Hàn Quốc: sau lưng của mỗi công dân luôn là Tổ Quốc.

phanvanphuoc

Vào những năm 1965-1968, tôi phụ trách lớp dạy Việt ngữ cho sinh viên Hankuk University of Foreign Studies và CIA Đại Hàn. Tôi dùng cuốn Speak Vietnamese của giáo sư Nguyễn Đình Hòa, và Ban Giám Đốc Trường Đại Học Hankuk mượn cuốn sách này, tháo tung và in ra nhiều copies phát cho hơn sáu mươi sinh viên và nhóm CIA Đại Hàn theo học Ban Việt Ngữ này.

Ngoài ra, các sách giáo khoa hay các loại sách và đĩa hát của các quốc gia khác đều được Đại Hàn in ra rất nhiều, mà không cần tôn trọng tác quyền. Các phái đoàn VNCH khi đến ĐH đều tìm mua sách và đĩa hát in lậu này đem về VN.

Vào thập niên 60, Hàn Quốc là một trong những nước nghèo đói nhất châu Á.

Năm 1968, người Hàn quyết định thay đổi giáo dục bằng cách bê nguyên sách giáo khoa của người Nhật về, dịch sang tiếng Hàn và giảng dạy, ngoại trừ các môn xã hội như địa lý, lịch sử và văn học. Lúc đó, cũng có nhiều người chỉ trích vì tính sĩ diện của người Hàn Quốc rất cao, lẽ nào lại không tự soạn được một bộ sách giáo khoa. Nhưng họ vẫn quyết tâm thực hiện vì, để có chương trình giáo dục đó, người Nhật đã mất cả trăm năm cải biên từ cách đào tạo của giáo dục phương Tây phù hợp với đặc trưng châu Á, bắt đầu từ thời Minh Trị Thiên Hoàng.

Để rút ngắn thời gian, chẳng có cách nào ngoài việc lấy kinh nghiệm của người khác, để còn lo việc khác nữa. Vì Hàn Quốc muốn trở thành một bản sao mới của Nhật, nền kinh tế dựa trên lòng tự hào dân tộc, tính kỷ luật và đạo đức của toàn thể xã hội.

Đúng 20 năm, đến 1988, Hàn Quốc đăng cai Olympic Seoul, cả thế giới không ai tin vào mắt mình khi thấy kỳ tích bên bờ sông Hàn lại khủng khiếp như thế. Ô-tô, xe máy, dệt nhuộm, hoá chất, đóng tàu, điện tử, bánh kẹo… Bên Nhật có cái gì thì bên này có cái đó, dù dân số chỉ bằng 1/3. Không ai biết trong hai mươi năm đó, cả dân tộc Hàn Quốc đã nắm chặt tay với quyết tâm thoát nghèo như thế nào.

Trên tivi chỉ có hai chương trình là “dạy làm người” và “dạy làm ăn”, từ cái văn minh nhỏ xíu như nụ cười của một nhân viên bán hàng, đến cách quản lý chi phí của một quán cà phê, đến cách tạo dựng một nhà máy.

Từ một dân tộc “xin việc”, tức các doanh nghiệp nước ngoài đến đặt nhà máy tại Hàn và thuê lao động Hàn, Hàn Quốc bắt đầu khan hiếm lao động và trở thành dân tộc đi “cho việc”, tức xây dựng các nhà máy ở nước ngoài và hàng triệu người Trung Quốc, Thái Lan, Philippines đứng xếp hàng xin các ông chủ Hàn Quốc cho họ việc làm. Hàn Quốc đã thành công trong việc tiếp nối Nhật Bản thành dân tộc đi cho việc người khác.

Năm 1988, pháo hoa thắp sáng hai bờ sông Hàn, người Hàn Quốc ôm nhau và cười trong nước mắt, hơn 100 quốc gia giàu có nhất trên thế giới miễn visa cho họ, Hàn Quốc giờ đây đã bước chân vào nhóm 24 quốc gia thịnh vượng nhất loài người.

