Tiệm ăn Việt Nam, ngành kinh doanh đang lên ở Nhật Bản

dothongminh

Nếu muốn tự túc kinh doanh thì có lẽ không gì hơn là khai thác sở trường sẵn có và đang được người Nhật ưa thích, đó là tiệm ăn Việt Nam.Bài viết này muốn giới thiệu với các bạn một vài nét chính về các món ăn Việt nam được người Nhật bản khá là ưa thích và các tiệm ăn Việt nam tại Nhật bản. Nếu có cơ hội các bạn hãy thử đến đó một lần nhé.

Cho tới nay, số tiệm ăn Việt trên toàn nước Nhật gần 30 tiệm (riêng Tokyo là 20 tiệm) có khoảng 60% là do người Việt làm chủ, kéo dài từ Hokkaido ở cực bắc có tiệm sặc mùi nước mắm vì mang tên “Phú Quốc” (là tên một hòn đảo ở tỉnh Kiên Giang, Việt Nam) do người Nhật mới mở, xuống tới Fukuoka (Kyushu) ở cực nam có tiệm “Honba Betonamu Ryouri” khá kỳ cựu của anh Đặng Đức Thịnh… Tỷ lệ người Nhật mở quán Việt ở đây như vậy là rất cao so với các quốc gia khác, điều này cho thấy là người Nhật thích đồ ăn Việt Nam và việc mở tiệm đối với người Việt còn nhiều khó khăn. Nếu kể cả một số tiệm ăn Trung Hoa, Camuchia, Thái nay có thêm món ăn Việt thì tới hơn 65 tiệm.

Các món ăn được ưa thích

Các món được ưa thích ở Nhật là chả giò, gỏi cuốn, bánh xèo, phở bò, phở gà, carry, gỏi gà, miến xào, có tiệm có cả món bánh cuốn, trà và cà phê Việt Nam, bia 333, bia Sài Gòn, rượu Lúa Mới… Bánh tráng cuốn và nước mắm, bánh phở khô… nay trở thành các vật liệu khá quen thuộc với các phụ nữ Nhật mê món ăn Việt Nam. Ở Nhật, món phở bò chưa đạt được đỉnh cao nghệ thuật như ở Hoa Kỳ, nên chưa được người Nhật chú ý như chả giò, gỏi cuốn, bánh xèo. Ở Hoa Kỳ, đối với người bản xứ thì đại biểu món ăn Việt Nam là phở bò, có một số cơ sở làm ăn khá, có hệ thống đến 20 tiệm trên nhiều tiểu bang. Du khách Nhật tới Newyork rất thích vào ăn tiệm phở Bằng. Ở nhiều tiệm phở, thấy có khách Hoa Kỳ ngồi húp phở xùm xụp, tự nhiên mình cũng thấy hãnh diện lây. Món phở độc chiếm ưu thế vì có thể ăn no phở bất cứ bữa nào trong ngày, giá cũng rất phải chăng, chỉ 3,5 – 4,5 Mỹ kim một bát, còn chả giò hay gỏi cuốn chỉ là món ăn chơi thôi.

Tên Quán ăn :

Tên “Sài Gòn” được nhiều tiệm chọn nhất. Chúng tôi thấy có khoảng 10 tiệm mang cùng tên “Sài Gòn”, có tới 2 tiệm “Miss Sài Gòn” ở thành phố Musashino và ở Shibuya (trong nhạc kịch “Miss Sài Gòn”, có 2 người đóng vai chính vì thường đóng ngày 2 xuất và hàng năm trời nên phải thay phiên nhau), có tiệm lại còn lấy tên “Sài Gòn Đẹp Lắm” từ một bài hát mà có lẽ người Việt Nam nào cũng biết. Bảo đảm hương vị Việt Nam thì đã có tiệm lấy tên “Hương Việt” của chị Nguyễn Thị Điệp mở từ năm 1986. Chị Điệp trong năm 1996, 97 cũng đã đóng góp một chút kiến thức của mình về món ăn Việt nam để hoàn thành 2 cuốn sách về món ăn Việt Nam bằng tiếng Nhật. Thơ mộng thì có tiệm “Đà Lạt” ở Jiyugaoka quận Meguro, mà nhất là phim ảnh thời sự thì có “Ao Papaya” tức “Đu Đủ Xanh” ở quận Kita. Lời chào niềm nở và thân thiện thì chắc không đâu qua mặt tiệm mang tên “Hello Việt Nam” ở quận Chiyoda.Đơn sơ mà hấp dẫn thì không đâu hơn tiệm mang tên “Áo Dài” ở Akasaka, quận Minato. Ở Kobe có tiệm Mekong khang trang rộng rãi với 60 ghế của anh Tòng sánh vai với một tiệm chắc có hương vị rất Hà Nội vì mang tên “Lâm Hà Nội” mà. Nếu tỉnh Shizuoka có tiệm với cái tên “Sài Gòn” quen thuộc của anh Hùng thì cạnh đó, tỉnh Aichi không chịu kém, tháng 11/96 vừa ra một cửa tiệm với cái tên rất cổ kính và xanh rờn là “An Nam Blue”. Cái tên bình dân thì có “Quán Cơm Việt Nam” của chị Lệ ở quận Ota mở cũng 10 năm qua. Một nơi “khỉ ho cò gáy” như tỉnh Shimane ở tây-nam Bản Đảo cũng có tiệm Việt Nam, thiên hạ chọn hết tên hay nên chị Hataoka không biết chọn tên nào khác hơn là tên mình “Hataoka Restaurant”. Vào tháng 10/97, Hokkaido lại có thêm tiệm thứ 2, không chịu thua kém Sài Gòn nên mang tên “Chợ Lớn” mới lạ chứ, chuyên bán cà phê, bánh mì & tạp hóa Việt Nam do người Nhật làm chủ. Tháng 11/97 có thêm một tiệm ăn và rượu mang cái tên Nam Dương có vẻ bí mật “Tétés Café” (Tétés là giọt nước) nhưng bán món ăn Việt Nam và Thái, hơn 70 ghế, tại Nishi Azabu, quận Minato do công ty Nhật làm chủ. Hơn 30 tiệm ăn Việt Nam, tuy phần lớn chỉ khoảng 30-40 ghế, nhưng thật là “mỗi tiệm một vẻ”.
Đứng đầu trong lãnh vực kinh doanh tiệm ăn phải kể đến bác Nguyễn Văn Ngân, du học sinh qua Nhật từ năm 1941, nay đang làm chủ 3 tiệm ăn lớn ở Yurakucho (“Sàigòn Café” mở từ năm 1950) và Ginza, đều lấy tên là Sài Gòn, có tiệm tới 150 chỗ ngồi. Hệ thống tiệm Mỹ Dung ở Đông Kinh, từ tiệm đầu tiên ở Shinjuku, rồi 2 tiệm ở Bunkyo, Ikebukuro và tháng 4/97 thêm tiệm nữa lấy tên là Thiên Phước ở Yotsuya. Shibuya thì có tiệm “Bougainvillaea” (Hoa Giấy) đã được khoảng 20 năm, do anh Lưu Tuấn Kiệt làm chủ và mới đây cuối năm 1996 có thêm tiệm “Miss Saigon” do chị Tám làm chủ. Bì Ba Theo nấu ăn nổi tiếng, thường làm giò chả cho các nơi, kinh doanh tiệm “Hồng Phước” ở Omiya, tỉnh Saitama từ năm 1993, đang tìm thêm một địa điểm tại Tokyo để thu hút khách hơn.

Ngày 7/8/97 vừa qua, chị Nguyễn Thị Giang đã mời khoảng 100 bạn bè tới dự bữa tiệc ra mắt cửa tiệm của chị. Tiệm mang tên “Giang’s Betonamu Ryoriten”, gần ga Futago Tamagawaen cuối đường tầu Oimachi (từ Oimachi đi khoảng 14 ga, đi bộ độ 2 phút), chính thức khai trương ngày 8/8, có khoảng 30 ghế. Chị Giang là người từng dạy gia chánh tại Việt Nam, làm đầu bếp chuyên nghiệp cho nhiều quán ăn ở Nhật. Chị cũng dạy nấu ăn Việt Nam khoảng 7 năm qua, có 200 học trò, hầu hết là phụ nữ Nhật, rất thích đồ ăn Việt Nam, có người theo học chị liên tục nhiều năm.

Tháng 11/97, ngay đối diện hội quán Kyurian (Shinagawaritsu Sogo Kumin kaikan) ở cửa đông ga Oimachi, quận Shinagawa có quán “Sun Fish Kitchen” bán thức ăn Việt, Thái và Lào do người Nhật làm chủ. Điểm đáng nói là tỉnh Kanagawa với khoảng 1.500 người Việt, đông nhất Nhật Bản cho đến cuối năm 1997 mới có 1 tiệm ăn Việt Nam mang tên “Hương Quê” của anh chị Nguyễn Xuân Tùng (trước đây khoảng 10 năm đã có một tiệm ăn nhưng chỉ hoạt động trong khoảng 1 năm rồi đóng cửa). Một tiệm ăn khác đã đóng cửa từ 5, 7 năm trước là quán bà Định tại ga Okubo, quận Shinjuku, Đông Kinh, nổi tiếng lâu đời nhất, kéo dài suốt hơn 30 năm, thời sinh viên du học trước 1975 không ai là không biết. Tháng 3/98 cũng tại Yao có tiệm Việt Nam mang tên “Sài Gòn Quán” do chị Mai Hoa và Tuyết Minh trông coi. Đến tháng 4/98 lại có 1 quán tên “Ăn Ngon” tại Chuo-Ku, Osaka do người Nhật mở, hy vọng là ngon hết xẩy. Và đầu tháng 5/98 thì có tiệm “Sáng Tạo” của người Nhật và đầu bếp Việt Nam ra đời. Như vậy đầu năm 98 một lúc có đến 4 quán ra đời ở Osaka, sự cạnh tranh kể cũng khá gắt gao.

Tiệm ăn và nhạc sống

Tỉnh Kanagawa là nơi tập trung người Việt đông đảo nhất, chiếm khoảng một phần tư người Việt sống rải rác trên toàn nước Nhật. Thường người Việt tha hương tập trung về một nơi nào đó vì các yếu tố như khí hậu, môi sinh, thổ sản tương đối gần giống như ở Việt Nam. Những yếu tố ấy ở vùng này không khác với Việt Nam, nhưng đây là vùng công nghiệp nên rất dễ xin việc làm, ở đây rất dễ mướn nhà cũng như xin vào các chung cư của thành phố.
Nhờ số lượng người Việt đông đảo như vậy nên đã có một số tiệm đồ cũ, tiệm ăn Việt Nam mọc lên (không kể bán nhạc sách, cho thuê băng trong nhà).

Trong bối cảnh ấy, một nơi sinh hoạt lý tưởng vừa được thành hình. Đó là tiệm “Vietnam HAPPY Restaurant”, từ ga Sugamino ra phía bên trái đi bộ khoảng một-hai phút. Tiệm được thiết kế rất tiện nghi, có gắn máy điều hòa cho bốn mùa, có karaoke, disco, nhạc sống, hệ thống âm thanh studio tối tân, trên 3000 nhạc phẩm Anh-Nhật-Việt được chọn lọc chuyên nghiệp. Sàn nhảy rộng rãi, chung quanh được thiết bị với giàn đèn điện tử tự động. Ba hàng ghế được xếp theo hàng chữ U, hai hàng ghế nệm nhung, một hàng ghế tre mây đan, nhất là những món nhậu nổi tiếng Việt Nam và Thái Lan…

Đêm 30/4/1999 vừa qua, ban nhạc Newsky chính thức trình diễn với hơn 30 quan khách. Các ca sĩ ái mộ nhất hiện nay ở Nhật cũng đã liên tục xuất hiện với những nhạc phẩm bất hủ và thịnh hành nhất. Nam ca sĩ Ngọc Long với các nhạc phẩm: “Khi yêu, Yuugata no uta (Bài hát hoàng hôn), Con gái bây giờ” v.v… Nữ ca sĩ Ngọc Anh đăc biệt trong các nhạc phẩm: “Tình yêu màu tím, 999 đóa hoa hồng, Xin còn gọi tên nhau”…

Chương trình nhạc sống vừa tăng cường thêm Tuyết Hoa, với giọng hát ngọt ngào, lối trình diễn trẻ trung, sống động vẫn được mọi người ái mộ.

Điều kiện mở quán

Khi ra tiệm, cần điều kiện tay nghề tàm tạm trở lên, bởi đa số khách là người Nhật, họ sẽ không khó tính như người Việt (khi thấy món ăn không giống như tên gọi!?). Nay số tiệm và khách gia tăng, sự cạnh tranh cũng lên cao nên nhiều tiệm đã có nỗ lực cải thiện phẩm chất và cách phục vụ và chiều hướng khách Việt đi ăn tiệm Việt bắt đầu gia tăng. Muốn mở tiệm phải trả lời được câu hỏi đầu tiên: “Tiền đâu?”. Chi phí mở quán khoảng 5-25 triệu Yen (40.000 – 200.000 USD), để mở một tiệm khoảng 20-50 ghế, gồm 2 khoản chính là tiền thuê hay sang cửa tiệm cũ (10-20 lần tiền thuê hàng tháng), chiếm độ 1/2 và trang thiết bị độ 1/2. Đòi hỏi số vốn cao cũng là trở ngại chính, nếu không thì số tiệm ăn Việt mọc ra có lẽ còn gấp bội bây giờ.

Nhật Bản đang hướng mạnh vào Việt Nam và người Nhật rất thích món ăn Việt Nam, nên việc mở tiệm ăn hay mỹ nghệ cũng là một cách truyền bá văn hóa Việt vậy.

Đỗ Thông Minh

Advertisement

TỴ NẠN

dothongminh

Cuộc Di Cư Năm 1954: 950.000 Người
Ngày 20/7/1954, các nước ký Hiệp Định Genève chia đôi VN (nên ngày này sau đó đc gọi là “Ngày Quốc Hận”), dân chúng có 300 ngày và sau đó gia hạn để chọn miền muốn sinh sống. http://baoanhdatmui.vn/vcms/media/photos/2012/12/30.12/2—BAI-13.jpg
Trong khi có khoảng 150.000 người, phần lớn là cán bộ CS và thân nhân, tập kết ra Bắc (hình bên, địa điểm như tại cửa sông Ông Đốc, huyện Trần Văn Thời, Cà Mau), thì với chiến dịch “Hành Trình Những Đợt Tỵ Nạn Cộng Sảnhttp://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/b/bb/HD-SN-99-02045.JPEG/375px-HD-SN-99-02045.JPEG

Sang Phía Tự Do” (Passage To Freedom), số người ở miền Bắc di cư vào Nam rất đông (hình dưới), dù đã bị cán bộ CS ngăn chặn, vì họ đã có kinh nghiệm đối với sự man rợ của CS, nhất là vụ Cải Cách Ruộng Đất.
Di cư trước 19/5/1955: 871.533 người.
Di cư trong thời gian gia hạn: 3.945 người.
Vượt tuyến sau khi hết hạn: 76.000 người.
Ngay ngày 17/7/1954, chuyến tàu đầu tiên là Anna Salen của Thụy Điển đã đưa khoảng 2.000 người rời miền Bắc cập cảng Sài Gòn ngày 21/71954.
Tổng kết theo phương tiện chuyên chở:
4.200 chuyến bay chở 213.635 người.
Tàu thủy chở 555.037 người.http://www.vietmediaagency.com/images/upload/Article/Kien_Thuc_-_Giai_Tri/Tai_Lieu_Hiem/130120-TLH-TemDiCu-4.jpg
Phương tiện riêng 102.681 người (có khi đi đường bộ qua ngả Lào, bằng thuyền nhỏ hay bằng bè tre).
http://vi.wikipedia.org/wiki/Cu%E1%BB%99c_di_c%C6%B0_Vi%E1%BB%87t_Nam_(1954)
http://namrom64.blogspot.jp/2012/08/hinh-anh-di-cu-tu-bac-vao-nam-1954.html
http://www.vietmediaagency.com/D_1-2_2-92_4-802/bo-tem-di-cu.html
http://baoanhdatmui.vn/vcms/html/news_detail.php?nid=17491
Cuộc Di Cư Năm 1975…: 4.000.000 Người
Ngoài chuyện người dân sợ sự tàn ác của CS, cán bộ CS đã lợi dụng chính sách “Kinh Tế Mới” để cướp đất, cướp nhà, chương trình “thủy lợi” để thu tiền, việc đổi tiền và đánh “tự sản mại bản” để cướp của, thi cử theo lý lịch… tất cả đã lộ rõ bản chất cực đoan, ngu dốt của CS, đã đẩy người dân đến đường cùng.https://encrypted-tbn3.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcRdEayFZTefyQRci3OVg0YkAbgEMphjlQpLBfkye6-Rp4TgdhP-nA
Ngay sau 30/4/1975, thông tin về VN bị hạn chế tối đa, hình ảnh vùng “Kinh Tế Mới” đăng trên tuần báo Newsweek khiến mọi người ngỡ ngàng.https://encrypted-tbn1.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcTQhoZPwk-d_8lnmFmBIaMH5f6DHYNcx1He0dSnyVVrH8y_j6u2
– –
Đợt đầu ngay trước và trong ngày 30/4/1975 có khoảng 140.000 người (khoảng 120.000 người Việt và 20.000 người Hoa Kỳ ra đi bằng tàu thuyền, máy bay. Những đợt kế tiếp bằng tàu, thuyền, bè được gọi bằng 1 từ mới là “thuyền nhân” (boat people), đường bộ là “bộ nhân” (land people) kéo dài tới năm 1994 tức trong 20 năm.https://lh4.googleusercontent.com/-Lj01A7bRHl8/SumpcyYznhI/AAAAAAAA8kc/KD1u7gTRBX8/s310/001_080505-BoatPeople_map_Archive%252520of%252520Vietnamese%252520Boat%252520People%252520Inc..jpg
http://nguoiviethaingoai.org/ditan.html

