BOLSA CÓ GÌ LẠ KHÔNG EM ?

Thiệt tình! Đất Bolsa (Little Saigon) không hề hổ danh là đất “Thần Kinh.” Cam đoan nếu quý vị ở lâu sẽ mắc bệnh “thần kinh.” Tôi thấy, chỉ có bệnh nhân tâm thần mới không biết là ở Bolsa có nhiều “chuyện lạ” không giống con giáp nào?!
Bây giờ hãy lấy chút can đảm rồi thử vạch áo cho mọi người xem lưng một phùa xem sao!? Và dĩ nhiên cũng sẵn sàng đón nhận tất cả lời chê bai, kể cả tiếng chửi, để hy vọng tìm ra một lời giải cho những sự thật mà nhiều người không muốn nghe chút nào?!

TVG

CHỈ CÓ Ở BOLSA: Các hãng xe Nhật khi bán xe cho người Việt có thể bớt đến $1000.00 để khỏi gắn đèn “signals” vì người Việt lái xe khu Bolsa không cần xài đèn “signals” khi quẹo hoặc sang “lane.” Ngoài ra, khi đậu xe chờ đèn xanh, dân mít ta ngồi móc mũi búng ra ngoài cửa xe coi rất điệu nghệ!!!
CHỈ CÓ Ở BOLSA: Người Việt chạy xe 15 Miles Per Hour (MPH) trên đường có bảng hiệu giao thông ghi là “35 MPH Speed Limit”; và chỉ tà tà chạy 50 MPH trên “fast lane” của “Freeway 22” vào sáng sớm tinh sương thứ Bảy và Chủ Nhật! WTF (What The Eff-fort!)
CHỈ CÓ Ở BOLSA: Mới có vô số người Việt lái xe “Mẹc-sơ-đì” (“Mercedes”) mặc dù chỉ đủ tiền ăn “mì” gói. Ngoài ra, trong xe lúc nào cũng có sẵn thùng “mì ăn liền !”
CHỈ CÓ Ở BOLSA: Đồng phục (thiếu hoặc không có vải) của chiêu đãi viên quán nhậu ôm, quán cà phê Bikini, Dĩ vãng 1, 2, 3 …

CHỈ CÓ Ở BOLSA: Mới có quảng cáo dich vụ Ly dị Đơn Giản giá $399.00, Khai Phá Sản Dễ Dàng giá $299.00. Hèn chi mấy bà thấy giá “sales” ham quá, rủ nhau làm giấy ly dị ào ào. Mấy ông thì khai phá sản lia chia (Tưng bừng khai trương, Âm thầm đóng cửa!)
CHỈ CÓ Ở BOLSA: Mới thấy có quảng cáo dich vụ “Lấy Quốc Tịch Hoa Kỳ” mà không cần phải thi cử chi cả?! Miễn thi Quốc tịch! Có tiền là có Quốc tịch !(What a miracle!) (Tôi đã nhìn thất tận mắt mà lỡ mất cơ hội chụp hình mấy cái quảng cáo loại này trên đường Wesminster –


(photo by TUI)