Nhưng thách thức mới lại xuất hiện vì, bây giờ, không phải là Nhật Bản nữa, mà là Hồng Kông và Singapore, hai cực hút nam châm của cả châu Á về tài chính, thương mại và giải trí. Phim Hồng Kông tràn ngập thị trường và không có đối thủ.

Người Hàn tuyển chọn ngay 2000 sinh viên ưu tú nhất, cử sang Holywood, điên cuồng học hành, từ đạo diễn, diễn viên, phục trang đạo cụ …Bốn năm sau tốt nghiệp, năm 1992, những bộ phim Hàn Quốc đầu tiên ra đời như ”Cảm úc, mối tình đầu, hoa cúc..với một thế hệ diễn viên đẹp từng milimet và hợp nhãn người châu Á.

Ngành làm phim phối hợp với ngành thời trang, mỹ phẩm và hàng tiêu dùng bắt đầu xâm nhập vào các thị trường.

Đại sứ quán Hàn Quốc tại các nước có nhiệm vụ dịch thuật ra tiếng địa phương và tặng không cho các đài truyền hình, tạo ra làn sóng Hanluy nổi tiếng. Người Nhật điên cuồng, người Trung Quốc điên đảo, các nước Đông Nam Á thì chỉ biết ụ pa ơi, ụ pa hỡi. Phim Hồng Công bị đá văng ra khỏi thị trường cho thuê băng đĩa.

Năm 1988, ngoài hai ngàn người đi Holywood để xây dựng công nghiệp điện ảnh, ngần ấy người được cử đi Milan và Paris để học về thời trang, mỹ phẩm.

Các tập đoàn như xe Kia, Samsung, Hyundai còn thuê cả ê-kip thiết kế của các hãng xe Đức như Mercedes, BMW làm việc cho họ, với tham vọng xuất khẩu xe sang Mỹ và châu Âu.

Muốn bán cho Tây thì bao bì, nhãn mác phải có óc thẩm mỹ của Tây, chứ kiểu” tròn tròn xinh xinh” của dân châu Á, dân Tây không thích nên không bán được.

Có những năm, các mẫu xe của Hyundai bán chạy nhất ở Bắc Mỹ và châu Âu. Người Mỹ bắt đầu nhìn người Hàn với ánh mắt khác, ngưỡng mộ và ngạc nhiên, thích thú.

Ngoài ra, những sinh viên giỏi toán nhất được hướng theo ngành tài chính ở các đại học lớn ở Mỹ, với tham vọng Seoul thành một London, New York.

Các quỹ đầu tư ra đời, tự tìm kiếm các nhà máy mới khởi nghiệp be bé để rót tiền vào, tham gia vào quản trị. Không chỉ trích, chỉ góp sức góp trí để xây dựng.

Một người Hàn giàu có là cả dân tộc Hàn giàu.

Hệ thống bán lẻ Lotte phải có nghĩa vụ mang hàng hoá Hàn đi khắp nơi.

Ông lớn Samsung bắt đầu tuyển dụng những sinh viên giỏi nhất châu Á về cho học bổng thạc sĩ miễn phí với điều kiện tốt nghiệp xong phải mấy năm phục vụ cho họ.

Họ gom trí tuệ của cả châu Á để chinh phục thị trường điện thoại thông minh và máy tính bảng, cạnh tranh đối đầu với Apple, đối đầu với cả một tập thể trí tuệ thung lũng Silicone, cứ như Airbus của châu Âu cạnh tranh với Boeing vậy.

Người Hàn Quốc, dù dân thường hay sếp lớn, tất tần tật mọi thứ họ dùng phải Made in Korea, dù lúc sản phẩm kém cỏi còn xấu xí và đầy lỗi của thập niên bảy mươi hay hiện đại tinh xảo như bây giờ.

Nếu người tiêu dùng không ủng hộ sản phẩm nhem nhuốc của thời khởi nghiệp thì doanh nghiệp còn tồn tại đâu mà có sản phẩm tinh xảo sau này?