Máy bay L19 đáp xuống hàng không mẫu hạm!
Thiếu Tá Lý Bửng và cú đáp lịch sử trên hàng không mẫu hạm USS Midway trong ngày lịch sử 30/4/1975.
Một phi công chưa từng đáp máy bay xuống hàng không mẫu hạm bao giờ, lại chở quá tải trên chiếc máy bay không đủ điều kiện để đáp, không có radio liên lạc với đài không lưu của tàu, nhưng đã đáp thành công.
Đó chính là Thiếu Tá phi công VNCH Lý Bửng, đã lái chiếc máy bay Cessna OE-1 “Bird Dog” (L-19), còn gọi là máy bay bà già hay là máy bay thám thính. Máy bay này chỉ có 2 chỗ ngồi, 1 cho phi công và 1 cho người quan sát, nhưng ông Lý Bửng đã chở tới 7 người, gồm vợ chồng ông và 5 người con.
Ngày 19/4/1975, hàng không mẫu hạm Midway (CV-41) cùng với 3 chiếc khác là Coral Sea (CV-43), Hancock (CV-10), Enterprise (CVN-65) vào vùng Biển Đông khi quân đội VNCH theo lệnh Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu bỏ vùng cao nguyên. 10 ngày sau, Midway tham dự “Chiến Dịch Gió Thổi Không Ngừng” (Operation Frequent Wind) di tản nhân viên Hk và hơn 3.000 người tỵ nạn Việt rời khỏi VN. Trực thăng liên tục mang người tỵ nạn từ đất liền đáp xuống Midway, trong số đó có 1 phi cơ nhỏ L19 đáp xuống. Chiếc phi cơ này sau được trưng bày ở Viện Bảo Tàng Hải Quân ở Pensacola, Florida, v à nay được để trong lóng chiếc Midway về hưu năm 1997, trở thành bảo tàng viện neo ở San Diego, California.
Ngày 29/4/1875, ông Lý Bửng đã cùng vợ con bay từ phi trường Tân Sơn Nhất ra Côn Sơn để sang ngày 30/4 sẽ bay từ Côn Sơn ra hàng không mẫu hạm của HK đậu ngoài khơi. Ông Bửng biết có hàng không mẫu hạm đậu ngoài biển, nhưng không biết chính xác vị trí nào. Rồi ông thấy tất cả các máy bay khác đều bay về một hướng, nên ông bay theo họ và tìm thấy hàng không mẫu hạm USS Midway. Gặp hàng không mẫu hạm, nhưng trên máy bay không có radio để liên lạc xin đáp. Ông Bửng bay vòng quanh tàu và chớp đèn ra hiệu đáp, nhưng ông không nhận được tín hiệu đèn xanh để đáp xuống.
Đài kiểm soát không lưu trên tàu Midway thì tưởng rằng chỉ có 1 mình ông trên máy bay, nên đã cố gắng liên lạc với ông, bảo ông không đáp trên tàu, mà phải đáp xuống biển, tàu Midway sẽ cho người ra cứu. Thế nhưng, mọi liên lạc đều không thành, do trên máy bay của ông Bửng không có radio.
Máy bay của ông lại sắp hết nhiên liệu, không đủ xăng để bay vào đất liền. Nếu thuyền trưởng tàu Midway không cho ông đáp xuống, 7 mạng người trên tàu không thể sống sót.
Ông kể, ông đã viết vào mảnh giấy xin lệnh đáp, cột vào cái dao và quăng xuống tàu. Ông làm như vậy 3 lần, nhưng nó đều rơi ra biển. Lần thứ 4 ông cột miếng giấy vào khẩu súng, bay thật thấp rồi quăng. May quá, lần này nó rơi xuống tàu sân bay. Mảnh giấy ghi: “Các ông làm ơn dời chiếc trực thăng sang bên kia cho tôi đáp xuống đường băng. Tôi có thể bay thêm 1 tiếng nữa, chúng ta có đủ thời gian để dời. Làm ơn cứu tôi. Thiếu Tá Bửng, vợ và 5 đứa con.”.http://nguoiviettudoutah.org/2011/wp-content/uploads/2014/04/LyBung2.jpg
Đại Tá Larry Chambers, Hạm Trưởng của tàu Midway đã cho ông hạ cánh. Biết không đủ chỗ đáp, nên ông Chambers ra lệnh cho các thủy thủ đẩy mấy chiếc trực thăng VNAF UH-1 Huey xuống biển. Trị giá của số máy bay quăng xuống biển lúc đó khoảng 10 triệu đô-la Mỹ, để có chỗ trống cho ông Bửng đáp. Trên sàn tàu lúc đó chỉ có lưới và móc để giữ các loại máy bay phản lực khác khi đáp, không đủ dụng cụ để chiếc L-19 của ông Bửng hạ cánh, nhưng ông Bửng đã đáp thành công, trước những cặp mắt kinh ngạc của tất cả những người HK và tỵ nạn VN có mặt trên tàu.
Ông Lý Bửng và các nhà báo sau khi ông đáp chiếc L-19.http://nguoiviettudoutah.org/2011/wp-content/uploads/2014/04/LyBung1.jpg
Ông Larry Chambers (thứ 2 từ trái sang) và ông Lý Bửng (phải).
Ảnh chụp ngày 5/4/2014.
Những người thân trong gia đình ông Bửng và gia đình ông Chambers.http://nguoiviettudoutah.org/2011/wp-content/uploads/2014/04/LyBung5.jpg
“The Opportunity to Make History: Vietnam War Hero’s Flight to Freedom Remembered”:
http://www.navyhistory.org/2014/04/the-opportunity-to-make-history-vietnam-war-heros-flight-to-freedom-remembered/
Clip ông Lý Bửng đáp chiếc L-19 hôm 30/4/1975:

Clip ông Lý Bửng phát biểu hôm 30/4/2010 trên tàu sân bay Midway về cú đáp lịch sử: https://www.youtube.com/watch?v=Zq_mg8CtSzk
Refugees ‘come home’ to the Midway after 35 years: http://www.recreationalflying.com/threads/cessna-bird-dog-carrier-landing.103138/
http://nguoiviettudoutah.org/2011/?p=48885


Và nếu kể cả những người đi đoàn tụ, “HO” (thực ra là H01…H10, H11…)… thì vào năm 2015 đã lên tới độ 4,5 triệu người Việt sống rải rác tại 100 quốc gia trên thế giới.
Người tỵ nạn đã phải ra đi trong hoảng hốt và vội vã ngay trước và sau ngày 30/4/1975, nhưng chỉ 1 thời gian ngắn sau thì đường lối thống trị của nhà cầm quyền dần dần hiện rõ làm mọi người ngỡ ngàng, vì CSVN vừa ngu dốt vừa gian ác khiến dân chúng miền Nam thấy không còn đường sống phải tìm cách ra đi đông hơn. Sau đó, dân miền Bắc cũng bỏ nước đi tìm tự do.
Kỹ Sư Nguyễn Gia Kiểng đã viết bài “Vết Thương Ngày 30 Tháng 4”, trong có đoạn: “Ngày 30 tháng 4, 1975 đã không đến trong niềm vui thống nhất đất nước, hòa giải và hòa hợp dân tộc mà mọi người mong ước… Các xí nghiệp tư cũng được ‘tiếp thu.’, thanh thiếu niên diện ‘ngụy quân ngụy quyền’ bị đuổi khỏi trường học. Các đường phố, trường học mang tên những danh nhân miền Nam được đổi thành những đường mang tên liệt sĩ Cộng Sản, có khi chỉ là những tay khủng bố rất tầm thường.”.
Theo ông, đất nước VN sau đó là những trại học tập cải tạo giam hàng trăm nghìn cựu quân cán chính VNCH, trí thức bị đàn áp, bỏ tù, các quyền tự do căn bản bị chà đạp và ngay những người đã từng ủng hộ chế độ Hà Nội như Nguyễn Thanh Giang, Tiêu Dao Bảo Cự vì lên tiếng phản kháng với nhà nước mà bị canh chừng, quản chế.
http://www.thongluan.co/vn/modules.php?name=News&file=article&sid=1759

Bè ty nan Vượt Biển Bằng Bè
Ngày 23/9/1975, ông Nguyễn Văn Phong cùng các con trai và bạn con đã dùng chiếc bè tự đóng tại bến Thanh Đa, Sài Gòn, để vượt biển. Bè gồm 36 thùng phuy xăng loại 200 lít, chia ra làm 2 hàng hàn nối với nhau, phía đầu cắt nhọn để rẽ sóng, bên trên làm giàn và nhà tạm trú. Bè chở 14 người (trong số đó có 1 em bé sơ sinh mới 8 tháng) theo sông Sài Gòn ra biển, được tàu Nhật vớt ngày 27/9/1975 (hình do thủy thủ Yoshida chụp cảnh thuyền nhân đang phất cờ “SOS”). Sau đó mọi người đã đi định cư tại Hoa Kỳ.

9 người vượt biển bằng bè kết bằng 7 cái phao ngày 21/10/1979…Chiếc bè được trưng trong viện bảo tàng Nam Úc
Mình không có xuồng thì tại sao mình không lấy nhiều cái ruột xe ráp lại thành cái bè? Tôi đem ý nghĩ này bàn với vợ tôi và trấn an vợ tôi rằng “nếu mình đi bằng ghe, thì có thể bị chìm và chết, còn cái bè, tuy lạnh lẽo khổ cực nhưng không bao giờ chìm”. Vợ tôi cũng tin tưởng vào tôi, nói “vậy được đó, làm đi”…
Chiếc bè được trưng trong viện bảo tàng Nam Úc.
Nên cuối cùng tôi quyết định ráp 7 cái (1.050 kg). Khi bỏ bè xuống nước phần nổi độ 10 cm. Thế là tôi lấy giấy bút ra vẽ chi tiết cái bè (tôi đậu tú tài Kỹ Thuật, nên biết vẽ Kỹ Nghệ Họa). Xong tôi ghi ra 2 tờ giấy, vợ tôi giữ 1 tờ và đạp xe đi mua cốm dẹp, đường, dây nylon, can nhựa, poncho v.v… Còn tôi đi mua gỗ và tìm thợ mộc để làm cái khung sườn + ruột xe. Tôi nhớ hoài nét mặt của ông thợ mộc khi tôi đưa tấm sơ đồ, ổng cứ nhìn ngang nhìn dọc, ổng không hiểu cái đó là cái gì?..Chiếc bè
Tất cả những sự chuẩn bị này, đối với tôi không có gì là khó khăn cả. Chỉ có 1 điều khó khăn nhất cho tôi là làm sao di chuyển số đồ đạc này ra bãi biển Cà Ná (gần Phan Rang). Chỉ riêng điều này không thôi cũng làm tôi tính toán nát óc..:
Anh Nguyễn Hữu Ba tại phòng triễn lãm Viện Bảo Anh Nguyễn Hữu Ba tại phòng triễn lãm Viện Bảo Tàng Nam Úc
Tàng Nam Úc.
Chuyến đi ấy không thành! Anh Ba bị tù 39 tháng.
Sau khi tôi về được 2 tháng, được người bạn cùng khóa giới thiệu tôi lái 1 chiếc tàu dài 12,5m, chở theo 83 người. Tôi trực chỉ đảo Natuna – Indonesia. Sau 77 giờ vượt biển, tôi cập vào bờ Natuna (ngày 12/4/1983) để xin nước và bản đồ để tiếp tục đi Úc. Nhưng chính quyền ở đây không cho đi. Họ đưa tôi qua đảo Kuku rồi trại tỵ nạn Galang. Gần 6 tháng sau (13/10/1983), gia đình tôi đến Úc, bỏ lại VN 1 đứa con, vì khi đi gấp quá tôi không về kịp Qui Nhơn để mang theo được…
Các con tôi nay đã trưởng thành. Tất cả 4 đứa đều đã tốt nghiệp đại học. Chúng tôi rất mừng có được gia đình hạnh phúc. Tôi xin cảm ơn vợ tôi, Và biết ơn nước Úc đã đón nhận chúng tôi định cư tại Úc, 1 xã hội tự do, dân chủ, công bằng và bác ái.
https://baovecovang2012.wordpress.com/2013/08/07/vuot-bien-bang-be-nguyen-huu-ba/

Có người dùng cả chiếc vỏ lãi (còn gọi là tắc ráng, 1 loại thuyền máy, hoặc xuồng, ghe nhỏ và dài hình thoi, thường làm bằng gỗ và gắn thêm máy, là phương tiện di chuyển chủ yếu và phổ biến ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ) gắn máy F12 chạy tới Mã Lai tỵ nạn.
Do chính sách hà khắc, trả thù, cướp bóc và đối xử phân biệt cũng như sự tham ô, trình độ kém, nhà cầm quyền CSVN đã đưa đất nước đến bờ vực thẳm, khiến có hàng triệu người bị dồn đến đường cùng trở thành thuyền nhân và hàng trăm ngàn người đã bỏ xác ngoài biển cả.
http://www.youtube. com/user/ p0912345
Những con thuyền mong manh chất đầy người đi tìm tự do!https://lh6.googleusercontent.com/-E2bqv1OvIdQ/Sump4uRamuI/AAAAAAAA8nQ/5bvgbeVwZqg/s560/boatpeople_057.jpg

“Tự do hay là chết”,
chấp nhận chống chọi với biển cả!!!

Thuyền nhân trải qua biết bao gian nan, chết chóc!https://lh6.googleusercontent.com/-bTOiViTrJqg/SumqQk0GR0I/AAAAAAAA8ps/MZeLHjU_ogg/s517/ty_nan_cs_122.jpg

Già trẻ, trai gái đều phải đi tìm tự do.

Trở thành tem của Hoa Kỳ…
Bài hát “Đêm Chôn Dầu Vượt Biển” của Châu Đình An.