CHỈ CÓ Ở BOLSA: “Nhiệt liệt,” quyết không để bất cứ người Việt nào sống mà không có bằng Quốc tịch Hoa Kỳ (“Thi Bao đậu?”)
CHỈ CÓ Ở BOLSA: Các quán ăn (phở, hủ tíu, bún bò Huế, bánh cuốn, cháo…) ồn ào như chợ cá Trần Quốc Toản Sài gòn.
CHỈ CÓ Ở BOLSA: Thực khách đang ngồi ăn cháo lòng trong nhà hàng nghe mấy thực khách bên cạnh lớn tiếng khoe nhau mới đi soi ruột, cột buồng trứng, cắt nhiếp hộ tuyến… nghe rùng rợn ớn da gà.
CHỈ CÓ Ở BOLSA: Đi khiêu vũ ban trưa 3 tiếng, được học khiêu vũ miễn phí, giá chỉ có $3.00. Ban đêm khiêu vũ tưng bừng 4 tiếng chỉ có $5.00 bao luôn nước uống và thức ăn nhẹ, có luôn hát cho nhau nghe.
CHỈ CÓ Ở BOLSA: Trung tâm thần dược của thế giới (?) Hàng ngày mấy đài TV hoặc radio quảng cáo hàng loạt các ông “Bác sĩ” Đông Y (dù chỉ học vài tháng trường lèo, non-accredited) có các loại thần dược mới ra lò trị dứt nọc tất cả các loại bệnh nan y (như Viêm gan – HIV, Ung thư…) mà nhà thương, Bác sĩ Mỹ đang bó tay.
CHỈ CÓ Ở BOLSA: Các loại thuốc bổ dược thảo bán ở Bolsa mang nhãn hiệu là các con số cho dễ nhớ vì bệnh (nạn) nhân là những người già cả, lú lẩn, nhẹ dạ. Ví dụ chai số 39 để trị cao máu, chai số 40 trị cao đường, chai số 69 trị liệt dương, chai số 89 trị thổ tả v..v…
CHỈ CÓ Ở BOLSA: Thủ đô của các hội đoàn người Việt. Nhiều hội đoàn chỉ vỏn vẹn có 3 hội viên (Hội trường, Phó hội trưởng và Tổng thư ký?!) mà chỗ nào cũng có mặt, cáo phó nào cũng có trong danh sách chia buồn loạn cào cào (mặc dù chẳng hề biết buồn chút nào – Dù gì cũng bớt đi được một đối thủ hè?)
CHỈ CÓ Ở BOLSA: Mới có các “Cáo phó” lớn (đăng đầy trang trên báo) để khoe lắm con, lắm cháu, lắm… vợ và lắm của; đồng thời nhân tiện khoe cựu đủ thứ cho người già, bằng cấp đủ thứ cho người trẻ, vẻ vang đủ thứ của con cháu trong nhà ta nhớn bé.
CHỈ CÓ Ở BOLSA: Các phụ nữ có bộ ngực quả bưởi hấp dẫn được mời xuất hiện trên các đài TV làm quảng cáo không công (không cần thù lao) vì được dịp “show” hàng giả màu mỡ (loại tân trang) thoải mái.
CHỈ CÓ Ở BOLSA: Có tới 48 tiệm “mát-xa” có môn bài (“Licensed”) hẳn hoi; không kể số tiệm “mát-xa” chui. Phải lấy làm lạ là tại sao người Việt tị nạn lại có nhu cầu “mát-xa” cao như vậy? Có lẽ vì sự sống ở Bolsa mệt mỏi hơn các nơi khác?
CHỈ CÓ Ở BOLSA: Bà Âu Cơ đem xuống Little Sài gòn 10,000 quả trứng, nở ra thành 10,000 phụ nữ, mũi và ví cao giống nhau, da mặt căng giống nhau, cằm chẻ giống nhau, môi trái tim giống nhau, mắt xăm màu giống nhau. Nhìn là biết 10,000 quả trứng ấp từ Thẩm Mỹ Viện Âu Cơ. Bó tay.cơm.

CHỈ CÓ Ở BOLSA: Họp mặt gây quỹ từ thiện liên tu bất tận (cả một chục “phi vụ” mỗi tháng) còn được báo chí viết tường thuật tỉ mỉ trên trang nhất… Chỉ cần giúp $100.00 mà được mang cả nhà đi theo ăn mệt nghỉ và coi văn nghệ miễn phí (?) nữa. Tuyệt chiêu!
CHỈ CÓ Ở BOLSA: Dù hàng tháng ăn tiền trợ cấp xã hội, ở nhà “Section 8” (trợ cấp “housing” của chính phủ cho người nghèo) nhưng là hội viên danh dự các sòng bài Las Vegas, sắm i-phone mới ra lò lòe thiên hạ
CHỈ CÓ Ở BOLSA: Dù đang làm chủ 2 chợ, nhưng gia đình vẫn có “MediCal” (bảo hiểm sức khỏe cho người nghèo) xài ngon ơ!

(chưa hết đâu… hãy chờ… còn tiếp)
“Tui có người yêu đến tận ‘Bôn-Sa’ (Bolsa).
Tui có người yêu ở ‘Quách Minh Tưa…’ (Westminster).
(Nhái bài “Tình ca người mất trí” của TCS)

Hu hu! Hi hi!

Trần Văn Giang
(ghi lại)
Orange, ngày 22 tháng 12 năm 2018.

Advertisement

TỪ NGƯỜI VIỆT TỴ NẠN

Trần Văn Giang

imagetinan003
1.