Tony nhớ lần đi Hàn đầu tiên, mùa thu năm 2005, bà chị ở VN cẩn thận ghi tên mấy nhãn hiệu mỹ phẩm ưa thích của chị ấy cho mình mua giùm.

Ở cửa hàng mỹ phẩm, cô bán hàng mặc bộ váy veston đen, chạy như bay, lấy hết sản phẩm này đến sản phẩm khác cho Tony xem, đều là của Hàn cả. Do tiếng Anh không nói tốt nên cô cứ giải thích bằng tiếng Hàn đến lúc giọng khàn đặc.

Đến lúc Tony lấy tay chỉ hộp phấn Lancom, thì cô thất vọng oà khóc. Cô khóc vì cô đã không thành công khi tình yêu nước của cô không thuyết phục được khách hàng.

Tony nhìn cô ấy sững sờ, lẽ nào chỉ là cô gái bán hàng bình thường, mà có lòng yêu đất nước mãnh liệt thế sao?

Tony thôi bèn mua mấy hộp mỹ phẩm của Hàn, dù chẳng biết có tốt không, vì kính phục quá. Lúc Tony bước ra khỏi cửa hàng, ngoái lại, vẫn thấy cổ gập đầu cung kính.

Ngoài phố, gió bắt đầu lạnh, từng tốp học sinh chạy tập thể dục rầm rập trên vỉa hè, những chiếc áo khoác thêu cờ Quốc Gia ở sau lưng.

Và Tony biết, sau lưng của mỗi công dân, luôn là Tổ Quốc.

PHAN VĂN PHƯỚC

Advertisement

BÀI HỌC CẢM ĐỘNG ”ĐÊM GIÁNG SINH”

Như thường lệ, mỗi Mùa Giáng Sinh, tôi đều nhận được quà từ anh trai của mình. Giáng Sinh năm ấy, tôi cảm thấy vui nhất không phải chỉ vì món quà anh tôi tặng là chiếc xe hơi, mà vì tôi có được bài học rất thú vị vào cái đêm đông lạnh lẽo ấy…

Đã bảy giờ tối, mọi người trong công ty ra về gần hết, tôi cũng đến ”garage” lấy xe để về nhà ăn Giáng Sinh.

Có cậu bé ăn mặc rách rưới, trông như đứa trẻ lang thang, đang đi vòng quanh chiếc xe tôi. Mặt cậu tỏ vẻ rất thích chiếc xe. Thấy tôi đến gần, cậu cất tiếng: “Đây là xe của cô, ạ?”

Tôi khẽ gật đầu: “Đó là quà Giáng Sinh do anh cô tặng.”

Khi tôi vừa dứt lời, cậu bé nhìn tôi và sửng sốt: “Ý cô là… anh trai cô tặng chiếc xe này, mà cô không phải trả bất cứ cái gì? Ôi! Cháu ước mơ là…”

Cậu bé vẫn ngập ngừng. Tất nhiên, tôi biết cậu bé muốn nói điều gì nữa. Cậu muốn có người anh như vậy. Tôi chăm chú nhìn cậu bé, tỏ vẻ sẵn sàng lắng nghe thêm lời nói của cậu. Nhưng cậu vẫn cúi gằm mặt xuống, bàn chân di di trên đất một cách vô thức và nói: “Cháu ước…, …cháu có thể trở thành người anh trai giống như vậy.”

Tôi nhìn cậu bé, ngạc nhiên vì lời nói vừa rồi. Tôi bèn đề nghị cậu bé: “Cháu nghĩ sao nếu chúng ta đi một vòng quanh thành phố bằng chiếc xe này?”

Như sợ tôi đổi ý, cậu bé nhanh nhảu trả lời: “Cháu thích lắm ạ!”

Sau chuyến đi, với ánh mắt sáng ngời hy vọng, cậu bé hỏi tôi: “Cô có thể lái xe đến trước nhà cháu không?”