Ca nhạc sĩ Việt Dũng (1958-2013) dù bị liệt 2 chân cũng chống nạng ra đi, làm thuyền nhân và đã viết những bản nhạc nói về chuyện này qua “Lời Kinh Đêm”…
Lời kinh đêm ôi lời kinh đêm
Lời kinh buồn như tiếng mẹ thở dài…
Thuyền mong manh ôi đời lênh đênh
Thuyền bấp bênh cuộc sống mơ hồ
Lời kinh cầu từng ngày quen thuộc
Lời mẹ buồn giữa tiếng Nam-mô…
Trời chơ vơ ôi người bơ vơ
Người vẫn ôm mảnh ván rũ mục
Lời kinh cầu từng hồi nấc nghẹn
Lời mẹ buồn giữa tiếng Amen
Người buông xuôi về nơi đáy nước
Người có mộng một nấm mộ xanh
Biển ngây ngô hay biển man rợ
Biển có buồn hay biển chỉ làm ngơ
Và khủng khiếp hơn khi con tàu lạc hướng, hết thức ăn và nước uống, bị hải tặc… khiến người phải ăn thịt người chết:
Sáng dậy em điểm tâm bằng đôi con mắt
Đêm về em ngậm ngùi gặm khúc xương tay
Em hỡi em biển vẫn đầy
Sao em uống máu cho ngậm ngùi chua cay…
Ca nhạc sĩ Phan Văn Hưng – Trần Trung Đạo với bài “Em Bé Việt Nam Và Viên Sỏi” năm 2003…
Viên kẹo tròn này để dành cho Mẹ
Viên kẹo vuông này để lại cho Ba
Viên kẹo lớn này để qua cho chị
Viên kẹo nhỏ này để lại cho em
Còn viên kẹo thật to này… là phần Bé đấy
Bên bờ biển ở Palawan
Có một bé gái lên sáu lên năm, lên năm,
Em đang ngồi đếm từng viên sỏi nhỏ
Nói chuyện một mình
Như với xa xăm
Em đến từ Việt Nam,
Câu trả lời duy nhất
Hai tiếng đơn sơ mà nhiều người quên mất
Chỉ hai tiếng này
Em nhớ trong lòng
Còn bao câu khác
Em chỉ về mênh mông
Mẹ em đâu? – Ngủ ngoài biển cả
Em, em đâu? – Sóng cuốn đi rồi
Chị em đâu? – Nghe chị thét trên mui
Ba em đâu… Em lắc đầu không nói
Chiếc ghe nhỏ vớt vào đây mấy bữa
Trên ghe sót lại chỉ dăm ba người
Lạ lùng thay, một em bé mồ côi
Ðã sống sót sau sáu tuần trên khơi
Họ kể lại, em từ đâu không biết
Cha mẹ em, đã chết đói trên tàu
Chị của em, hải tặc bắt đi đâu
Còn em trai, sóng đã cuốn trôi mau
Kẻ sống sót, sau sáu tuần nổi trôi
Cắt thịt da lấy máu thắm đôi môi
Máu Việt Nam, ôi linh diệu vô cùng
Nuôi sống em, Em bé Việt đơn côi.
Suốt tuần nay, em bé vẫn ngồi đây
Một mình, trông nhìn ra biển xa vời
Như thuở em chờ Mẹ đi chợ về
Em thì thầm những câu nói vẩn vơ
Em cúi đầu, nhưng không ai vuốt tóc
Biển ngậm ngùi, mang thương nhớ ra đi
Mai này ai có hỏi: Bé yêu chi?
Em sẽ nói là em yêu biển
Nơi cha chết, không tiếng kèn đưa tiễn
Nơi chị rên, nghe buốt cả thịt da
Mẹ chẳng về dù đêm tối đi qua
Và em trai, ở lại với sóng vỗ
Nhưng bé hỡi, rồi mai sau bé lớn
Không bao giờ sẽ quên máu Việt Nam
Giọt máu linh thiêng sẽ nuôi bé lớn
Máu thương yêu vẫn chảy từ ngàn năm…
Bé thơ ơi, cuộc đời em viên sỏi
Khóc một lần, nước mắt chảy thiên thu

clip_image002

Bên phải là tượng người cha dắt con ở Mã Lai.

http://vi.wikipedia.org/wiki/Thuy%E1%BB%81n_nh%C3%A2n
http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=p9IJZ2f5na

Boat People

Vietnamese Boat People

SBS News Video
về thuyền nhân Việt Nam tại Mã Lai ngày 24/6/1979.
http://www.cbsnews.com/video/watch/?id=4462053
Vớt Người Biển Đông


Trại Tỵ Nạn Pulau Bidong

Tem “Thuyền Nhân”của Bỉ năm 2009.alt
Ngày 9/8/1979, tổ chức nhân đạo là Hội Bác Sĩ Cấp Cứu Đức cử tàu Cap Anamur tới Biển Đông đi cứu thuyền nhân.
Nhà hảo tâm người Đức, Tiến Sĩ Rupert Neudeck.capanamour-250.jpg
1 chiếc thuyền được tàu Cap Anamur cứu vớt tháng 4/1984, được đem về đặt tại Troisdorf.
Hoạt động trong thời gian 1979-1986, 4 con tàu mang tên Cap Anamur đã lần lượt cứu được 11.300 thuyền nhân VN.alt
Bia kỷ niệm tàu Cap Anamur tại cảng Hamburg – Landungsbrücken, Đức.
Năm 1987, 2 tổ chức Đức và Pháp chung sức cử con tàu Ile de Lumière II (Đảo Ánh Sáng) / Cap Anamur III đi cứu thuyền nhân.
Trên tàu Cap Anamur III Đức-Pháp lần này thủy thủ đoàn gồm toàn người Pháp, nhân viên thiện nguyện từ Đức, Pháp và Hoa Kỳ, trong đó có nhiều người VN, mà trước đây chính họ cũng đã là những thuyền nhân. 3 tổ chức nhân đạo của Đức, Pháp và HK phối hợp làm việc dưới sự trực tiếp điều hành của Bác Sĩ Philippe Beasse thuộc Hội Y Sĩ Thế Giới.
Khi làn sóng vượt biển lên cao, chính phủ Pháp cho 3 chiến hạm đi cứu vớt trong khi nhiều đoàn thể nhân đạo hỗ trợ.
Người Việt tỵ nạn khắp nơi, đặc biệt nhất là Ủy Ban Báo Nguy Giúp Người Vượt Biển tại HK, do Tiến Sĩ Nguyễn Hữu Xương làm Chủ Tịch, đã thu góp tài chính ủng hộ chiến dịch.
Liên tục từ năm 1978 đến năm 1989, người Việt trên khắp thế giới đã hướng về Biển Đông. Nhiều người Việt đã trực tiếp tham gia vào các tổ chức cứu vớt thuyền nhân như Médecins du Monte với các BS Philippe Bease, Bernard Kouchner, A Deloche và Tiến Sĩ Reupert Neudeck, Chủ Tịch Ủy Ban Cap Anamur… Chiến dịch Mary là tiêu biểu sự hợp tác giữa người Việt hải ngoại và các tổ chức quốc tế.
Cảm ơn ông bà Neudeck và dân tộc Đức
Ngày 9/8/2014, Đại Hội Cap Anamur lần thứ 35 được tổ chức tại cảng Hamburg, Đức với Tiến Sĩ Rupert Neudeck, các quan chức Đức và hàng ngàn người Việt từ Đức và nhiều nơi trên thế giới về tham dự.
Ông Nguyễn Hữu Huấn thay mặt Ban Tổ Chức chào mừng quý khách và cho biết: “Ủy Ban Cap Anamur lấy mỗi con tàu đều là tên Cap Anamur hết. Bốn con tàu đi liên tiếp nhau chứ không phải đi vớt 1 lần 4 chiếc. Tôi được chuyến Cap Anamur số 1 vớt. Tàu Cap Anamur số 1 đi vớt người từ 1979 đến 1982, chia thành 29 chuyến thì đã vớt được 199 chiếc ghe. Tôi được chính phủ của tiểu bang Hamburg cho đi học tiếng Đức trong vòng 11 tháng. Cuối năm 81 tôi bắt đầu trở thành thành viên của Ủy Ban Cap Anamur, lên tàu đi vớt người ta tiếp và tôi đã đi liên tục trong 5 năm rưỡi. Cho đến khi chấm dứt vào năm 1987 thì chính thức ra năm 87 là tàu Cap Anamur số 4.
http://vi.wikipedia.org/wiki/Cap_Anamur
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/35-years-the-cap-anamur-4-boat-people-tt-08082014134740.html
http://thuyennhan.info/index.php?route=product/product&path=33&product_id=369
http://cdcghh.blogspot.jp/2014/08/ai-hoi-lan-thu-35-cap-anamur-ngay-tri.html
Điều đáng nói là không chỉ riêng người sống trong chế độ VNCH đi tỵ nạn mà ngay những cán bộ nòng cốt CSVN cũng ra đi.
Như Luật Sư Bộ Trưởng Tư Pháp Trương Như Tảng vượt biển ngày 25/8/1979 tới Nam Dương rồi tới Pháp với tâm sự đầy hối hận qua cuốn “A Viet Cong Memoir”.
Như biên tập viên Lệ Xuân, làm việc trong báo Tuổi Trẻ, con gái ông Nguyễn Thành Đệ, người đã phải đóng 200 lượng vàng để vượt biên theo “Phương Án II” (bán chính thức) không thành, bị lấy luôn căn nhà cuối cùng và Thư Ký Tòa Soạn Võ Văn Điểm – Chủ Biên đầu tiên của tờ Tuổi Trẻ Chủ Nhật, Tuổi Trẻ Cười – người có vợ và 2 con đã chết trên biển trong 1 chuyến vượt biên…
Hàng chục ngàn người Việt sống ở miền Bắc Xã Hội Chủ Nghĩa cũng phải bỏ nước ra đi.
Ngay từ trước ngày 30/4/2014 và kéo dài hàng chục năm sau đó, Hạm Đội 7 của Hải Quân HK với các hàng không mẫu hạm Hancok , Midway và nhiều chiến hạm đã góp công rất lớn trong việc cứu giúp thuyền nhân.
Ngày 10/6/1990, hạm đội HK khi đi từ Thái Lan qua Philippines đã phát hiện và cứu vớt 1 tàu tỵ nạn chở đầy ắp 155 người (có vài người bị bệnh, bị thương). Sau khi mọi người lên chiến hạm hết, tàu tỵ nạn được đánh chìm. Phim do anh Phạm Quốc Hùng là lính Thủy Quân Lục Chiến trên chiến hạm quay.

http://nguoiviethaingoai.org/ditan.html
Những đợt tỵ nạn như vậy kéo dài suốt 20 năm cho đến khi Cao Ủy Tỵ Nạn LHQ quá mệt mỏi phải tìm cách ngăn chặn.

ĐỖ THÔNG MINH

85 NĂM CÔNG TỘI CỦA ĐẢNG CSVN (1930-2015)

dothongminh

Đỗ Thông Minh
ㇽ痠ꐿ㗰슞
Vận nước đen tối hơn bao giờ hết, vừa thù trong, vừa thù ngoài.
Đảng CSVN đã làm gì trên đất nước Việt Nam.
Trong các nước CS, CSVN là đảng duy nhất dâng đất và biển cho ngoại bang CSTQ!

ĐÃ 85 NĂM, CSVN CÓ CÔNG TRẠNG GÌ?
CSVN tự cho là đã hy sinh, gian khổ, có công giành độc lập và thống nhất đất nước, trong khi TT CSVN Phạm Văn Đồng phải thốt lên là “Thắng trong chiến tranh, thua trong hòa bình!”.
– Sau Thế Chiến Thứ 2, 47 quốc gia được độc lập không khó khăn mấy.
– Xem trường hợp 4 nước phân đôi Trung Quốc – Đài Loan, Đông-Tây Đức, Nam-Bắc Triều Tiên và Việt Nam.
1- Trung-Đài vẫn tạm thời phân đôi, cạnh tranh nhau về kinh tế, ngoại giao, quân sự.
2- CS Triều Tiên cưỡng chế thống nhất đất nước nhưng thất bại và bị tụt hậu rất xa so với Nam Trìều Tiên.
3- Đức Quốc thống nhất trong hòa bình không đổ máu, không phân hóa dân tộc là lý tưởng hơn cả.
4- CSVN mang tinh thần bản quốc ca “Tiến Quân Ca” của Văn Cao (nguyên Tổ Trưởng Tổ Ám Sát):
“Thề phanh thây uống máu quân thù.”.
Sau đổi ra:
“Đường vinh quang xây xác quân thù.”.
Một chủ trương sắt máu như thế không thể là chính nghĩa được. CSVN cưỡng chế thống nhất đất nước bằng bạo lực với giá khoảng 3-4 triệu sinh mạng mà không biết phải xây dựng như thế nào? Lại bị lệ thuộc ngoại bang và gây phân hóa dân tộc, làm suy kiệt tiềm năng đất nước, băng hoại đạo đức, làm đất nước tụt hậu xa so với các nước trong vùng… Trong khi đó hầu hết cán bộ CS kém trình độ sống trên xương máu người dân, thành giai cấp tư bản đỏ. Đảng CSVN, đại diện cho giai cấp công nhân tiên tiến mà sau 85 năm thành lập, chỉ thấy sản xuất toàn “khẩu hiệu, bằng liệt sĩ, bằng ban khen và huân chương”, lắm bằng tiến sĩ giả nữa chứ!!!
Vậy thì công của CSVN là không đáng kể so với tội! Nhạc sĩ Trịnh Lâm Ngân đã phải viết bài hát:
“Anh Giải Phóng Tôi Hay Tôi Giải Phóng Anh?”
Nếu tôi có được phép thần thông
Tôi sẽ đưa anh đi thăm Sài Gòn năm năm về trước
Để cho anh thấy rằng (giải phóng được)
Anh giải phóng tôi hay tôi giải phóng anh?
Tôi sẽ đưa anh đi thăm Sài Gòn
Từ lầu cao, từ phố đông
Cho tới nơi hang cùng ngõ hẹp
Bùn lầy đọng một chút tối tăm
Tôi sẽ đưa anh hỏi thăm từng nhà
Họ sung sướng không, họ có mong anh,
Mong các anh về giải phóng không anh?
Biết anh có chợt nghĩ gì không?
Khi thấy quanh anh bao nhiêu nụ cười trên môi chợt tắt
Và anh ơi thấy gì?
Ôi hạnh phúc đâu?
Ôi giải phóng đâu?

http://mp3.baamboo.com/s/3/1/QW5oIEdp4bqjaSBQaMOzbmcgVMO0aSBIYXk=/Anh-Giai-Phong-Toi-Hay

5- Về sinh hoạt đảng CSVN, thời HCM, Lê Duẩn trên nguyên tắc nắm quyền tới chết nên sau này đã có tiến bộ khi có ít nhiều tinh thần dân chủ (theo đa số Ủy Viên Trung Ương mà ít bị thao tác, chi phối hơn trước) và hạn chế hơn. Khuynh hướng chung là các người cầm đầu như TBT, CTN, TT và Chủ Tịch Quốc Hội chỉ tại chức trong 2 nhiệm kỳ. Sinh hoạt Quốc Hội được TV trực tiếp truyền hình nên cũng công khai hơn.

Công của đảng CSVN?

1- 1946-54, kháng chiến chống Pháp với sự góp sức của toàn dân. Pháp tiến hành chính sách thực dân, chiếm VN thì việc đề kháng là cực kỳ cần thiết.
2- Giành được độc lập, thống nhất đất nước như họ nói chăng? Sau Thế Chiến Thứ 2, 47 quốc gia giành độc lập không cần Hồ Chí Minh hay chủ nghĩa CS, không phải hy sinh 3-4 triệu sinh mạng. Nên trong đấu tranh, nếu khôn ngoan và khéo léo ngoại giao thì không phải trả cái giá quá đắt như vậy!
3- 1930-2015, CSVN sau khi nắm quyền, tự nhận và đưa vào Hiến Pháp: “Đảng Cộng Sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam…”. CSVN với trên 3,6 triệu đảng viên, đã sản xuất hàng triệu khẩu hiệu, huân chương, bằng ban khen, chứng nhận liệt sĩ… và chỉ có thế mà thôi.
4- Cùng với việc giải quyết bế tắc bằng cách thay đổi kinh tế tập trung – bao cấp sang thị trường định hướng XHCN, dung nhận chế độ tham nhũng, tới độ thành quốc nạn, để đảng viên tha hồ bóc lột nhân dân mà trung thành phục vụ chế độ.
5- Năm 1995, lập bang giao với Hoa Kỳ, gia nhập ASEAN, mở rộng bang giao với thế giới.
6- Đại Hội đảng CSVN X vào tháng 4/2006, cho phép đảng viên tự do kinh doanh, làm giàu không giới hạn.
7- Năm 2007, gia nhập WTO, mà thực ra hầu hết mọi quốc gia đều có thể gia nhập tổ chức này. Năm 2014, gia nhập Hiệp Định Đối Tác Kinh Tế Chiến Lược Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement = TPP).
8- Năm 2013, theo thống kê ảo của nhà cầm quyền CSVN thì xuất cảng/khẩu khoảng 132,2 tỷ đô-la Mỹ, nhập cảng/khẩu khoảng 131,3 tỷ đô-la Mỹ. Thực tế, tính ra mỗi năm nhập siêu khoảng 15-17 tỷ đô-la Mỹ.
9- Lợi tức bình quân một đầu người khoảng 100 đô-la Mỹ năm 1975 lên 1.500 đô-la Mỹ năm 2013 (?).
10- Hình thành và củng cố giai cấp tư bản đỏ, bám quyền lực để bóc lột và làm giàu cá nhân, hoàn toàn phản lại lý tưởng bình đẳng, tránh cảnh người bóc lột người của chủ nghĩa CS… Tức nhà cầm quyền CSVN chỉ có công đem lại quyền lợi cho đảng, bất chấp quyền lợi của nhân dân.
11- Xây dựng rất nhiều khu giải trí ăn chơi, cả 100 sân gôn, hàng chục sòng bạc…
12- Năm 1987, VN mở rộng truyền thông điện thoại thông qua việc hợp tác đầu tư với Úc… Đến năm 1990, cả nước chỉ có chưa tới 80.000 máy điện thoại. Từ năm 1989, phát triển máy điện toán cá nhân.
Năm 1993, có Việt Nam – MobiFone dùng công nghệ số GSM, mà châu Âu mới triển khai năm 1991 cho điện thoại di động, khởi thủy chỉ có 1 tổng đài dung lượng 2.000 số. Đến năm 2013, tổng số thuê bao điện thoại phát sinh cước trên mạng của VNPT là 40,4 triệu, Viettel là 54,25 triệu.
Năm 1997, Hội Nghị Trung Ương 2 và Lê Khả Phiêu đồng ý cho thiết lập Liên Mạng (Internet) với sự giúp đỡ của Úc. Năm 2013, ước lượng tại VN có 32 triệu người dùng.
Sau nhiều e dè định tìm cách kiểm duyệt trước, nhà cầm quyền đã bắt đầu cho trực tiếp truyền hình sinh hoạt Quốc Hội từ Khóa XI (2002-2007), giúp người dân phần nào giám sát sinh hoạt này, dù chỉ là “Đảng Hội” (khoảng 92-94% là đảng viên).
Sự bùng nổ về truyền thông đánh dấu cơ hội cực lớn để gia tăng hiểu biết và thay đổi tình hình VN. Cách mạng truyền thông sẽ là phương tiện cách mạng xã hội.
Bỏ Phiếu Tín Nhiệm!
Đây là 1 ý tưởng đột phá nhưng chỉ mới nửa vời!
Ngày 11/6/2013, lần đầu tiên tổ chức để 492 Đại Biểu Quốc Hội bỏ phiếu tín nhiệm 47 chức vụ quan trọng nhất của nhà nước do Quốc Hội đề cử. Tuy nhiên chỉ có 3 loại phiếu: tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp mà không có phiếu bất tín nhiệm, tức là không có quyền bất tín nhiệm. Kết quả bỏ phiếu thúc đẩy cấp lãnh đạo phải cố gắng hơn, nhưng mặt khác cũng phát sinh tranh chấp ngấm ngầm kịch liệt giữa các đảng viên với nhau. Dù không thỏa mãn với lối bỏ phiếu định hướng sẵn, nhưng ít nhiều dư luận cũng biết được sự đánh giá chung giữa hầu hết là các đảng viên CSVN cao cấp đang nắm quyền điều hành nhà nước với nhau.
http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/cong-bo-ket-qua-tin-nhiem-47-chuc-danh-chu-chot-2820304.html
Ngày 15/11/2014, sau nhiều chần chừ, 485 Đại Biểu Quốc Hội tổ chức bỏ phiếu tín nhiệm 50 nhân vật lần thứ 2. Tuy nhiên lần này có những dấu hiệu cho thấy có chuyện chạy phiếu bằng các hình thức chiêu đãi trước đó và kết quả không thực, vì Trưởng Ban Kiểm Phiếu nói có 1 số phiếu bất hợp lệ, nhưng tổng kết số phiếu của hầu hết đều vẫn đầy đủ 485 phiếu!?
http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/ket-qua-lay-phieu-tin-nhiem-3107632.html
http://danlambaovn.blogspot.jp/2014/11/phe-nguyen-tan-dung-thua-am-trong-cuoc.htm
Trò chơi Tín nhiệm: Nhân dân ơi, chúng ăn gian!
Theo tuyên bố của Trưởng Ban Kiểm Phiếu Huỳnh Văn Tý về vụ bỏ phiếu tín nhiệm 50 quan chức thì tổng số phiếu phát ra và thu về là 485. Trong số này ông Tý xác định: “Có 1 số phiếu không hợp lệ. Đó là những phiếu trắng, không ghi cho ai, cũng có phiếu 1 người nhưng Đại Biểu lại đánh giá 2 người… ”. Dư luận lại dấy lên ý nghĩ bị lừa!
http://danlambaovn.blogspot.jp/2014/11/tro-choi-tin-nhiem-nhan-dan-oi-chung.html
Có thực sự tín nhiệm được cuộc “Bỏ phiếu tín nhiệm”?
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/confi-vot-i-eye-poep-11172014062604.html
Ngày 5-12/1/2015, sau nhiều lần trì hoãn, Đại Hội Trung Ương Đảng 10 khoá XI đã diễn ra và lần đầu tiên tổ chức lấy phiếu tín nhiệm 20 người là 16 Ủy Viên BCT và 4 người trong Ban Bí Thư để chuẩn bị cho vấn đề nhân sự trong Đại Hội Đảng khóa XII đầu năm 2016. Tuy nhiên cả tuần sau vẫn chưa công bố kết quả khiến dư luận thắc mắc chuyện gì xảy ra? Tiến Sĩ Nguyễn Quang A nhận định rằng việc “Đảng càng thiếu minh bạch thì càng mất niềm tin trong chính nội bộ của họ.”.
Trong khi trang nhà lề trái Chân Dung Quyền Lực lại công bố kết quả này trước. Theo đó, “đồng chí X” (Nguyễn Tấn Dũng, từng bị chỉ trích mạnh nhất trong Hội Nghị Trung Ương 6 năm 2012) bất ngờ được số phiếu tín nhiệm cao nhất?
http://chongthamnhung2015.blogspot.fr/2015/01/ket-qua-bo-phieu-tin-nhiem-bo-chinh-tri.html
http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Tieu-diem/2015/31373/Toan-van-phat-bieu-be-mac-Hoi-nghi-Trung-uong-10-cua.aspx