Cơ hội “ngàn năm một thuở” tại các trại tị nạn mà dân Việt gần như không thể có được khi sống tại Việt Nam là: Sự tự do thay đổi lý lịch và học Anh Ngữ miễn phí. Thực ra, đây cũng là hai sinh hoạt bận rộn và nhộn nhịp nhất của dân Việt tạm trú tại các trại tị nạn.

Sự thay đổi lý lịch gồm cả việc đổi tên, đổi tuổi và đổi sự không tưởng: địa vị xã hội (“social status”).

Chị Nguyễn Thi Gáo với một cái tên cúng cơm rất mộc mạc, hiền lành của “hoa đồng cỏ nội.” Từ sau khi chị bị té giếng, hồi còn là một thiếu nữ ở Cần Thơ, đầu óc của chị cho đến nay chưa hoàn toàn tỉnh táo, đó có thể là lý do mà chị vẫn còn “độc thân tại chỗ” với cái tuổi ba mươi mí rồi. Nhân cơ hội ngàn năm một thuở này, chị đổi tên cho có vẻ tỉnh thành, thơ mộng, văn nghệ hơn; và đổi cả tuổi tác cho trẻ trung hơn là: “Nguyễn Thị Phương Loan” hai mươi mốt tuổi. Cụ bà Nguyễn Thị Thau, là mẹ của chị Gáo, than phiền với hàng xóm tị nạn là:

– “Chèng đéc ơi!” Tôi đặt cho nó tên là Gáo, tức là gáo dừa để múc nước cho sạch sẽ và bền bỉ. Không biết ăn nhằm cái giống gì? mắc chứng gì? mà nó đổi tên thành “Lon!” (Loan) bằng sắt cho nó mau rỉ sét, mau lủng.

Với sự thay đổi đầy tiện nghi này, hy vọng rằng chị đã gặp được tình quân, có thể là cựu “Trung Tá Y Sĩ” hay cựu “Đại Tá” nào đó một cách mau chóng.

Cụ Lý Toét nằm chung lều với tôi (mỗi túp lều trong tị nạn có khoảng 4 đến 6 gia đình cự trú) đã 65 tuổi, tức là tới tuổi về hưu và hợp lệ ăn “tiền già” nếu sống trên đất Mỹ. Vì chúng tôi thuộc đợt thuyền nhân đầu tiên, tất cả đều ú a ú ớ, không có người hướng dẫn, cứ sợ ra khỏi trại người Mỹ họ thấy mình tuổi già sẽ không mướn làm việc thì chết đói mất. Cụ khai giấy tờ rút lại tuổi, chỉ còn có 55! Tôi đoán là cụ sẽ đấm ngực, sẽ kêu trời không thấu về cái lỗi lầm quá tai hại này! Bởi vì cụ còn phải “cày” thêm khoảng một chục năm nữa mới về hưu được! Không chừng cụ đã quy tiên trước khi nhận cái “check” phụ cấp hưu trí đầu tiên của sở xã hội Mỹ. Tội nghiệp chung cho dân tị nạn: “Nhân bần chí đoản.” Chỉ vì sự lo âu về sinh kế trên đất lạ mà đầu óc trở thành đặc kịt như củ khoai lang, không thể phân tích lợi và hại; hai mắt bị che cả hai bên giống y như mắt ngựa kéo xe, không nhìn xa được. Dân tị nạn ta cứ tự ý khai báo, sửa đổi tầm bậy tầm bạ trong cái hoàn cảnh vô luật lệ, vô sổ sách này.

Thôi cụ Lý Toét à! Nếu cụ có lỡ qua đời rồi thì tôi cũng xin cầu chúc hương hồn cụ được mạnh giỏi, được an nghỉ vĩnh viễn không phải lo âu, bận tâm về sinh kế nữa Tiếp tục đọc

TÓC AÓ THÔI BAY

Trần Văn Giang

smoke iStock_000002749818Large

Thắng lái xe thật nhanh vào bãi đậu xe, tìm một chỗ đậu rồi vội vàng cuốc bộ vào phía trong nghĩa trang. Thầy Minh Mẫn đang đọc kinh, và lễ hạ huyệt đang tiến hành.