Tôi cười, gật đầu và nghĩ mình biết cậu bé muốn gì. Cậu muốn hàng xóm thấy cậu đã về nhà trên chiếc xe to như thế nào. Nhưng tôi đã lầm vì cậu nói khi xe tới gần nhà: “Cô chỉ cần dừng lại ở đây, và có phiền không nếu cháu xin cô đợi cháu một lát thôi ạ…”

Nói rồi, cậu bé chạy nhanh vào con hẻm sâu hun hút, tối om, tưởng chừng như chẳng ai có thể sống trong ấy.

Ít phút sau, tôi nghe thấy cậu bé quay lại qua tiếng bước chân; nhưng, lần này, hình như cậu không chạy như lúc nãy, mà đi rất chậm. Và theo cậu là cô bé nhỏ nhắn, với đôi bàn chân bị tật. Cậu bé đẩy chiếc xe lăn em cậu đang ngồi, chiếc xe cũ kĩ, xuống những bậc tam cấp rất cẩn thận, rồi dừng lại cạnh chiếc xe của tôi và nói:

“Cô ấy đây, người mà, lúc nãy, anh nói với em đấy. Anh trai cô ấy tặng chiếc xe hơi cho cô nhân dịp Giáng Sinh, mà cô chẳng tốn một đồng. Ngày nào đó, anh cũng sẽ tặng em món quà giống như vậy. Hãy nghĩ xem, em có thể tận mắt thấy những món quà, những cảnh vật ngoài đường phố trong Đêm Giáng Sinh và anh sẽ không phải cố gắng miêu tả nó cho em nghe nữa!”

Tôi không thể cầm được nước mắt và bước ra khỏi xe, đặt cô bé đáng thương ấy lên xe. Ánh mắt cô bé nhìn tôi đầy vẻ cảm phục và thân thiện.

Ba chúng tôi lại bắt đầu chuyến đi vòng quanh thành phố, chuyến đi thật ý nghĩa mà tôi sẽ không bao giờ quên, khi những bông tuyết lạnh giá của đêm Giáng Sinh bắt đầu rơi.

Và cũng trong Đêm Giáng sinh ấy, tôi đã hiểu được sâu sắc ý nghĩa Lời dạy của Chúa Giêsu về Bác Ái: “Không gì tốt đẹp hơn việc làm cho người khác được hạnh phúc.”

(Bài viết không có tên tác giả. Phan văn Phước sưu tầm và xin đặt tựa đề theo ý người kể chuyện.)

NGUỒN GỐC NGÀY LỄ HALLOWEEN

happyhalloweenlillian-witch-wp-1024x768

I. Lời dẫn nhập:
Trên trang mạng, đã có rất nhiều bài viết khá dài về Ngày Lễ HALLOWEEN. Do đó, trong bài này, tôi không kể về cách dùng trái cây, lồng đèn bằng bí đỏ…, mà xin mạo muội viết ngắn gọn về nguồn gốc và ý nghĩa của Ngày Lễ vừa nêu. Đồng thời, tôi cũng xin cắt nghĩa tại sao người Pháp lại dùng chữ ”Toussaint” với mạo từ ”La” là giống cái và cách phát âm của hai chữ Anh và Pháp.
II. Nguồn gốc của Ngày Lễ HALLOWEEN
Đó là Ngày Lễ của người Celtes (La Fête Celtique) có cách đây chừng 2500 năm (1). Cứ vào cuối thu, các thầy tế (druides) cử hành nghi thức mừng mùa ”thu” hoạch đã xong và việc đưa gia súc về chuồng trước mùa đông bằng Đại Lễ SAMHAIN, tức là Lễ Thánh của dân Gaëls (gốc Ái-nhĩ-lan và Tô-cách-lan (Irlande et Écosse). Tín ngưỡng của dân này cho rằng người quá cố trở về dương thế vào Ngày Ấy, đến từng nhà để sưởi ấm bên cạnh người đang sống trước khi vào trời đông Tiếp tục đọc