Tội của đảng CSVN?

1- 1923, Hồ Chí Minh, rồi đảng CSVN đã làm tay sai cho Đệ Tam Quốc Tế, thực chất là Liên Xô và CS Trung Quốc.
2- 1929, đã có 3 đảng CS tại VN, chủ nghĩa CS vào VN qua ngả một số người du học Pháp và báo chí Pháp.
3- 1930, chính thức biến chủ nghĩa CS không tưởng, phản khoa học và “tam vô” thành hành động bạo sát tại VN.
4- 1930-31, khơi động “Xô Viết Nghệ Tĩnh”, lộ bản chất lừa bịp, cuồng tín, dã tâm giết chóc, cướp bóc (chủ trương “Trí, phú, địa, hào, đào tận gốc, trốc tận rễ.” của Tổng Bí Thư đầu tiên Trần Phú).
5- 1945, “Cách Mạng Tháng 8” cướp chính quyền (từ chính phủ Trần Trọng Kim), lập Chính Phủ Liên Hiệp, không nhắc tới CS, nhưng sau này thì đảng CSVN diệt hết chỉ còn lại CS.
6- Năm 1951-1953, theo lệnh của CSTQ tiến hành Chỉnh Huấn Toàn Quân và Chỉnh Đốn Tổ Chức, nhằm loại bỏ những người bị nghi ngờ không theo lập trường CS, hành hạ hàng trăm ngàn người thuộc nhiều thành phần khác nhau theo Việt Minh, CS khác, chỉ chọn thành phần vô sản và hầu như vô học.
7- 1953-56, HCM theo lệnh CS Liên Xô và CSTQ tiến hành Cải Cách Ruộng Đất tàn ác vô song trong lịch sử, sát/hãm hại 172.008 người, chia đất cho dân xong lại thu vào hợp tác xã, cuối cùng chương trình hợp tác xã này thất bại!
8- 1954, thống trị miền Bắc, tiến hành “cải tạo tư sản, kinh tế chỉ huy, bao cấp” thất bại, đưa miền Bắc chìm sâu vào cảnh nghèo đói, lạc hậu và bất chấp đạo đức.
9- 1955-58, đàn áp trí thức qua vụ Nhân Văn – Giai Phẩm, ngày càng trở nên độc đoán, phản tự do, phản dân chủ.
10- 1958, do nhận viện trợ to lớn từ TQ, TT CSVN Phạm Văn Đồng ký công hàm ngoại giao công nhận chủ quyền bao gồm cả Hoàng Sa và Trường Sa, như TQ chủ trương, gây di họa to lớn tới nay v à m ãi sau n ày.
11- 1959-75, khơi động cuộc chiến cưỡng chiếm miền Nam, làm tiêu 3-4 triệu sinh mạng, gây phân hóa trầm trọng trong lòng dân tộc.
12- 1963, Bộ Chính Trị triệu tập Hội Nghị Ban Chấp Hành Trung Ương khóa IV của đảng CSVN họp lần thứ IX, theo Trung Quốc, chống xét lại Liên Xô. Ra “Nghị Quyết 9” trấn áp, khủng bố đảng viên. Lập ra Ban Xét Tội trực thuộc Bộ Chính Trị do Lê Đức Thọ cầm đầu toàn quyền quy kết tội và Trần Quốc Hoàn ra tay trị bọn “Xét lại chống Đảng, âm mưu lật đổ, phản cách mạng, tay sai đế quốc.” như Võ Nguyên Giáp, Bộ Trưởng Ngoại Giao Ung Văn Khiêm, Thứ Trưởng Bộ Quốc Phòng Nguyễn Văn Vịnh, Phó Chủ Nhiệm Ủy Ban Khoa Học Nhà Nước Bùi Công Trừng, Thứ Trưởng Bộ Văn Hóa Lê Liêm, Thiếu Tướng Đặng Kim Giang, Cục Trưởng Cục 5 Bộ Quốc Phòng Đại Tá Lê Trọng Nghĩa, Trợ Lý Chủ Tịch Nước HCM Vũ Đình Huỳnh và con trai Vũ Thư Hiên, Hoàng Minh Chính…
13- 1975, bắt khoảng 200.000 quân cán chính miền Nam đi tù dài hạn, có người tù 15, 20 năm.
14- 1975, phá tan kinh tế miền Nam qua việc “đánh tư sản mại bản, cải tạo công thương nghiệp”, rồi sau kêu gọi tư bản nước ngoài vào đầu tư [như vậy là đảng dọn đường cho tư bản nước ngoài dễ vào làm ăn] và cho đảng viên làm giàu không giới hạn.
15- 1975, đuổi dân đi “kinh tế mới”, cướp nhà, cướp đất, tiến hành hợp tác xã nông nghiệp thất bại.
16- 1975…, bóc lột dân chúng qua 3 vụ đổi tiền, bần cùng hóa nhân dân, đưa đất nước đến chỗ phá sản.
17- 1975…, tước đoạt tài sản, đàn áp khiến hàng triệu người Việt vượt biển, vượt biên, rồi thu tiền vượt biển, khiến hàng trăm ngàn người chết.
18- 1975…, tiến hành buôn dân theo chế độ “nô lệ mới” bằng cách “xuất khẩu lao động” và đưa phụ nữ ra nước ngoài kết hôn, đi ở, làm điếm, tới năm 2015, con số những người này lên đến 600.000 người.
19- Ngày 18-29/4/1978, Sư Đoàn 330 do Đồng Văn Cống (người Bến Tre) chỉ huy đã dồn dân vào chùa Phi Lai và Tam Bửu, trường học… thuộc làng Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang cách biên giới Việt-Campuchia khoảng 7 km, ban đêm giả quân Polpot tới ra tay thảm sát 3.157 người (đa số là tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo, cũng là dịp khủng bố giáo phái này) bằng lựu đạn, súng và đốt, theo kiểu “ném đá giấu tay”. CSVN đã đem những bộ hài cốt của những nạn nhân người Việt và Campuchia, do chúng thảm sát, trưng bày để gây căm thù giữa hai dân tộc, chuẩn bị tâm lý đối với dư luận VN cũng như quốc tế để sau này dễ dàng đánh qua Campuchia. ㇽ癗犸슄
Theo tiết lộ của Hoàng Tùng, Tổng Biên Tập báo Nhân Dân, Ủy Viên BCT/TƯ Đảng CSVN: CSVN đã có ý đồ chiếm đóng Campuchia từ năm 1970-1972. Cuối năm 1976, Đại Hội IV đảng Lao Động đổi thành đảng CSVN và chấp nhận đề án của Lê Duẩn xúc tiến việc thành lập Liên Bang Đông Dương dưới sự giám sát của lý thuyết gia Mikhai A. Suslov, Trưởng Phái Đoàn Xô Viết.
http://danchutudo.wordpress.com/2010/02/04/vc-tham-sat-lang-ba-chuc/
http://www.quansuvn.info/quansusd30vc.htm
20- 1978-89, đưa đất nước vào cuộc chiến với Campuchia (CSVN gọi là “Chiến Dịch Phản Công Biên Giới Tây-Nam”), khiến khoảng 50.000 bộ đội chết và 150.000 bị thương.
21- 1979-91, đưa đất nước vào “Chiến Tranh Biên Giới” với TQ, khiến khoảng 20.000-30.000 bộ đội và dân chúng chết, 6 tỉnh biên giới bị tàn phá nặng nề.
22- Thập niên 1980, đưa đất nước tới chỗ phá sản, không trả được nợ với các cơ quan tiền tệ quốc tế và nhiều nước, phải nhờ Nhật và Pháp cho vay giải cứu…
23- 1999, dâng khoảng 700 km2 đất cho TQ qua Hiệp Ước Biên Giới Trên Đất Liền.
24- 2000, dâng khoảng 10.000 km2 biển cho TQ qua Hiệp Định Phân Định Vịnh Bắc Bộ.
25- Hàng chục năm qua tỏ ra hèn yếu trước thái độ hung hăng của TQ, bỏ mặc ngư dân cho TQ hà hiếp, bắn giết!
26- 2007…, trấn áp phong trào trí thức, thanh niên cho tới dân oan khi họ chủ trương Hoàng Sa – Trường Sa là của VN, nên mới có câu “Hèn với giặc, ác với dân”.
27- 2009…, cho TQ… thuê 400.000 ha rừng đầu nguồn 50 năm, đưa người vào khai thác Tây Nguyên, các công trường khắp nước… (Năm 2010, có khoảng 35.000 người TQ làm việc ở VN, đa số lợi dụng việc tự do vào VN không cần chiếu khán để làm lao động bất hợp pháp, nhà cầm quyển hầu như bất lực).
28- 2013, biến quốc gia thành con nợ thế giới, nợ quốc trái khoảng 50 tỷ đô-la Mỹ, các tập đoàn quốc doanh nợ khoảng 50 tỷ đô-la Mỹ, tộng cộng nợ khoảng 100 tỷ đô-la Mỹ. Ngân sách quốc gia mỗi năm chỉ khoảng 24 tỷ đô-la Mỹ mà trả nợ vốn và lời khoảng 5-6 tỷ đô-la Mỹ.
29- Trong hàng mấy chục năm qua, cán bộ CSVN lợi dụng quy hoạch cướp đất của dân, chỉ bồi thường khoảng 5-10%, khiến phát sinh hàng triệu dân oan, đẩy nhiều người tới đường cùng, kể cả cái chết!
30- Hầu hết cán bộ CSVN lợi dụng chức vụ tham ô, hà hiếp dân, công an đánh giết dân, đưa mọi mặt xã hội vào tình trạng băng hoại, vô đạo đức.


Các tội kéo dài khác!