Đây là đám tang mẹ anh Huy, một người bạn nối khố của Thắng. Bà cụ mẹ Huy lúc còn sống thương Thắng như con đẻ. Hồi hai đứa còn đi học cùng trường, Thắng ăn ngủ ở nhà Huy gần như nhà mình. Mỗi lần có nấu món gì ngon, bà cụ vẫn thường gọi Thắng đến ăn. Từ những chỗ thân tình đó, Thắng không thể không đến dự lễ mai táng bà cụ. Ngặt một điều, Thắng mới từ chân ướt chân ráo đổi chỗ ở từ Boston về Orange County (California) được hơn 3 tuần, và làm việc cho hãng mới được non một tuần. Lễ di quan của cụ lại nhằm ngày làm việc giữa trong tuần. Thắng không tiện xin nghỉ làm nguyên một ngày; mà chỉ xin phép về sớm hai giờ đồng hồ để dự lễ chôn cất này tại nghĩa trang.

Người đi đưa đám đã đứng chung quanh chỗ đặt quan tài thành nhiều vòng. Vì đến trễ, Thắng không tiện chen đi vào cho gần chính giữa, nơi gia đình anh Huy đang đứng, mà chỉ đứng ở vòng ngoài cùng nhìn vào.

Nắng tháng tám ở nam California vào 2 giờ chiều thật cao và nóng. Mồ hôi Thắng bắt đầu chẩy ra rất nhiều trên trán và cổ. Thắng đành phải bước qua một chỗ bóng cây nhỏ gần đó để hóng lấy chút bóng mát, và gió mát. Kể cũng lạ! Dưới bóng cây, Thắng nhận ra dáng dấp quen thuộc của một thiếu nữ mặc áo dài trắng. Người thiếu nữ nhìn Thắng tủm tỉm cười, một nụ cười quen thuộc… và cô nàng có vẻ như đứng chờ Thắng đã từ lâu rồi mà Thắng vô tình không thấy…

Thắng bật nói khẽ Tiếp tục đọc

Biết rồi, khổ lắm, nói mãi!

Trần Văn Giang

Screen Shot 2013-10-18 at 8.20.17 PM

Lời mở đầu:

Đây là ý kiến cá nhân của người viết mà thôi. Đúng hay sai còn tùy từng hòan cảnh và sự thẩm định của mỗi độc gỉa.
TVG.

“Biết rồi, khổ lắm, nói mãi !!!”

Nhà cháu không biết các cụ “độc thân vui tính” có can đảm, uống thuốc liều nói với người yêu thơ mộng “lời yêu” này hay không ? Riêng với các cụ khác đã lập gia đình rồi thì có lẽ cụ đã phải nói với bà xã câu này không biết là lần thứ mấy (ngàn) rồi ?

“Thương em thì thương rất nhiều mà duyên kiếp lỡ làng dzồi…”

Nếu cụ ngồi “nhìn ra,” cụ tự cảm thấy tội nghiệp cho thận phận làm “chủ gia đình” của cụ. Cụ nhớ lại, sau câu hỏi ngắn ngủi của Linh mục chủ hôn:

“Giu-Se Nguyễn Văn Ngố, anh có nhận Maria Trần Thị Mẹt làm vợ và hứa sẽ chung thủy thương yêu Maria Trần Thị Mẹt lúc thịnh vượng cũng như lúc gian nan; lúc bệnh họan cũng như lúc khỏe mạnh; và sẽ tôn trọng Maria suốt cuộc đời anh hay không?”

Chính bản thân cụ đã “hồ hởi” mau mắn đồng ý với câu hỏi “rất phức tạp khó hiểu” này của Linh mục chủ hôn [Rõ ràng là cụ tự nguyện mà ! Có ai đe dọa, bắt buộc hay ép hôn cụ đâu?] với một câu trả lời chắc nịch như đinh đóng cột vỏn vẹn chỉ có hai chữ: “Dạ có! (I do!)” Sau khi phát ngôn hai chữ ngắn ngủi này, cũng lại chính cụ cũng đã phấn khởi “bút sa gà chết” ký vào tờ giấy “hôn(g) thú (No-Fun License / Certificate)” liền mờ lị ! Tờ giấy “hông thú” này đã tức thời biến thành một bản án (chung thân) dài suốt cuộc đời của cụ. Cụ có lẽ cũng nhận ra là “ngày hợp hôn” là cái mà bà xã cụ đồng ý với cụ lần cuối cùng Tiếp tục đọc