Ý nghĩa chữ MÙA THU và THIÊN THU trong KINH THÁNH và ngoài đời

Phan Văn Phước

kinhyhanh

I. Chữ THU trong KINH THÁNH

A. Trong Cựu Ước

Theo chỗ tôi được biết, trong Cựu Ước, đối với Dân Do Thái, THU không diễn nghĩa sự vàng úa của cỏ cây và cảnh xế chiều của đời người, NHƯNG là SỨC MẠNH, NÉT CƯỜNG TRÁNG của tuổi THANH XUÂN. Tuy nhiên, chỉ có một lần nói về THU, về sự LUYẾN TIẾC CHUỖI NGÀY XA XƯA như sau: ”Ông Gióp tiếp tục ngâm nga: Làm sao tôi được như những tháng năm xa xưa, được Thiên Chúa giữ gìn khi ĐÈN của Ngài chiếu sáng trên đầu tôi và khi, trong bóng đêm, tôi bước đi theo ánh sáng của Ngài, như những ngày THU (as in my autumn days), khi Thiên Chúa chở che lều trại của tôi, khi Ðấng Toàn Năng còn ở bên tôi, các con trai tôi quây quần… lời tôi nói như giọt mưa thánh thót. Họ đợi tôi như chờ cơn mưa, há miệng ra như thể đón mưa xuân.” (Gióp 29,1-23)

THU cũng là thời kỳ THU (THÂU) hoạch mùa màng do công sức mình làm ra. Cho nên, Caïn và Abel đã dâng lễ vật lên Thiên Chúa vào mùa THU hoạch nầy. Abel thì dâng chiên cừu ĐẦU LỨA và MỠ BÉO của chúng; còn Caïn thì trái trăng đồng ruộng Tiếp tục đọc

TRUNG THU XỨ NGƯỜI

Đêm nay, nhìn ánh trăng tròn,
ba kêu con lại để con cùng nhìn!
Con nghe, sao vẫn làm thinh
cho ba cảm thấy lòng mình xót xa?
Mẹ con chạy lại ôm ba,
cảm thông dưới ánh trăng ngà Trung Thu!
Bỗng nhiên, ba thấy trăng lu…
Con ơi, đâu phải mây mù che ngang!
Nhìn trăng, lệ chảy hai hàng…
Trung Thu làm nhớ xóm làng, Quê Hương…
Nhìn con, ba chạnh xót thương
vì con chưa thấy Quê Hương lần nào!
Con ba chưa hiểu ca dao,
chưa nghe ruộng lúa rì rào đêm trăng…
Con ba chưa biết Đền, Lăng,
Chùa Hương, Thiên Mụ, đồng bằng Cửu Long…
Đêm nay, ngồi ở bên song,
nhìn trăng đất khách, lại mong ngày về!
Thời gian đằng đẵng, lê thê…
Bao thu, mưa cũng dầm dề nơi đây!

Phan văn Phước
(Bài thơ làm khi các con chưa về thăm Quê Hương.)

CÔ GÁI LÀNG BÊN

Hai làng chẳng có sân banh
Gặt xong, ủi đất, làm thành chỗ chơi
Đá hăng, mệt lử, rã rời…
Tôi lê từng bước đến nơi nhà nàng
Xoe tròn đôi mắt ngỡ ngàng
Nàng như muốn hỏi: ”Anh chàng nào đây?
Đi đâu tư cách thế này:
Mai-ô, quần cụt, mặt mày tái xanh…?”
Tôi bèn giải thích đành rành:
”Trai làng trên-dưới đá banh ngoài đồng
Xin cô một gáo nước sông…”
Nàng cười…như hỏi: ”Sao không uống trà?”
Vào phòng lấy dĩa, tách ra
Nàng mời tôi uống trà-pha-nhạt-màu*
Đôi bên còn lạ, nhìn nhau…
Rồi nàng e thẹn…, ra sau vườn cà
Tôi theo hỏi chuyện lân la
Nhưng nàng dè dặt, nết na, hiền lành…
….. Ngoài đồng lúa lại lên xanh
Không còn nơi để đá banh buổi chiều
Lòng buồn, cảnh cũng cô liêu
Đêm nằm lại nhớ người…”yêu” khác làng
Ngày nàng… đã bước-sang-ngang
Tre xanh, bờ ruộng, xóm làng đìu hiu!
Tôi nhìn kỷ vật, buồn thiu…!
Trái banh còn đó, nằm xìu dưới chân!