1- Đảng CSVN độc tài toàn trị, mù quáng theo chủ nghĩa CS. Lúc ngã theo Liên Xô, lúc ngã theo Trung Quốc, khiến đất nước ngã nghiêng theo.
2- Tuyên Ngôn Độc Lập ngày 2/9/1945 sai văn phạm và thiếu độc lập. Ngay mở đầu và sau đó thêm 1 lần sai văn phạm qua câu: “Mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng”, đúng ra phải là “Mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng.”. Và ý chính là lấy từ Tuyên Ngôn Độc Lập 1776 của HK, Tuyên Ngôn Nhân Quyền và Dân Quyền của Cách Mạng Pháp năm 1791.
3- Đảng CSVN tự nhận là đại diện tầng lớp lao động tiên tiến mà không hề sản xuất, chỉ lợi dụng quyền lực sống bám vào Hiến Pháp CSVN 1980, 1992, qua Điều 4… và trên xương máu của nhân dân.
4- Viết Hiến Pháp mà chủ yếu dựa trên Hiến Pháp Liên Xô qua bản dịch tiếng Pháp và Trung (còn dịch sai). Cựu Bộ Trưởng Tư Pháp CSVN Nguyễn Đình Lộc nói: “Ở thời điểm đó Việt Nam chưa có nhiều người giỏi tiếng Nga. Chúng ta dịch Hiến Pháp Liên Xô chủ yếu qua tiếng Pháp và tiếng Trung. Mà tiếng TQ thì khác VN ở chỗ, tính từ đứng trước danh từ. Phần về Quốc Hội, nguyên văn tiếng Nga là: Quốc Hội là cơ quan cao nhất của quyền lực Nhà Nước [nếu coi Quốc Hội là tư pháp và Nhà Nước là hành pháp và 2 bên độc lập thì bên này không thể là cao cấp nhất của bên kia]. Ta dịch theo bản tiếng Trung thành: Quốc Hội là cơ quan quyền lực Nhà Nước cao nhất.”.
Chính sách đất đai là sở hữu toàn dân do nhà nước quản lý. Khi LX bỏ Bộ Tư Pháp, CSVN cũng bỏ Bộ Tư Pháp, sau lại lập lại.
5- Vi phạm Hiến Pháp CSVN năm 1992 điều 59: “Bậc tiểu học là bắt buộc, không phải trả học phí.”. Nhà cầm quyền CSVN đã không cưỡng bách giáo dục và thu tiền bậc tiểu học, khiến từ năm 2008, trong 5-6 năm qua, có 3,5 triệu người bỏ học, 1,7 triệu người mù chữ.
6- Vi phạm Hiến Pháp CSVN 1992 điều 69, 70…, vi phạm trầm trọng Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền 1948 rất nhiều điều như điều 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14… khi không tôn trọng tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do tín ngưỡng, tự do cư trú, độc lập tự pháp…
7- Vi phạm Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền 1948 điều 17: “1/ Mọi người đều có quyền sở hữu tài sản cá nhân cũng như tập thể. 2/ Không ai có thể bị tước đoạt tài sản của mình một cách độc đoán.” khi ghi trong Hiến Pháp điều 17, 18, 58: sở hữu đất đai… thuộc nhà nước.
8- Vi phạm trầm trọng Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền 1948, bất chấp điều 30 đã ghi rõ: “Không một điều nào trong bản Tuyên Ngôn này được hiểu và hàm ý cho phép một nước, một nhóm hay một cá nhân nào được quyền có những việc làm hay hành động nhằm hủy diệt nhân quyền và tự do được thừa nhận trong bản Tuyên Ngôn này.”.
9- Dự Thảo Hiến Pháp 2013, Điều 70: “Lực lượng vũ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Đảng cộng sản Việt Nam, Tổ quốc và nhân dân…”. Thêm phần phải trung thành với đảng CSVN, trên cả tổ quốc cũng như nhân dân!
10- Tiêu chí “Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc” là lấy từ 3 mục tiêu Dân Tộc Độc Lập – Dân Quyên Tự Do – Dân Sinh Hạnh Phúc trong chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Văn.
11- Tiêu diệt tất cả các đảng phái khác (khoảng 10 đảng, nay chính thức chỉ còn đảng CSVN).
12- Đàn áp những tiếng nói đòi tự do, dân chủ.
13- Đàn áp những tiếng nói yêu nước chống TQ xâm lấn.
14- Lãnh đạo bất tài, tham lam.
15- Đảng CSVN ngang nhiên ghi trong Điều Lệ Đảng, Điều 46, ngân sách từ đảng viên đóng góp và từ nhà nước. Vì bị dư luận phản đối nên Điều Lệ Đảng mới năm 2006, Điều 57 đã bỏ khoản từ nhà nước đi, nhưng thực tế vẫn không bỏ.
16- Biến cơ chế thành tham nhũng và bao che tham những, thành quốc nạn.
17- Buôn bán bằng cấp lan tràn, thi cử gian lận.
18- Quy hoach cướp đất của dân và lấy của công làm của riêng, rồi sau đó bán cho tư bản khiến có hàng mấy triệu dân oan.
19- Cán cân ngoại thương mỗi năm đều thâm thủng (nhập siêu) lớn, năm 2012, thâm thủng khoảng 17-18 tỷ đô-la Mỹ.
20- Không bảo vệ được ngư dân trước sự hoành hành của Trung Quốc.
21- Hà hiếp nhân dân, trong khi khiếp nhược trước Trung Quốc, để cho người Hoa tự do ra vào Việt Nam, trong khi năm 2010, người Việt vẫn phải xin chiếu khán vào Trung Quốc (trừ người sống gần biên giới trong phạm vi 20 km).
22- Khai thác thiên nhiên bừa bãi, thường xuyên gây lũ lụt.
23- Làm đất nuớc tụt hậu (từ đi trước thành đi sau Thái Lan khoảng 95 năm).
24- Làm cho 25% (theo UNICEF là 1/3) trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng. 243.000 người kém may mắn đang sống chung với HIV/AIDS
25- Làm băng hoại đạo đức xã hội một cách cực kỳ trầm trọng, con người trở nên thiếu văn hóa, hung bạo, vô trật tự, vô luật pháp.
26- So với thế giới, Việt Nam với dân số hàng thứ 13, nhưng các thành tích đều đứng khoảng trên 100.
27- 18 tỉnh, đa số ở miền Bắc, vùng biên giới đã cho doanh nghiệp nước ngoài, hầu hết là Trung Quốc, Đài Loan… thuê khoảng gần 400.000 ha rừng trong 50 năm, rất nguy hiểm cho an ninh quốc gia và để lại nhiều di hại khôn lường.
28- Tạo khoảng cách giữa giàu của giới cán bộ CS và nghèo của nhân dân lớn nhất từ trước đến nay.
http://www.youtube.com/user/KhatKhaoTuoiTreVN
29- Tạo những huyền thoại giả để lừa bịp dân tộc như vụ: Hồ Chí Minh (vì bận việc nước không lập gia đình, sưởi ấm bằng cục gạch lúc thì ở Anh, lúc thì ở Pháp…); Tôn Đức Thắng (1969-1980, tham gia phản chiến trên tàu Pháp năm 1919 để ủng hộ cách mạng vô sản Nga…); Kim Đồng (Nông Văn Dền, 1928-1943, thiếu niên làm giao liên, khi bị bao vây thì chạy ra ngoài để đánh lạc hướng nên bị Pháp bắn chết); ngọn đuốc sống Lê Văn Tám (thiếu niên tự tẩm dầu đốt mình rồi chạy vào kho xăng Thị Nghè tháng 10/1945, có chỗ ghi ngày 1/1/1946, theo nhà văn Trần Trọng Tân (sinh năm 1926, sau làm Trưởng Ban Tuyên Giáo Trung Ương) lại cho là năm 1945 và mang xăng vào kho đạn, nhưng theo GS Phan Huy Lê họp báo năm 2005 kể lại lời Bộ Trưởng Bộ Tuyên Truyền Trần Huy Liệu cho hay nhân vật này là tự mình chế ra, là hoàn toàn hư cấu); anh hùng Đinh Núp (1914-1999, đánh Pháp, đánh Mỹ với nhiều thêm thắt); Phan Đình Giót (1922-1954, bị thương nặng vẫn lao mình vào lấp lỗ châu mai của Pháp trong trận Điện Biên Phủ); La Văn Cầu (nhờ đồng đội chặt tay bị thương tiếp tục ôm bộc phá đánh Pháp năm 1950); Ngô Thị Tuyển vác 2 thùng đạn pháo nặng 98 kg tại cầu Hàm Rồng ngày 4/4/1965; Tiểu Đội nữ dân quân Lạng Sơn, bắn rơi máy bay phản lực Mỹ F-105 bằng súng trường tháng 10/1965; đội nữ pháo binh Ngư Thủy, Quảng Bình, dùng đại bác 105 ly bắn cháy tàu khu trục Hoa Kỳ thứ 3 trong 1 năm ngày 16/5/1968; BS Đặng Thùy Trâm bị đạn ngay giữa trán vẫn còn hô vang Hồ Chí Minh muôn năm. Đả đảo đế quốc Mỹ.”; bắn rơi 35.081 máy bay Hoa Kỳ (theo cuốn Bách Khoa Tri Thức Phổ Thông, nxb Văn Hóa Thông Tin, năm 2000, trang 2527)!…
– – –
Đảng Cộng Sản: Một Đảng Cướp!
Người theo Cộng Sản vốn “giỏi” tuyên truyền và che giấu, nhưng đôi khi nhằm kích động đảng viên họ cũng thẳng thắn nói về mặt trái, mặt thật cái gọi là lý tưởng của họ. Những từ “cướp chính quyền” đầy dẫy trong tài liệu CS giai đoạn đấu tranh và cụ thể là “Đấu tranh này là trận cuối cùng.” để “Bao nhiêu lợi quyền ắt qua tay mình.”. Họ cướp cả quyền, cả lợi, họ không phải là “đảng cướp” thì là đảng gì!? Trong khi đó, khi họ nắm quyền thì những hứa hẹn bình đẳng, không có cảnh “người bóc lột người”… bị nhanh chóng bỏ quên, không thấy đâu. Đó là lý do tại sao chủ nghĩa CS sau khi tận diệt đối thủ và hy sinh bao nhiêu sinh mạng đồng đội, loay hoay không biết làm gì ngoài việc duy trì đảng để thỏa mãn tham vọng cá nhân! Đảng CS đành thất bại và tự sụp đổ nếu không chạy theo con đường Tư Bản mà họ cho là kẻ thù không đội trời chung, từng triệt để lên án!
Vậy chủ nghĩa CS ra đời với mục đích gì và đấu tranh cho ai!? Những người có lương tâm, nếu có lỡ theo CS thì cũng dần dần nhận ra điểm này, họ chính là những người bị lừa và căm hận CS hơn ai hết, họ là những người góp phần quan trọng trong việc lật đổ chế độ CS.
Nhạc sĩ Tô Hải, 84 tuổi, đã phải cay đắng viết bài “Phấn Đấu Ký Số 27: Phác Thảo Bản Tâm Thư Gỡ Rối Cho Mấy Vị Lãnh Đạo Đảng Cầm Quyền” nói về thời đấu tranh và xây dựng thiên đường CS ấy, trong có đoạn như sau:
Đã từ lâu, tôi, nhân danh một người đi theo đảng sớm hơn quý vị ít nhất ba bốn chục năm, được học tập rất bài bản về chủ nghĩa Mác – Lê Nin, đấu tranh giai cấp giải phóng dân tộc, đã từng “hi sinh tất cả gia đình, cuộc sống, tài sản, học vấn, tương lai để ra đi chiến đấu mang lại cơm áo cho dân nghèo. “Gian khổ đi đầu, phú quý vinh hoa hưởng sau”… Vì những lí tưởng này, những loại người như tôi đã lao vào các cuộc chiến đấu với niềm tin vô bờ là “đấu tranh này là trận cuối cùng” để “bao nhiêu lợi quyền ắt qua tay mình”.
Nhưng cũng chính vì những sự mù quáng bước theo cái con đường cách mạng vô sản… vu vơ này mà biết bao nhiêu bạn bè, bà con thân thuộc của chúng tôi đã mất nhà, mất ruộng, mất cửa hàng, xưởng thợ và… mất mạng luôn.
Chiến đấu không tiếc xương rơi máu đổ để xây nên một “xã hội… trại lính”. Ăn gì? Mặc gì? Đi đâu? Ở đâu? Sinh đẻ, tang ma, dựng vợ, gả chồng, cải táng ông bà cũng đều do nhà nước quy định cả!
Còn sản xuất, khi quốc hữu hóa thì thiếu từ cân gạo đến cái kim sợi chỉ… Nhớ lại cái thời kỳ “miền Bắc xây dựng Xã Hội Chủ Nghĩa chiếu cố miền Nam”, cái thời các vị chưa ra đời hoặc mới lên 5 lên 3 ấy mà… kinh! Thiếu thốn, đói khổ, chia nhau từng cân gạo mốc, lạng mỡ, lạng đường; bình bầu, tranh nhau ỏm tỏi một chiếc vỏ xe đạp… mà cuộc triển lãm không tiền khoáng hậu mấy năm trước về cái “thời kỳ bao cấp” ở Hà Nội đã thâm thuý điển hình hoá số phận của con người Xã Hội Chủ Nghĩa bằng những… cục gạch thay mình xếp hàng lãnh miếng ăn, bằng những tấm tem phiếu cắt ô bao cấp dầu, đậu phụ!…
Ngay từ những năm 1950, ở các nước châu Âu, người ta đã nhận diện ra chủ nghĩa Tư Bản không hề giẫy chết mà càng ngày càng hoàn thiện thì mặt thật của cái chủ nghĩa Cộng Sản siêu duy tâm, duy ý chí, vô nhân tính ngày càng ngày tự vạch trần! Vì cái “lý tưởng thế giới đại đồng”, họ đã sẵn sàng diệt luôn cả đồng loại, cả gia đình, vợ con thậm chí cả những người đồng chí của mình… Những vụ thanh trừng nhau ở ngay hệ thống đỉnh cao tại Nga, tại Tầu và cả tại Ta nữa, kể ra cả ngày không hết.
Nhất là từ khi cả khối Liên-Xô / Đông Âu Xã Hội Chủ Nghĩa sụp đổ, mọi bí mật trong các hồ sơ lưu trữ được chính các nước này công bố ra thì… ngoan cố đến như Tầu cũng lẳng lặng bỏ tên, bỏ hình ảnh của 2 lão lãnh tụ “Thiên tai” (không có dấu huyền) Mác-Lê gớm ghiếc ấy ra khỏi các văn kiện, hội trường…! (gần đây sửa đổi điều lệ đảng Lao Động Triều Tiên, cha con họ Kim cũng ra lệnh…xóa nốt)!

Thế nên nhạc sĩ Tô Hải cũng đã viết bài đòi “Giải Tán Ngay Cái Đảng Cộng Sản Đi!”.
http://tohair.multiply.com/journal/item/31
http://baotoquoc.com/2010/11/09/gi%E1%BA%A3i-tan-ngay-cai-d%E1%BA%A3ng-c%E1%BB%99ng-s%E1%BA%A3n-di/

Nạn Nhân Của Đảng CSVN Là Ai?
Nạn nhân là tất cả người Việt, không chỉ những người bị đàn áp, bóc lột mà ngay chính kẻ đàn áp, bóc lột ấy cũng là nạn nhân của sự ngu dốt và tàn bạo của mình!
1- Người trí thức bị đàn áp, đánh đập, tù đầy!
2- Người lao động bị cai thầu cán bộ CS bóc lột!
3- Nông dân bị bán đứng ngay trên lưng của mình!
4- Ngư dân bị bỏ mặc cho quân Tàu trấn lột, hãm hại!
5- Người dân bị cướp đất, hầu như mất trắng!
6- Cán bộ sống xa hoa trong nguyền rủa của nhân dân!

10 Điều quốc nạn, quốc sỉ, quốc nhục
vì đảng CSVN!

1- Quốc tính: Tha hóa vì đảng xa rời văn hóa dân tộc và chạy theo chủ nghĩa CS.
2- Quốc chính: Đảo điên vì do nhóm người bất tài cực đoan độc chiếm.
3- Quốc sử: Ngụy tạo, đảng chỉ biết có đảng, coi thường tiền nhân và dân tộc.
4- Quốc thể: Ô nhục do gian manh, dối trá, buôn bán lao nô, dục nô.
5- Quốc khí: Suy vong do đảng độc tài chính trị, độc quyền yêu nước, nên dân chúng sinh ra vô cảm.
6- Quốc dân: Lầm than, đau khổ vì cán bộ dốt nát mà tham lam vô độ.
7- Quốc thổ: Mất mát do dâng đất, dâng biển cho TQ. Cho thuê đất dài hạn 50 năm ở 10 tỉnh phương Bắc.
8- Quốc chủ: Bị xâm hại trầm trọng, do đảng khuất phục trước TQ, nên mới có câu : “Hèn với giặc, ác với dân!”.
9- Quốc trí: Thấp kém do chính sách giáo dục nhồi sọ, ngu dân, phi thực tế, gian lận, bằng giả, bằng rởm.
10- Quốc gia: Tụt hậu cả 30-100 năm so với các nước chung quanh…

