THẢO KHẤU

Buổi sáng xuất quân về hướng Bắc
Âm thầm sương sớm tóan quân ma
Qua cầu sông Lũy nhìn quanh quất
Nước đỏ cầu đen chợt nhớ nhà

Nước reo bèo dạt mặt trời lên
Khói núi lời ca chú dế mèn
Có gió cao che đầu chiến sĩ
Thanh cầu gõ súng nhạc leng keng

Vì sao ta tới đây hò hét
Học trò bẻ bút tập mang gươm
Tập uống máu người thay nước uống
Múa may theo lịch sử điên cuồng

Vì sao ngươi đến đây làm giặc
Đóng trò tráng sĩ loạn Xuân Thu
Giận đời ghê những bàn tay bẩn
Đưa đẩy ngươi trong cát bụi mù

Buổi chiều uống nước dòng Ma Hý
Thằng Xuân bắn chết thằng Mang Khinh
Hỡi ơi sống chết là mưa nắng
Gió tối mưa đêm chớ lạnh mình

Đốt lửa đồi cao không thấy ấm
Lính Chàm giận ghét Chế Bồng Nga
Chiến chinh chinh chiến bao giờ dứt
Sắt đá ồ sao lại nhớ nhà

NGUYỄN BẮC SƠN

Advertisement

6 thoughts on “THẢO KHẤU

  1. Quỳnh Đỏ nói:

    Thảo khấu, em thích cá nhan này…! Chúc anh Giáng Sinh vui vẻ!

  2. duongdientuan nói:

    Thảo khấu!Giặc cỏ loạn..thằng Mang Khinh.Đày đọa con người chinh chiến chiến chinh.Mưa nắng gió tối đêm lạnh mình..Sắt đá lòng người bỗng chùng chình..Tranh đấu phi lý cuộc chiến chinh!Toán quân ma trận rải tinh binh.Mờ sương vây phủ khắp địa hình..Gió núi lời ca chú dế mèn..Suối sông thác reo đầy muôn tiếng..”Thanh cầu giơ súng nhẹ leng keng”.Thằng Xuân tức giận đã bao phen..Giặc giã rối ren..sang như hèn..Đầu binh đánh trận như ma mị..Loạn đả đấu nhau mạng như quên..Say sưa đánh mãi chưa dứt trận..Lính Chàm nổi giận đánh cứ đánh..

  3. Ni Na nói:

    Sắt đá ồ sao lại nhớ nhà ???

  4. tôn nữ thu dung nói:

    …TRÍCH từ VŨ TRỤ THƠ 2 của nhà văn ĐẶNG TIẾN :
    Nhắc đến Ma Lâm, một thị trấn gần Phan Thiết, địa danh nghe ma quái như con sông Ma Hý gần đó:

    Buổi chiều uống nước đồng Ma Hý
    Thằng Xuân bắn chết thằng Mang Khinh

    Câu thơ nghe rờn rợn: Thằng Xuân, thằng Mang Khinh là ai? đồng đội hay đối phương? quan hệ thế nào với tác giả? Chữ “thằng” nghĩa là gì? bắn chết trong hoàn cảnh nào? Ở đây, sao cái chết dễ dàng quá, như trong một bài hát “chết chẳng hẹn hò, chết thật tình cờ, nằm chết như mơ”. Câu hát Sơn Trịnh là một hình ảnh văn học, ví von đúng quy cách, người nghe nắm bắt trọn vẹn ý nghĩa mà không thắc mắc. Trái với câu thơ Sơn Nguyễn trần trụi, bất ngờ. Bản thân tôi có kinh nghiệm đọc thơ, cảm nhận bi kịch trong câu thơ và nhận diện được câu thơ hay, mặc dù (hoặc bởi vì) không hiểu cặn kẽ ý nghĩa cụ thể của sự kiện được tường thuật. May mắn là được tác giả kể lại câu chuyện. Trong một cuộc hành quân cấp đại đội, anh đi làm thông dịch cho cố vấn Mỹ; đến một con suối thì dừng quân xuống tắm. Mang Khinh là một đồng đội gốc Chăm đứng chơi trên bờ. Xuân là trung đội trưởng, nghe thấy hay nhìn thấy động tĩnh gì đó, bèn lia một tràng đạn về phía khả nghi. Mang Khinh đứng chơi lớ ngớ bên bờ suối lãnh đủ băng đạn. Nhà thơ bơi nhởi trong lòng suối thì không việc gì, bàn luận về tử sinh, trong hai câu tiếp theo:

    Hỡi ơi sống chết là mưa nắng
    Gió tối mưa đêm chớ lạnh mình.
    (tr.37)

    Bài Thảo Khấu này, câu kết thật hay, bình thường nhưng thấm thía vì nhân đạo, nhưng cũng vì những cái chết phi lý mà Nguyễn Bắc Sơn đã kể ra tưng tửng:

    Chiến chinh chinh chiến bao giờ dứt
    Sắt đá ồ sao lại nhớ nhà
    (tr. 37)

    Nhạc Trịnh Công Sơn được người đời đặt tên là phản chiến. Nguyễn Bắc Sơn thẳng thừng tự xưng mình như vậy:

    Trong thành phố này ta là người phản chiến
    Ngày qua ngày ta chỉ thích đi câu (tr. 32)

    Bài thơ mang một tiêu đề tiêu biểu: cười lên đi tiếng khóc bi hùng… (ĐẶNG TIẾN )

Nhận xét về duongdientuan Hủy trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s