gởi)

9 thoughts on “NGƯỜI MUÔN NĂM CŨ…

  1. Người muôn năm cũ bây giờ.!?.Còn trong tâm tưởng thi thơ họa Người…Bóng hình một thủa xa xôi..Mãi còn ở lại với người yêu thơ

  2. “Những người muôn năm cũ
    Hồn ở đâu bây giờ???”(Vũ Đình Liên)
    _Chào anh Trương Văn Dân!
    “NGƯỜI MUÔN NĂM CŨ” vẫn còn đó cái hồn xưa.mênh mông, Đông-Tây hội ngộ một nhà-Tương Tri!
    Chúc anh và chị Elena xuân luôn vui đầy!

    • TVD nói:

      ông đồ không còn nữa nhưng hình bóng ấy vẫn còn trong tâm tưởng của những người thường hoài niệm về những giá trị cũ, phải vậy không NN Thơ?
      chúc e vui và sáng tạo

  3. đinh tấn khương nói:

    Rất vui được gặp anh Trương Văn Dân với bài viết thật thú vị.
    Gởi lời hỏi thăm đến chị Elena.
    Chúc anh chị luôn vui khỏe.

    • TVD nói:

      Chào anh DT Khương,
      rất vui gặp lai anh ở đây và cảm ơn anh đã chia sẻ…
      chúc anh chị vui khỏe và hen sớm gặp lại..

  4. Rằm tháng giêng, vẫn còn hơi hướng tết…. Đọc bài Ông Đồ Xưa thật thú vị. Xin cảm ơn anh Trương văn Dân.

    • TVD nói:

      Chào TCT,
      rất vui gặp lai em sao nhieu thang nam mat tin nhau và cảm ơn em đã đọc và chia sẻ…
      chúc e va Hương vui vẻ, sáng tạo

  5. Nguyễn Hoàng Quý nói:

    Cám ơn tác giả TVD đã chia sẻ với người đọc những cảm hoài về chuyện Ông Đồ xưa và cung cấp những tư liệu giá trị. Ngày xưa, vài Ông Đồ đã phải đi bán chữ vì “Cái học nhà Nho đã hỏng rồi” nhưng ở VN từ đầu thập niên 1980 lớp lớp ông đồ đã đua nhau đi bán chữ, làm giàu nhờ bán chữ, ngôi trường VN đã đi xuống thê thảm hơn nhiều so với tác phẩm “ngôi trường đi xuống” của nhà văn Vũ Hạnh xuất bản trước 1975!

    • TVD nói:

      anh Nguyễn Hoàng Quý ơi!
      cảm ơn anh đã đọc và chia sẻ một chút hoài niẹm về người muôn năm cũ…
      thời gian trôi nhanh quá…bây giờ người ta không chỉ bán chữ….mà còn bán nhiều thứ…. nhìn thấy còn đau lòng không kém…
      chúc anh vui và có nhiều niềm vui trong năm mới nhé

Comment