– – – – –

TỔNG KẾT 12 ĐẠI TỘI CỦA ĐẢNG CSVN
HÃY CÙNG NHAU XÂY DỰNG TỰ DO – DÂN CHỦ

1- Đảng CSVN được thành lập vào năm 1930 là theo chỉ thị của Đông Phương Bộ, Hồ Chí Minh chỉ là người thi hành. HCM là đảng viên CS Pháp, CS Quốc Tế, CS TQ, nhưng không hề từng tuyên thệ gia nhập đảng CSVN.
2- Đảng CSVN là chi bộ của Đệ Tam Quốc Tế do Liên Xô chủ đạo, nên chỉ là tay sai thi hành đường lối đấu tranh giai cấp, bạo lực cách mạng của CS Quốc Tế, tiếp tay bành trướng Chủ Nghĩa CS bằng dối trá và bạo lực, tiến hành “Cải Cách Ruộng Đất” long trời lở đất dã man năm 1953-1956, sát hại 172.008 người…
3- Đảng CSVN kêu gọi đánh Pháp nhưng đi đêm và rước Pháp vào qua Hiệp Định Sơ Bộ ngày 6/3/1946, rồi lại kêu gọi đánh đuổi Pháp gây cuộc chiến kéo dài 25 năm, trong khi với Phong Trào Giải Thực có 47 quốc gia được độc lập tương đối dễ dàng.
4- Đảng CSVN rước Mỹ vào qua nhóm điệp viên Mỹ OSS vào tháng 7/1945, được Mỹ giúp viết Tuyên Ngôn Độc Lập và Mỹ là quốc gia duy nhất hỗ trợ khi ra mắt Chính Phủ Lâm Thời ngày 2/9/1945… rồi kêu gọi đánh đuổi Mỹ, gây cuộc chiến kéo dài 21 năm.
5- Đảng CSVN chia đôi đất nước qua Hiệp Định Genève ngày 20/7/1954, rồi dùng vũ lực cưỡng chiếm miền Nam, gây cảnh huynh đệ tương tàn, nồi da xáo thịt, rồi tự cho là có công thống nhất đất nước. Làm 3 triệu người phải đi tỵ nạn và khoảng 500.000 người bỏ mạng trong lúc vượt thoát trên đường biển hay trên đường bộ.
6- Đảng CSVN quy tụ hầu hết là thành phần ít học, thiển cận, thậm chí là cặn bã xã hội, chỉ biết dùng thủ đoạn và bạo lực, không có khả năng xây dựng đất nước như cố Thủ Tướng CSVN Phạm Văn Đồng thú nhận: “Chúng tôi thắng trong chiến tranh, nhưng thua trong hòa bình.”.
7- Đảng CSVN vay nợ súng đạn của Trung Quốc khoảng 20 tỷ đô-la Mỹ, Liên Xô khoảng 9,6 tỷ đô-la Mỹ (7 tỷ Rúp) (trong khi miền Nam nhận khoảng 26 tỷ đô-la Mỹ viện trợ)… đưa lại di hại đến nay chưa hết! Đảng CSVN dâng cho TQ quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa năm 1958, khoảng 12.000 km vuông biển năm 2000 cũng như khoảng 720 km vuông đất biên giới năm 1999 và đang tiếp tục bị TQ chi phối nặng nề. Năm 1975, Mỹ vừa rút đi thì đảng CSVN dâng Cam Ranh cho Liên Xô cho đến khi Nga kiệt quệ phải tự rút về. Hiện mức nợ công của Việt Nam tổng cộng trên trên 100 tỷ đô-la Mỹ, trong khi ngân sách Quốc Gia chỉ khoảng 24-26 tỷ đô-la Mỹ, Quốc Phòng chi khoảng 3 tỷ đô-la Mỹ.
8- Đảng CSVN bao che cho nhau khiến tham nhũng trở thành “quốc nạn” (lời cựu Thủ Tướng CSVN Phan Văn Khải), hà hiếp và bóc lột nhân dân, không từ cái gì! (lời bà Phó Chủ Tịch Nước CSVN Nguyễn Thị Doan). Độc quyền chia chác tài nguyên quốc gia, cho đảng viên tự do kinh doanh…, tạo khoảng cách giàu nghèo chưa từng có.
9- Đảng CSVN cũng như CS Quốc Tế thất bại trong cuộc tranh đua với Tư Bản – Dân Chủ. Khi không triệt hạ được Tư Bản, đảng CSVN quay ra độc quyền làm cai thầu đắc lực cho Tư Bản để bóc lột chính công nhân của mình, trong khi bóp nghẹt Công Đoàn tự do.
10- Đảng CSVN tự cho mình nắm độc quyền quản lý đất đai, rồi lợi dụng trưng thu, cướp đất của nhân dân, chia chác và dâng cho Tư Bản, gây ra khoảng 3 triệu dân oan! Chưa kể cho Trung Quốc., Đài Loan.. thuê 400.000 ha đất biên giới và sâu trong nội địa trong 50 năm.
11- Đảng CSVN là đảng độc tài toàn trị, trở thành “Tư Bản Đỏ”, dùng tài nguyên quốc gia để huy động lên tới khoảng 1.200.000 công an, chưa kể kết hợp “xã hội đỏ” (công an CS) và “xã hội đen” vốn cùng gốc để đàn áp nhân dân, duy trì chế độ bằng công an trị. Nay mỗi năm được biết ít nhất 15 người chết trong đồn công an mà công an vu cho là tự sát…!
12- Đảng CSVN bất chấp nguyên tắc dân chủ là “tam quyền phân lập”, dựng Quốc Hội bù nhìn, thực tế chỉ là “Đảng Hội” và cấm đoán “đệ tứ quyền là tự do ngôn luận”, ra tay đàn áp bắt giam khoảng 600 nhà đấu tranh yêu nước chống nội thù và ngoại thù, thành ra “Hèn với giặc, ác với dân!”.
– – –
Rõ ràng là những việc làm trên của đảng CSVN là ngu xuẩn, tàn bạo, vô ích mà quá tai hại, khiến khoảng 3-4 triệu người chết, dân tộc phân hóa, đạo đức băng hoại, tiềm năng đất nước cạn kiệt!
Đó là lý do tại sao cố Thủ Tướng CSVN Võ Văn Kiệt nói về ngày 30/4: “Một sự kiện liên quan đến chiến tranh khi nhắc lại, có hàng triệu người vui, mà cũng có hàng triệu người buồn.”.
Sau 30/4/1975, khi cuộc chiến bom đạn chấm dứt cũng là lúc người CS nhận ra chính họ mới là được giải phóng khỏi sự tuyên truyền lầm lạc chứ không phải đi giải phóng cho ai hết.
Đảng CSVN đang lung lay tận gốc rễ vì đảng viên thoái hoá, hủ bại và vì nhân dân đã mất tin tưởng đối với đảng, như đương kim Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đã nói nhiều lần. Đảng CSVN không còn chỗ đứng trong lòng dân tộc, đảng viên CSVN, bộ đội, công an… muốn sống còn hãy đặt quyền lợi quốc gia dân tộc lên trên hết.
– – –
1- Nhân dân VN với chủ trương “Lấy đại nghĩa thắng hung tàn” của Nguyễn Trãi, dùng truyền thống trung thực và đối kháng bất bạo động, vốn là điểm yếu của CS, để tấn công vào dối trá và bạo lực, chinh phục người lầm lạc và sẵn sàng dung thứ họ.
2- Nhân dân VN kêu gọi những người CS hãy quay về với chính nghĩa dân tộc, cùng chung tay với nhân dân xây dựng một nước VN hùng mạnh đáng tự hào, xứng đáng với vị thế địa lý chính trị của mình.
3- Nhân dân VN mãnh liệt tin tưởng chính nghĩa tất thắng, đất nước sẽ có ngày thực sự được độc lập và dân tộc sẽ có ngày thực sự làm chủ vận mệnh của mình, đi theo trào lưu chung của thế giới là tự do, dân chủ.
http://www.mediafire.com/view/8tsx8k04k1i9lct/Nhân_NGÀY_30-4_12_Đại_Tội_Của_Đảng_CSVN.docx
– – –
Nhân ngày 10/10/2014, ông Nguyễn Bá Chổi viết bài “Hà Nội 60 Năm: Giải Phóng Hay Tròng Vào Cổ?”, có đoạn:
Thời giặc Tây, tức Hà Nội chưa được “giải phóng”, dân Hà Nội có báo tư nhân để đọc; có hội này hội kia để tụ tập; có quyền biểu tình; muốn viết gì thì viết; có tòa án xử công minh; có giường đầy đủ cho người bệnh nằm; có bác sĩ không cần bì thư đựng “hồ sơ đầu tiên”; trẻ em đến trường nếu không được học miễn phí thì cũng chẳng phải đóng tiền xây dựng trường, tiền bồi dưỡng thầy cô; học sinh kém quá mới phải học thêm; thầy ra thầy trò ra trò trong tư cách, trình độ khả năng; người dân, ai có ruộng đất nhiều hay ít cũng là của mình do mình làm chủ; muốn ở đâu thì ở; nhà chùa không bị sư quốc doanh trụ trì, thuyết pháp; chủng viện không bị cán bộ vào dạy đạo… vô thần; gái đẹp Hà Thành không bị nhà nước dùng gài bẫy các vị tu hành; thời giặc Tây giang sơn biển đảo tổ quốc VN vẫn nguyên vẹn, nơi thờ tự chẳng bị ai lấy làm nhà kho; trong nề nếp gia phong chẳng con cái nào đi đấu tố mẹ cha, vợ đấu tố chồng…
Thời giặc Ta đương nhiên là phải trái với thời giặc Tây. Những “cải cách xã hội” mà cháu ngoan của bác đã và đang “ra sức thực hiện” trong 60 năm qua là hầu như hoàn toàn ngược lại với những điều trên đây khi Hà Nội chưa được giải phóng.
Đảng biết tỏng rằng dân Hà Nội bây giờ đã sáng mắt, nhìn thấy giặc nào đáng oánh hơn giặc nào nên hôm nay đã phải chi ra mấy trăm tỉ đồng dăng cờ xí, đốt pháo nổ hoa mắt thiên hạ chơi. Trong khi đảng đang ngửa tay ra ăn mày thế giới tiền xóa đói giảm nghèo, và khối người dân oan đang đi lêu bêu khắp ba miền đất nước, nổi bật nhất giữa Hà Nội, nơi được trần dân tiên hóa/ tự sướng là “thủ đô của phẩm giá con người” tối 9/10, đêm vọng “Ngày Hà Nội 60 năm giải phóng”.

http://danlambaovn.blogspot.jp/2014/10/ha-noi-60-nam-giai-phong-hay-trong-vao.html#more

Nhân 85 năm thành lập đảng CSVN
TBT Nguyễn Phú Trọng cho hay qua các cuộc chiến đã có khoảng 160.000 đảng viên CSNV hy sinh mà không nhắc tới 3-4 triệu dân Việt vì đảng CSVN mà chết oan uổng. Đảng CSVN tổ chức tự ca ngợi công lao của mình nhưng song song đó cũng phải thú nhận là đang phải đối đầu với những vấn đế sinh tử!
Ngày 12/1/2015, kết thúc Đại Hội Trung Ương Đảng X, trước tình trạng bế tắc kéo dài, TBT Nguyễn Phú Trọng nói: “Ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng suy thoái tư tưởng, nạn tham nhũng là vấn đề sống còn của chế độ.”.
http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/chong-suy-thoai-tu-tuong-la-van-de-song-con-cua-dang-3142324.html
Ngày 28/1/2015, tại 1 cuộc hội thảo hôm do tạp chí Cộng Sản và Tỉnh Ủy Quảng Ninh tổ chức, các quan chức và học giả của đảng CSVN nói rằng “Đảng duy nhất có khả năng và được nhân dân giao phó trọng trách cầm quyền”.
Ngày 29/1/2015, Nguyễn Phú Trọng nói: “Cần làm rõ có hay không việc chạy chức, chạy quyền.” . Đúng là Trọng lú!
http://vov.vn/chinh-tri/tong-bi-thu-can-lam-ro-co-hay-khong-viec-chay-chuc-chay-quyen-380510.vov
– – –
Ngày 1/2/2015, đài BBC có bài: “Đảng Không Làm Được Cái Gì Hay Cho Đất Nước”, của Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Giang, 1 nhà bất đồng chính kiến lão thành ở Hà Nội, người đã có nhiều năm sống và làm việc dưới thể chế xã hội chủ nghĩa, cho biết ông từng ngộ nhận về những điều mà đảng cho là công lao này, trong có đoạn:
Tôi đã có 1 thời trẻ và cho đến cách đây 10 năm vẫn thấy rằng đảng CSVN có công với đất nước, với dân tộc là đánh đuổi ngoại xâm, giành lại độc lập. Qua 1 quá trình, tôi nhận ra cuộc kháng chiến chống Mỹ là vô nghĩa. Đáng lẽ không nên xảy ra núi sông xương máu như vậy. Nhưng giờ này tôi cũng nhận ra là vô nghĩa… Không có nhân dân nào giao phó quyền lãnh đạo cho đảng cả. Đảng đem chủ nghĩa Mác-Lênin và các thứ tuyên truyền vào để lừa mị nhân dân.
Về khả năng sửa chữa những thiếu sót của đảng để đưa đất nước tiến lên, ông Giang cho là:
Nói mà không làm, không chịu làm, không muốn làm và không thể làm được. Đường lối của đảng CSVN là đẻ ra tham nhũng thì làm sao mà chống được tham nhũng? Đảng CSVN theo chủ nghĩa Mác-Lênin đẻ ra đủ thứ tham nhũng, ăn gian nói dối, nịnh nọt thì xã hội không thể nào khá lên được.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2015/02/150201_party_role_opinion
Theo ông Nguyễn Minh Cần – Nhân dịp kỷ niệm 85 năm ngày thành lập đảng CSVN, chúng tôi thiết nghĩ những đảng viên CS còn có lương tri, còn có lòng yêu nước, thương dân, nên khách quan nhận định lại đảng CSVN mà mình đang có chân trong đó, thực ra nó như thế nào? Những việc nó đã làm trong suốt 85 năm qua như thế nào? Công và tội của nó đối với dân, với nước ra sao? Để từ đó xác định thái độ cần phải có đối với ĐCSVN mà mình đang có chân và đã từng phục vụ. Tất nhiên, chúng tôi không nói chuyện với đám nịnh thần, đám bồi bút cung đình, bọn dư luận viên… những kẻ chỉ biết cúc cung phục vụ cái ác vì chút bổng lộc được bọn độc tài toàn trị thí cho.
Thiết nghĩ có mấy điều đáng suy nghĩ sau đây:
Điều thứ nhất. Có thể nói không ngoa là rất hiếm có một đảng chính trị nào giống như ĐCSVN, coi khinh mạng con người hết sức rẻ rúng…
Điều thứ hai. Từ khi ra đời cho đến nay, 85 năm ròng rã, ĐCSVN đã tỏ rõ là một đảng vô cùng gian dối, thường xuyên dối trá, lừa gạt, chẳng những đối với địch, mà cả đối với dân, cả đối với đảng viên của đảng…
Điều thứ ba. ĐCSVN thực tế là 1 đảng độc tài toàn trị, phản dân chủ…
Điều thứ tư. Hãy nhìn lại trong 85 năm qua, ĐCSVN đã làm được gì cho dân, cho nước. ĐCSVN rất thích kể công về thời trước. Mà nhiều khi cái “công” đó chưa hẳn là công thật. Đảng thường tự hào là Đảng đã cướp được chính quyền từ tay Nhật, Pháp, về sau gọi đó là “Cách Mạng Tháng Tám”. Nhưng lịch sử chứng minh rõ ràng đó là sự dối trá: Việt Minh (tức là ĐCS) đã cướp chính quyền không phải từ tay Nhật, Pháp, mà là từ tay Chính Phủ Trần Trọng Kim…
Điểm thứ năm. ĐCSVN là 1 đảng rất bảo thủ, thủ cựu, muôn năm vẫn nhìn thế giới, nhìn Đất nước và Dân tộc qua cái lăng kính Marx-Lenin quá cũ kỹ và lệch lạc…

http://danlambaovn.blogspot.jp/2015/02/ban-chuyen-roi-bo-ang.html


“Thảm Họa Đỏ: Bộ Mặt Thật CSVN”
Ngày 11/1/2015 DVD “Thảm Họa Đỏ: Bộ Mặt Thật CSVN”, dài 90 phút, chính thức ra mắt đồng thời tại Little Saigon (HK), Toronto (Canada), Paris, (Pháp) và Sydney (Úc). Sau đó phổ biến khắp nơi trên thế giới.

ĐỖ THÔNG MINH

TỰ VẤN 1: Người Việt Mạnh Yếu Chỗ Nào?

dothongminh

 Để rộng đường dư luận , Tương Tri xin đăng tải một bản Tư vấn 1 có bổ sung với sự đồng ý của học giả Đỗ Thông Minh.

Chuyện quá khứ thắng hay thua, không quan trọng bằng nhìn lại mình bây giờ để hướng vào tương lai. Trong chúng ta, chắc ai cũng có dịp nhìn lại mình, nhìn lại dân tộc mình. Vui buồn lẫn lộn bởi những xấu tốt do chính mình tạo ra và tự hỏi nguyên do từ đâu? Khi nhìn ra thế giới, nói chung, chúng ta còn thua kém nhiều dân tộc trên thế giới, thế nên, xin miễn được đề cao người mình với những cái hay cái tốt mà nhiều người đã nói tới, mà hãy cùng nhau nhìn thẳng vào khuyết điểm của mình, để may ra có thể sửa chữa để thăng tiến hơn không

Thấy người mà nghĩ đến ta, chúng tôi thấy chúng ta phải quan tâm nhiều hơn và đúng mức đối với vấn đề của dân tộc, vì rằng, nói chung dân tộc ta kém xa các dân tộc tiến bộ khác trên thế giới. Còn lý do tại sao chúng ta kém, chúng ta cần thẳng thắn nhìn vào sự thực. Đã có hằng trăm cuốn sách khen người Việt rồi, nếu chúng ta tự mãn với những điều đó, liệu chúng ta có khá lên không, hay từ bao trăm năm qua vẫn thế. Văn hóa Việt có những ưu khuyết điểm nào? Ai cũng biết một số ưu điểm, nhưng phải biết khai thác ưu điểm và quan trọng hơn là nhìn thẳng vào khuyết điểm lớn để sửa chữa ngay.

Ai chẳng tự ái, muốn bênh vực dân tộc mình, nhưng nhìn lại từ thời hữu sử tới nay đã hơn 2.000 năm qua, chúng ta chỉ có một số thời gian ngắn yên bình thịnh trị, còn hầu hết là chiến tranh, không nội chiến thì ngoại xâm. Nội chiến vì chúng ta chia rẽ, còn ngoại xâm vì chúng ta ở một vùng địa lý chính trị quan trọng mà lại không có đủ tiềm lực tương xứng để giữ. Tại sao dân tộc ta cứ mãi mãi lầm than, khốn khổ như vậy?

Học giả Trần Trọng Kim (1883-1953) trong cuốn “Việt Nam Sử Lược” trang 6 đã viết: “Về đàng trí tuệ và tính tình, thì người Việt có cả các tính tốt và các tính xấu. Đại khái thì trí tuệ minh mẫn, học chóng hiểu, khéo chân tay, nhiều người sáng dạ, nhớ lâu, lại có tính hiếu học, trọng sự học thức, quý sự lễ phép, mến điều đạo đức: lấy sự nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, làm 5 đạo thường cho sự ăn ở. Tuy vậy, vẫn hay có tính tinh vặt, cũng có khi quỷ quyệt, và hay bài bác chế nhạo. Thường thì nhút nhát, hay khiếp sợ và muốn có sự hòa bình, nhưng mà đã đi trận mạc thì cũng có can đảm, biết giữ kỷ luật.”.

Học giả Nhất Thanh Vũ Văn Khiếu trong cuốn “Đất Lề Quê Thói” (Phong Tục Việt Nam) trang 68, cũng nhận xét rằng: “Người mình phần đông thường ranh vặt, qủy quyệt, bộ tịch lễ phép mà hay khinh khi nhạo báng. Tâm địa nông nổi, khoác lác, hiếu danh…”.