Phan văn Phước

Đức Quốc, 2005
____________

(*) Cô ta nói: ”Đá banh mệt, uống đậm ‘dễ say’; uống loãng để ‘nhớ’ trà không xanh.”
Chuyện hồi còn sinh viên, năm học 1969-70.

LÀM RỂ XỨ HUẾ

Phan Văn Phước

____________

HomepagePainting

LÀM RỂ XỨ HUẾ 1

Thưa quý vị,

Tác giả bài viết nầy là người BẮC 54, lại sống trong Nam. Còn tôi là dân Quảng Nam, đã từng biết câu:

“Học trò trong Quảng ra thi
Thấy con gái Huế, chân đi không đành”

Cũng có nhiều người rất sợ làm RỂ, làm dâu xứ HUẾ. Nhưng tôi lại rất may mắn… không thua gì tác giả.

Tôi làm công chức, sáng xách ô đi, tối xách về…Vào Quân Đội thì hành quân, cắm trại… mút mùa. Việc nhà, con cái đều do Má tôi và cái O gái Út lo liệu.

Bỏ cuốn vở học trò, về nhà chồng chưa biết nấu nồi nước trà…Vậy mà, mọi việc O lại rất chu toàn.

Sau 1975, chúng tôi chạy vắt giò lên cổ từ Đà Nẵng vào Sài Gòn, không một xu dính túi. Tôi lại vào tù cải tạo,… để lại Mẹ già, 4 con dại, có đứa còn bồng…Vậy mà đôi chân nhỏ bé đã xoay xở để sống còn.. Tiếp tục đọc

Xin cám ơn em ”Hậu Sanh Khả Úy!”

Phan Văn Phước

_____________

vocamphy

Cô Giáo Việt Văn của em Phan Hoàng Yến, lớp 9A2 Trường Chu Văn An, Hà Nội, ra đề bài như sau: ”Trình bày suy nghĩ của em về một sự việc hoặc hiện tượng ở địa phương hoặc trường, lớp. (Đặt nhan đề cho bài viết.)

Văn phong và tư duy trong bài viết của em Phan Hoàng Yến được Cô Giáo cho 9,5 điểm (trên 10) với lời khen: “Em có những phát hiện và suy nghĩ sâu sắc về hiện tượng đáng buồn này. Một người có trái tim nhân hậu, đa cảm và tư duy sắc sảo như em thật đáng quý.”

Đọc bài của em Phan Hoàng Yến, tôi cũng xúc động vì những lý do sau đây:

1- Em đưa tôi về thời hoa niên từng được Cha-Mẹ giáo dục như Đấng Sinh Thành của em. 

Dù tế nhị, không đề cao Cha Mẹ của mình, em cũng gián tiếp cho tôi và độc giả khác biết rằng em là đứa con ngoan của Gia Đình có lễ giáo, dạt dào tình thương. Em viết: ”Những người vô cảm là những người bị thiếu hụt tình yêu thương.” Đúng vậy, Gia Đình là ”Trường Học đầu tiên” dạy cho em tình cảm yêu thương!!! ”Cây xanh thì lá cũng xanh – Cha mẹ hiền lành để đức cho con!”, phải thế không, em Hoàng Yến?

2- Em làm tôi càng nhớ đến tuổi thư sinh đến Trường ”thụ nhân”

Tức là được quý Thầy-Cô đào tạo mình thành người tốt cho Gia Đình, xã hội, Tổ Quốc và đồng loại, đúng với Việt Đạo. ”Không Thầy, đố mầy làm nên!”, phải không, em Hoàng Yến? Xin mời em, kính mời Bửu Quyến của em và quý Vị vui lòng ”nghe” lời cám ơn của tôi đối với Ân Nhân là quý Thầy-Cô, Kỹ Sư Tâm Hồn, qua bài thơ Tiếp tục đọc