Con dế nhỏ -chiếc đàn- và những vì sao
Hoa thơm ngát hồn thơ ấu
Ngày nào
Lối về bằn bặt khép
Còn gì để nói nữa đâu.
Tôi kể rằng tôi đã theo sau đám tang một con dế nhỏ
Không gian vỡ đổ tiếng đàn
Nghìn sao mắt lệ
Êm đềm hoa rụng chẳng lời than
Tôi kể rằng tôi đã đứng rất lâu giữa trời cao rộng
Đợi hồi chuông mở lối tới vô cùng
Này bàn tay đã cho đời tháng năm nằm mộng
Còn gì ta nói nữa không…
NGUYỄN QUANG TẤN
Hình như là tất cả những âm luật của thơ Đường, thơ Lục bát, thơ Mới, thơ Tự do, Sonnet, Ballade, Haiku vv… đều được tác giả một cách vô thức mang về xào nấu khá công phu để tạo ra những giai điệu, hòa âm cực kỳ phức tạp. Phức tạp nhưng không hỗn loạn. Có thể nhìn thấy rất rõ điều này qua Dạo khúc số 73: “phố đèn mầu…hai kẻ đui mù đang dìu dắt nhau…” Tôi không biết gì về thi pháp nên không dám lạm bàn, tôi chỉ thấy một điều mà ai cũng thấy: Trong Dạo khúc, ngoài tính Hội họa, còn có tất cả những yếu tố của Âm nhạc: Giai điệu, Tiết tấu, Hòa âm.
Còn nói HOÀI..
MỘNG trên Tay…
Trời vẫn CAO…
Mắt MƠ vào…
….Những VÌ SAO…
Đàn gió hát…
Hoa thơm ngát…
Nghìn lệ trào…
….Hồn THƠ ẤU
Thương DẾ nhỏ
”Chết từ lâu!”
NHỚ dạt dào!
….*Buồn làm sao…!
Chuông hồi lâu…!
Thinh không SẦU…!
CHIỀU xuống mau….!