Chúng ta có rất nhiều gương bất khuất, dám hy sinh tính mạng để bảo vệ đất nước, dám vượt biển, vượt biên tìm tự do. Nhưng nói chung các hành vi ấy còn thụ động và tiêu cực. Không trực tiếp góp phần cụ thể trong việc phát triển đất nước. Chúng ta với những đức tính tốt, cũng đã có nhiều thành tựu, nhưng những tính xấu đã làm lu mờ hay làm tan nát ít nhiều những thành tựu đó.

Thế giới đã có các cuốn “Lịch Sử Những Thói Xấu Của Người Pháp”, “Người Nhật Xấu Xí”, “Người Mỹ Xấu Xí” và mới đây có cuốn “Người Trung Quốc Xấu Xí” của ông Bá Dương, do ông Nguyễn Hồi Thủ ở Pháp dịch ra tiếng Việt, mà tạp chí Thế Kỷ 21 và một số người cho là chỉ cần thay chữ “Trung Quốc” bằng chữ “Việt Nam” thì cũng đúng thôi. Cuốn sách xuất bản ở Đài Loan và năm 2000 đã được in và phát hành tại Trung Quốc, đó là điều chúng ta càng nên quan tâm.

Tôi không đồng ý lắm với ông Bá Dương vì lối phê bình mang nặng tự ti mặc cảm, bài bác tất cả những gì của dân tộc mình, trong khi chỉ mới nhìn cách xử sự hay tư duy của dân tộc khác một cách phiến diện mà đã khen ngợi một cách quá đáng.

Trước đó, đại văn hào Lỗ Tấn (1881-1936) của Trung Quốc cũng đã từng ví người Hoa như ba con vật: “Tàn bạo như sư tử, gian sảo như hồ ly, nhút nhát như thỏ đế.”… nhưng không vì những ý kiến thẳng thắn đó mà dư luận người Hoa cho rằng ông bôi bác hay phản bội dân tộc.

Giới sĩ phu, trí thức Việt từ xưa cũng đã từng đề cập tới vấn đề này như Nguyễn Trãi, Tản Đà, Nguyễn Văn Vĩnh, Trương Tửu… Chúng ta được biết đến một số tác phẩm, bài viết như:

1- Năm 1927, có cuốn “Cao Đẳng Quốc Dân – Mười Thang Thuốc Chữa Bệnh Cho Dân Tộc Việt” của cụ Phan Bội Châu (1867-1940), gồm:

  1. Nghĩa hai chữ “quốc dân”
  2. Quốc dân với gia nô
  3. Quốc dân nên tự lập
  4. Bài thuốc tự lập có những vị gì?
  5. Chữa chứng bệnh “tính ỷ lại”
  6. Chữa bệnh “giả dối”
  7. Chữa chứng bệnh nhút nhát
  8. Chữa chứng bệnh “tham lợi riêng”
  9. Chữa chúng bệnh “đua đuổi hư danh”

10: Chữa chứng bệnh “ái quốc giả”

  1. Chữa chứng bệnh “không biết hợp quần”
  2. Chữa chứng bệnh “không biết đường kinh tế”
  3. Chữa chứng bệnh “mê tín hủ tục”
  4. Chữa chứng bệnh “không biết thương nòi giống”
  5. Bài tóm cách làm việc

http://danluan.org/node/2180

Chúng ta đã từng có cuốn “Tự Phán” (Phan Bội Châu Niên Biểu) của cụ Phan Bội Châu, thẳng thắn nói lên cái sai, kém của mình và dân tộc mình, viết sau khi cụ bị Pháp bắt và an trí ở Huế năm 1925.

2- “Mười Điều Bi Ai Của Dân Tộc Việt Nam” của cụ Phan Chu Trinh (1872-1926) (xin xem bên dưới).

3- Năm 1932, từ khi Nhất Linh (1906-1963) điều hành tờ báo Phong Hóa đã có mục thường xuyên “Xét Tật Mình” hay tranh biếm Lý Toét, Xã Xệ, Bang Banh…

4- Năm 1998, có bài “Thập Đại Thất Bại Hay Thập Đại Bất Hạnh” của Đức Ông Giám Mục Nguyễn Văn Thuận.

5- Năm 2001, có cuốn “Tổ Quốc Ăn Năn” của ông Nguyễn Gia Kiểng, cuốn sách đào sâu nhiều khuyết điểm trong văn hóa, lịch sử nhưng có nhiều dữ kiện khó xác định và đi quá xa gây ra nhiều tranh luận.

6- Năm 2002, có cuốn “Văn Hóa Trì Trệ Nhìn Từ Hà Nội Đầu Thế Kỷ 21” của bà Lê Thị Huệ ở Hoa Kỳ.

7- Năm 2003, có cuốn “Nhìn Lại Mình” của anh Lê Khôi, bài “Dân Tộc Tự Vấn” của bình luận gia Trần Bình Nam (Trần Văn Sơn)… đã nêu lên nhiều khuyết điểm của người mình.

8- Năm 2003, trên mạng “Tin Tức Việt Nam” tại Việt Nam (http://www.tintucvietnam.com), trong mục Nhịp Sống Trẻ – Góc Nhìn…, có một loạt khoảng 15 bài thuộc loại tự vấn mang tên “Người Việt Xấu Xí”… của nhiều tác giả khác nhau.

– Ai Dám Nhận Là Mình Xấu Xí? Phạm Thị Vàng Anh.

– Chữ Tín Không Quan Trọng, Cao Tự Thanh – Sơn Nam

– Đi Tìm Nhân Cách Người Việt Nam, KS Trần Quốc Khải.

– Giáo Dục Nước Ta Đang Đứng Ở Đâu? GS-TSKH Nguyễn Xuân Hãn.

– Giáo Dục Việt Nam: Ngôi Nhà Cần Đổ Lại Móng, GS-TSKH Dương Thiệu Tống.

– Lấy Hòa Làm Quý, Nhà Nghiên Cứu Cao Tự Thanh.

– Lòng Ganh Tị Của Các Nhà Khoa Học, Cao Xuân Hạo.

– Những Nghịch Lý Giáo Dục, Hoàng Tụy.

– Những Tính Cách Trì Níu Dân Tộc, GS Nguyễn Chung Tú.

– “Sợ” Những Vật Lạ, Khuê Văn – Thảo Hảo.

– Thiếu Tính Hợp Tác, GS-TSKH Dương Thiệu Tống.

– Thích Buộc Mình Vào Mảnh Đất Trời Tây, Cao Xuân Hạo.

– Vì Sao Học Sinh Việt Nam Không Sáng Tạo, Nguyễn Hiếu Nhân…

9- Năm 2004, Đức Giám Mục Mai Thanh Lương gởi Tâm Thư cho đồng hương…

10- Ở Việt Nam có cuốn “Ngẫu Hứng Sáng Trưa Chiều Tối” của Tạ Duy Anh.

11- Năm 2005, có bài “Chân Dung Người Việt Quốc Gia Xấu Xí” của Nguyễn Việt Tự Do. Trong đó nhấn mạnh đến tiềm năng rất lớn của hơn 3 triệu người Việt ở hải ngoại, tuy đang sống ở mơi trường tự do, dân chủ nhưng đã không đoàn kết đủ chặt chẽ để huy động sức mạnh của chính mình.

12- Từ năm 2003, Giáo Sư Khảo Cổ kiêm Cổ Sử Trần Quốc Vượng (1934-2005) định viết cuốn “Những Thói Hư Tật Của Người Việt Nam Trước Công Cuộc Đổi Mới”, nhưng còn đang giai đoạn chờ duyệt nội dung thì đã mất.

13- Năm 2009, nhà văn Phan Nhật Nam viết bài “Hãy Vất Bỏ Khối Nặng Của Tính Ác Và Sự Xấu!”, có 19 mục:

  1. Không tôn trọng sự thực và lẽ phải.
  2. Khoe khoang và kiêu ngạo.
  3. Cố chấp và ngoan cố.
  4. Độc tôn.
  5. Kỳ thị.
  6. Tàn ác.
  7. Thiếu cao thượng và ưa chơi gác.
  8. Phe đảng.
  9. Thiển cận.
  10. Ganh ghét.
  11. Thích làm vua làm chúa.
  12. Không công tâm.
  13. Không tôn trọng luật lệ.
  14. Cướp công của người khác.
  15. Ưa nịnh bợ, tâng bốc.
  16. Thích ăn hối lộ.
  17. Tham lam.
  18. Không tôn trọng nguyên tắc và giờ giấc.
  19. Không tuân giữ các cam kết…

http://www.vietlinhweb.com/Diendan/index.php?showtopic=10078

14- Nhà Việt Học Nguyễn Hưng Quốc, Giáo Sư tại đại học Victoria, Úc, trong bài “Người Việt Dễ Ghét” có đoạn:

Người Việt đáng yêu như thế nào? Tôi chưa bao giờ có ý định làm một cuộc điều tra thật đàng hoàng về đề tài này. Nhưng từ những gì tôi nghe từ các sinh viên cũng như bạn bè, đồng nghiệp của tôi, những nét đáng yêu nhất của người Việt Nam thường được nêu lên là: vui vẻ, cởi mở và thân thiện.

Tuy nhiên, tất cả những điều kể trên chỉ là một khía cạnh. Có một khía cạnh khác, vì lịch sự, người khác ít nói; và vì tự ái, chúng ta cũng ít khi đề cập: Có vô số người chê người Việt là cục cằn, thô lỗ, ích kỷ, tham lam vặt, hay nói dối vặt, thiếu kỷ luật, thiếu lịch sự, nói chung, là… dễ ghét. Ngay chính những người được xem là “mê” Việt Nam cũng thấy điều đó. Và dĩ nhiên, với tư cách là người Việt Nam, chúng ta cũng thừa biết điều đó.

Người Việt rất đáng yêu trong quan hệ cá nhân và ở những nơi quan hệ cá nhân đóng vai trò chính: gia đình, bàn tiệc, quán nhậu, và hàng xóm. Ở những nơi đó, người Việt, nói chung, rất nhiều tình cảm và tình nghĩa. Và cũng ở những nơi đó, ít ai phàn nàn về người Việt.

Nhưng vượt ra ngoài quan hệ cá nhân thì khác. Bước vào không gian công cộng ở Việt Nam, nhất là không gian công cộng ở đâu người Việt Nam cũng dễ ghét.

Cái dễ ghét ấy có thể được nhìn thấy ngay trên các chuyến bay về Việt Nam: Theo nhận định của nhiều người vốn đi nhiều, ít có tiếp viên hàng không nào dễ ghét như tiếp viên hãng Hàng Không Việt Nam; ít có công an và nhân viên hải quan nào dễ ghét như những người làm việc tại các sân bay quốc tế tại Việt Nam. Một sinh viên của tôi, người Úc, rất mê Việt Nam, và vì mê Việt Nam, cuối cùng, lấy vợ Việt Nam. Chính trong thời gian làm đám cưới, phải chạy vạy làm đủ các loại giấy tờ, từ hôn thú đến bảo lãnh vợ sang Úc, anh phờ phạc cả người. Quay về Úc, anh than: Chưa bao giờ anh thấy nhân viên hành chính ở đâu dễ ghét bằng các nhân viên hành chính ở Việt Nam…

15- Ngày 22/12/2009, nhà văn Sơn Tùng, nguyên Chủ Tịch Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại viết bài “Sau Cơn Bão Tuyết”, trong có đoạn:

Từ ngày Internet được phổ biến, phương tiện truyền thông tân tiến này đã trở thành đất dụng võ của những kẻ thích chỉ trích, đả phá, phỉ báng người khác. Tác giả của những bài viết này đã trở thành quen thuộc, trong đó có những người đã bị kiện, đã bị ra tòa, hay đã bị kết án về tội phỉ báng. Có những người không ai biết nguồn gốc, nhưng cũng có những người tự khoe bác sĩ, luật sư… để viết những bài xa lạ với ngôn ngữ của người có giáo dục để đánh hạ những người họ không ưa thích.

Những loại bài này thường xuất hiện trên Internet đã khiến tôi đi đến một khám phá bất ngờ: “văn chương chửi” của người Việt Nam đứng đầu thế giới. Thật vậy, không có ngôn ngữ nào phong phú cho bằng tiếng Việt trong lãnh vực chửi rủa, đồng thời nó cũng phơi bày tâm tính của những con người hay ganh ghét, đố kỵ, gian dối, nhỏ nhen, cố chấp, ham thích hư danh nhưng sợ trách nhiệm, tìm hạnh phúc trong sự xúc phạm, hạ đạp người khác…

Tôi đã đọc cuốn “Người Trung Quốc Xấu Xí” của người Tàu tự vạch ra những “dân tộc tính” của người Tàu. Tôi ước ao một ngày nào đó có người Việt Nam can đảm viết về dân tộc tính của đồng bào mình, những người thường tự hào là có “bốn ngàn năm văn hiến”.  Chính do những dân tộc tính ấy mà đất nước Việt Nam mãi đắm chìm trong bất hạnh, chậm tiến, không cất cánh vươn lên được.

Ở thời đại nào, người Việt Nam cũng chỉ thấy khổ đau, nghèo đói, đi sau những dân tộc khác. Dù đã bỏ nước ra đi, nhiều người Việt Nam cũng không bỏ lại được những tính xấu đã ăn vào máu, đã in vào xương. Nó đã đưa đến những xào xáo trong cộng đồng, đến sự chia rẽ, phe nhóm, đố kỵ nhau, tị hiềm nhau, đánh phá nhau, vu cáo nhau, làm suy yếu cộng đồng, trong đó những kẻ chửi bới thô bạo nhất là những kẻ tự cho mình nắm độc quyền chân lý…

16- Nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn (1942-) cũng định cho ra đời cuốn sách nhằm cảnh tỉnh những thói hư tật xấu của người Việt…

Tuy mỗi người nhìn và đặt vấn đề một cách khác nhau, nhưng họ có chung niềm trăn trở và chúng tôi công nhận là họ đã can đảm nói lên những điều xấu của người mình, là một trong những điều tối kỵ, ít ai dám nói tới. Đôi khi chúng ta cần gạt bỏ tự ái để nhìn thẳng vào sự thật, cố gắng sửa chữa để tiến thân, cho mình cũng như cho dân tộc.

Chúng tôi thấy hơn bao giờ hết, đây là dịp người Việt thẳng thắn nhìn lại người mình, cởi mở và dọn mình để mang tâm thức lớn, cùng nhân loại bước vào thế kỷ 21. Nói vậy chứ cũng đã trễ lắm rồi, bây giờ mà sửa soạn thì may ra vài chục hay cả trăm năm sau mới bắt đầu có kết quả.

Người Việt có những tính tốt nào? Người Việt hiếu học ư, cũng hiếu học đấy, nhưng vẫn chỉ là một số nào đó, một số lớn vẫn ít học, cho là nghề dạy nghề, tức tùy tiện tới đâu hay tới đó. Mà đa số trong số hiếu học ấy vẫn mang nặng tinh thần từ chương, quan lại, trọng bằng cấp từ ngàn xưa. Họ học để tìm sự giầu có, phong lưu cho bản thân và gia đình hơn là giúp đời.

Họ được gọi là trí thức, nhưng chỉ biết tri thức chuyên môn, hầu như họ sống cách biệt, không liên hệ gì tới đại đa số đồng hương mà họ cho là thấp kém. Kiến thức tổng quát của họ là một mớ hời hợt, thường có được là qua những buổi trà dư tửu hậu, chứ không qua sách vở nghiêm túc. Nói chi tới dân thường, có nhiều người cả năm không mua một cuốn sách, một tờ báo. Họ chỉ thích nghe lóm và chỉ đọc sách báo khi có ai đó mua thì mượn đọc ké thôi. Người mình lại suy nghĩ thiếu khoa học nên dễ tin, đọc một bản tin trên báo hay nghe truyền miệng mà đã tin, nên dễ bị kẻ xấu lừa.

Khi trả lời phỏng vấn của đài BBC ngày 2/3/2005, nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn ở Hà Nội, Biên Tập Viên nhà xuất bản Hội Nhà Văn đã nói: “Cứ nói người dân mình thích đọc sách và ham học lắm, nhưng tôi có cảm tưởng không phải như thế. Thực ra, dân mình mê khoa cử, kiếm chút bằng để kiếm ăn. Sách in ra đa số nhận rất ít phản ứng… Việc đọc sách chưa được xã hội hóa, hàng tháng không có thông tin về sách mới ra, không giới thiệu, không phản hồi, không thống kê, giới viết và đọc không hội họp….

Nhờ tới họ việc gì, luôn luôn họ giẫy nẩy lên trả lời là bận lắm, bận lắm; Biết họ bận gì không? Họ bận kiếm nhiều tiền để mua nhà, mua xe, chứng tỏ sự thành đạt của mình với chung quanh. Để tỏ ra là cha mẹ có trách nhiệm, họ luôn luôn bận lo cho tương lai học hành của con cái, thúc đẩy con học những ngành yên ấm mà kiếm được nhiều tiền chứ không tạo cho chúng tinh thần xã hội, góp phần xây dựng đất nước… Trong khi họ mới lớp tuổi 40, 50 mà đã tự cho là “già rồi”, không thấy tự học hành lo cho chính cuộc đời của họ và xã hội mà họ đang sống. Họ lúc nào cũng bận quây quần với vợ con, bận tụm đám bạn bè vui chơi!!!

Người Việt luôn nặng tình cảm, đôi khi đến độ che mờ lý trí. Chúng ta có được tinh thần gia đình thương yêu, đùm bọc khá cao, nhưng qua những cuộc đổi đời mới đây, một số gia đình cũng bắt đầu tan nát. Vẫn còn tinh thần hiếu khách, dù là nhà nghèo, nhưng hầu hết người Việt có gì cũng sẵn sàng đem ra cho khách dùng.

Người Việt có những tính xấu gì? Có thể nói là thiếu ý chí, thiếu sáng tạo, thiếu tinh thần khoa học, thiếu nghiên cứu, thiếu mạo hiểm, thiếu tầm nhìn xa, thiếu trật tự, thiếu nguyên tắc, thiếu tôn trọng của công, thiếu tinh thần dân chủ vì độc đoán ít dung hợp ý kiến người khác, nói dối quanh, ít nhận lỗi, ăn cắp vặt, tự cao, tự ti, ỷ lại, thù dai, nặng mê tín, mau chán, lúc nào cũng có cả trăm lý do để trễ hẹn hoặc không giữ lời hứa, nặng tình cảm mà thiếu lý trí, nặng tinh thần địa phương, tôn giáo… Nhưng đáng kể là thói ích kỷ và nhất là đố kỵ làm trầm trọng thêm sự chia rẽ, đó là những cố tật lớn nhất đã làm cho người Việt không đoàn kết, không hợp quần, không tiến nhanh lên được. Xin hiểu cho là cả một dân tộc thì có người nay người kia, nên khi nhận xét như thế không có nghĩa mọi người đều vậy hoặc một người đồng thời có tất cả những tính xấu ấy cùng lúc.

Điểm đáng nói là từ khi chủ nghĩa Cộng Sản du nhập vào Việt Nam cuối thập niên 20 của thế kỷ 20, thì sự quỷ quyệt và tàn ác của chủ nghĩa này càng làm cho những tính xấu ấy có cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Sự dối trá và gian ác, phi nhân và vô đạo, hà hiếp và bóc lột, tham nhũng và đục khoét của công được đưa lên cực đỉnh, trở thành thói quen, và “khôn ngoan” để tồn tại. Cảnh hàng chục, hàng trăm phụ nữ trần truồng cho ngoại nhân ngắm nghía lựa chọn trong những năm đầu thế kỷ 21, hay cảnh trường thi Nam Đàn, tỉnh Nghệ An (quê hương của cụ Phan Bội Châu và Hồ Chí Minh) vào năm 2006, bát nháo y như giờ ra chơi, được quay và đưa lên trang nhà nhật báo điện tử Tuổi Trẻ trên Liên Mang và biết bao chuyện bỉ ổi xảy ra hàng ngày tại Việt Nam… khiến mọi người đều cảm thấy xấu hổ cho một đất nước băng hoại trầm trọng về văn hóa, đạo đức. Những di hại này, thời hậu Cộng Sản sẽ phải mất hàng vài chục năm may ra mới dần dần tẩy xóa được.

Tại sao trong khi hầu hết người Nhật và Hoa thường tìm đến cộng đồng của họ thì có một số khá nhiều người Việt tìm cách xa lánh nếu không muốn nói là sợ chính cộng đồng của mình (trừ khi gặp khó khăn cần giúp đỡ)?

Chúng ta không thể thay đổi truyền thuyết chia ly giữa Lạc Long Quân và bà Âu Cơ, hẹn khi cần thì gọi nhau hợp sức. Tức là bình thường thì chia rẽ, chỉ khi không sống được mới đoàn kết, rồi lại chia rẽ. Nhưng chúng ta, bằng lòng thành và ý chí phải vượt qua “định mệnh” không hay này.

Về bản thân người Việt, thân hình nhỏ bé, tuổi thọ thấp, sức lực kém, không bền bỉ, mà làm việc lại hay qua loa, tắc trách, đại khái, nếu không nói là cẩu thả, nên nói chung năng suất kém.

Chúng ta thử nhìn xem, trong bất cứ một nhà ăn quốc tế nào như ở các trường đại học có nhiều nhóm người thuộc nhiều nước thì nhóm nào nhỏ người nhất, lộn xộn và ồn ào nhất có nhiều phần chắc đó là nhóm người Việt. Nhóm này còn thêm cái tật hút thuốc, xả rác khá bừa bãi nữa.

Nay đã là đầu thế kỷ 21, thử nhìn việc lưu thông ở các thành phố lớn Việt Nam xem. Thật là loạn không đâu bằng (nếu có là ngang với Ấn Độ). Người ngoại quốc nào đến Việt Nam cũng sợ khi phải hòa mình vào dòng xe cộ đó, và nhất là khi băng qua đường. Tỷ lệ tai nạn xẩy ra rất cao, ai cũng ta thán, thế mà bao năm qua vẫn mạnh ai nấy chạy, mạnh ai nấy đi. Những ngã năm, ngã bảy xe đông nghẹt mà hầu như không chia làn đường, nhiều nơi không có bệ tròn để đi vòng, không cảnh sát hướng dẫn lưu thông, Từ mọi phía xe cứ đổ dồn thẳng vào rồi mạnh ai người nấy tìm đường tiến lên. Đã cấm đốt pháo được mà sao tệ nạn lưu thông đầy rẫy, mỗi một chuyện cỡi xe gắn máy phải đội nón an toàn đã bao năm qua vẫn chật vật giải quyết. Sống trong xã hội mà dường như có khá nhiều người Việt hầu như không muốn bất cứ một luật lệ nhỏ nào ràng buộc mình. Cứ làm đại, làm càn rồi tới đâu hay tới đó!?

Chúng tôi vẫn nghĩ, một dân tộc có văn hóa cao, thực sự hùng mạnh không thể nào nẩy sinh ra lãnh đạo tồi và chỉ biết xâu xé nhau. Chính vì những tính xấu chung này của người Việt mới nẩy sinh ra những lãnh đạo tồi và chia rẽ mà sinh ra chiến tranh, vì chiến tranh mới đào sâu thêm hố chia rẽ và làm lụn bại dân tộc. Tóm lại, “thất phu hữu trách” mà, vận nước hôm nay là trách nhiệm chung của mọi người, không chỉ có người lãnh đạo mà người dân cũng chung trách nhiệm.

Thử nhìn các lãnh vực văn, thơ, nhạc của chúng ta mà xem, đâu đâu cũng than mây khóc gió là chính. Đồng ý là có nhiều chuyện buồn nên sáng tác nội dung buồn, nhưng buồn mãi vậy ích lợi gì, sao không tìm cách giải quyết cái buồn. Có biết đâu những tư tưởng yếm thế đó càng làm cho tình hình xấu thêm. Nếu có tư tưởng nào tích cực thì muôn đời vẫn chỉ thuần là tư tưởng, vì chính nhiều tác giả của tư tưởng ấy chỉ viết hay nói ra cho sướng, nói ra để lấy tiếng với đời, chứ chính họ không có trách nhiệm thực thi.

Những gì cụ Phan Bội Châu báo động, kêu than trong cuốn “Tự Phán” đã gần một thế kỷ qua mà như đang xẩy ra quanh đây thôi. Nếu chúng ta không có can đảm trị căn bệnh ngàn năm của mình thì dù có hết chiến tranh, dân Việt vẫn mãi mãi khó mà vươn lên được.

Chí sĩ Phan Bội Châu đã hy sinh cả cuộc đời vì nước, vào sinh ra tử không tiếc thân, thế mà trong cuốn “Tự Phán”, cụ đã thẳng thắn nhận đủ thứ lỗi về phần mình. Cụ hối hận nhất là không đủ tri thức về ngoại ngữ và tình hình thế giới. Nhưng trong đó, cụ cũng không quên nêu lên một số khuyết điểm chính của người mình thời đó. Như người lãnh đạo không lo cứu nước, dân không lo việc nước. Chỉ tranh thắng với nhau trên bàn cờ, hay cốc rượu, mà bỏ mặc vận nước cho ngoại xâm giày xéo…

Ai cũng biết, Nhật Bản là một đảo quốc, đất hẹp, dân đông, nhưng người Nhật đã khéo léo thu thập tinh hoa thế giới để bồi đắp quê hương mình trở thành một cường quốc, đôi khi vượt qua cả những nước bậc thầy của họ trước đó. Thật là hiện tượng hiếm có, không mấy dân tộc nào làm được. Nhật Bản có thể ví như một nhà nghèo mà đông con, thế mà đã nuôi được cho tất cả các con ăn học thành tài. Nên đây thật là tấm gương lớn cho người Việt chúng ta vậy.

Kinh nghiệm lịch sử cho thấy, Việt Nam và Nhật Bản thời cận đại và hiện đại đã có những chọn lựa hướng đi khác nhau.

Khi Pháp đòi Việt Nam mở cửa và đe dọa bằng cách bắn phá đồn Đà Nẵng năm 1856, Việt Nam đã chủ trương bế môn tỏa cảng. Thế nên năm 1858, Pháp đem 14 tàu chiến và 3.000 lính đến bắn tan đồn lũy Đà Nẵng… Phía Việt Nam chống cự đến cùng, để rồi bị thua và toàn quốc bị đô hộ 80 năm. Chúng ta có tính can trường và bất khuất, nhưng thiếu khôn ngoan về một tầm nhìn xa cho đất nước chăng? Đặc biệt Việt Nam hầu như chỉ dựa vào một cường quốc, khi sợ nước nào thì chỉ dựa theo nước đó, thiếu tầm nhìn toàn diện.

Thật vậy, khi thấy Pháp Quốc mạnh thì bỏ Trung Hoa theo Pháp Quốc, rồi theo Nhật Bản, theo Hoa Kỳ hay Liên Xộ Theo đuổi chính sách như vậy, dễ bị một cường quốc lấn át và khi các cường quốc này yếu đi thì hoang mang, không biết trông vào đâu. Sau Thế Chiến Thứ 2, thế giới có phong trào giải thực, 47 quốc gia được độc lập một cách dễ dàng, riêng một số nhà lãnh đạo Việt Nam chọn con đường chiến tranh, hy sinh khoảng 3-4 triệu người và 30 năm chiến tranh. Điều này đã khiến quốc gia bị tụt hậu, trở thành chậm tiến và nhất là phân hóa, chưa biết bao giờ mới hàn gắn được.

Tại sao Việt Nam ở bao lơn Thái Bình Dương, vị trí địa lý chính trị cực kỳ quan trọng như vậy mà chỉ trở thành mục tiêu cho các đế quốc xâm lăng, còn không học hỏi để tự vươn lên được? Tại sao các đế quốc nhìn ra vị thế quan trọng của Việt Nam mà chính người Việt lại không nhìn ra và tự tạo cho mình một vị thế tương xứng như vậy? Tại sao người Việt đã đầu tư quá nhiều vào chiến tranh mà chúng ta vẫn thiếu hẳn một đường hướng xây dựng, phát triển quốc gia thích hợp? Với lối phát triển quốc gia trong nhiều thế kỷ qua, bao giờ Việt Nam mới theo kịp các nước trung bình trên thế giới, tức ngang với tầm vóc đáng lẽ phải có về dân số và diện tích của Việt Nam?

Trong lúc đó, năm 1853, khi bị Hoa Kỳ uy hiếp, Nhật Bản cắn răng chịu nhục, quyết định bỏ chính sách bế môn tỏa cảng. Nhưng họ mở rộng ngoại giao, không chỉ với Hoa Kỳ mà với cả ngũ cường, gồm thêm Anh, Pháp, Nga, Đức… mặt khác, họ cố gắng học hỏi tinh hoa của các nước ấy, để 30, 40 năm sau vươn lên ngang hang với họ. Nhưng đáng tiếc, Nhật đã bắt chước các đế quốc, đi vào con đường chiến tranh sai lầm, góp phần gây nên Thế Chiến Thứ 2, hy sinh khoảng 3,1 triệu người và đất nước tan hoang. Sau Thế Chiến Thứ 2, Nhật Bản đứng trước một tương lai cực kỳ đen tối chưa từng có. Nhưng họ đã chọn con đường xây dựng quốc gia bằng hòa bình, cố gắng làm việc, chỉ 20 năm sau, Nhật Bản lại trở thành cường quốc.

Giờ đây, vận nước Việt Nam vẫn còn lênh đênh, mà người lãnh đạo lẫn người dân, nhiều người vẫn như xưa, chưa thức tỉnh. Đặc biệt, nay có cả mấy triệu người được ra nước ngoài, tri thức thăng tiến bội phần, nhưng chỉ có một phần nhỏ quan tâm tới cộng đồng và đất nước, còn phần lớn mạnh ai nấy lo làm giàu cá nhân… Thật là hỡi ơi!

Vài chục năm trước, chúng tôi có được đọc trong một cuốn sách, đại ý thuật lại lời một người trí thức Nhật với một người Việt ở Việt Nam ngay sau khi Thế Chiến Thứ 2 vừa chấm dứt năm 1945. Người Nhật ấy nói rằng, vì thua trận, từ nay đất nước Nhật Bản bước vào thời kỳ đen tối, còn Việt Nam sẽ thoát khỏi nạn thực dân, được độc lập và tương lai sán lạn. Nghĩ vậy, thế nhưng người Nhật đã cố gắng phục hưng đất nước một cách nhanh chóng. Trong khi đó, tình hình Việt Nam đã không diễn biến như hoàn cảnh thuận lợi cho phép.

Tại sao có điều nghịch lý là sách giáo khoa Nhật Bản viết nước Nhật vốn “rất nghèo tài nguyên”, mà nay người Nhật xây dựng thành “giàu có”, trong khi sách giáo khoa Việt Nam có lúc viết nước Việt vốn “rừng vàng biển bạc” mà nay lại hóa ra “nghèo nàn”? Tại sao người Việt chỉ biết đem tài nguyên sẵn có và nông phẩm là thứ đơn giản và rẻ nhất đi bán? Dù ai cũng biết đây là thứ kinh tế mới chỉ ngang tầm thời Trung Cổ.

Ngay nước gần chúng ta như Thái Lan cũng ở tình trạng tương tự, nhưng khéo ngoại giao hơn, không tốn xương máu mà vẫn giữ được hòa bình để phát triển.

Do đó, điều chúng tôi muốn nhấn mạnh là không chỉ thu học kỹ thuật của người, mà cần để ý đến văn hóa, là mặt tinh hoa đã tạo nên tinh thần người Nhật hay người Đức. Có tinh thần mạnh thì như họ, dù thua Thế Chiến Thứ 2, cũng nhanh chóng vươn lên. Tinh thần yếu thì dù đất nước có giàu có cũng sẽ bị lụn bại đi như nhiều đế quốc trước đây trong lịch sử.

Vậy người Việt bị thua kém, tụt hậu vì những khâu nào? Tại sao đa số người Việt mua thực phẩm là món ăn vật chất hàng ngày, có thể mua nhạc hàng tháng để giải trí mà có khi cả năm mới mua một cuốn sách là món ăn tinh thần? Tại sao, năm 2015, người Việt dù có 4,5 triệu ở hải ngoại và 90 triệu ở quốc nội, mỗi tựa sách (đầu sách) cũng chỉ in trung bình khoảng 1.000 cuốn? Như vậy người Việt có thực sự chăm tìm tòi, học hỏi không? Nếu bảo rằng sách đắt thì số người Việt tới thư viện sao cũng không cao.

Nói chung, không có dân tộc nào tiến mạnh mà sách vở lại nghèo nàn. Bởi chính sách vở là kho kiến thức, làm nền tảng để phát triển. Người Nhật tiến mạnh được là nhờ họ biết tích lũy kinh nghiệm. Người đi trước khi học hỏi, họ ghi chép rất cẩn thận, sau này nhiều người trong số đó viết sách để lại cho người đi sau và cứ thế. Có những người Việt giỏi, nhưng không chịu khó viết sách để lại, nếu người ấy mất đi thì bao nhiêu kinh nghiệm tích lũy hàng mấy chục năm cũng mất theo luôn, thật là uổng phí. Hơn nữa, ai cũng rõ, nếu hiểu biết chỉ được thu thập thuần bằng kinh nghiệm chưa hẳn đã là chính xác và phổ quát, lúc viết sách, người viết sẽ phải tham khảo rất nhiều, khi đó, từ các suy nghĩ cho tới dữ kiện mới dần dần được hoàn chỉnh hơn.

Tại sao người Việt ở cả trong và ngoài nước được kể là học khá, nhất là về toán, mà không tìm ra một công thức hay có được một phát minh thực dụng đáng kể nào? Tại sao lúc nào cũng đầy người tụ ở quán cà phê và hiệu ăn mà không hề nghe có lấy được tên một nhà thám hiểm Việt Nam nào? Tại sao chúng ta thiếu hẳn óc tìm tòi, mạo hiểm, nhẫn nại và cố gắng?

Người ngoại quốc nào nghe người Việt nói cũng thấy lạ, thấy hay, vì líu lo như chim, âm thanh trầm bổng như có nhạc. Bởi tiếng Việt có khoảng 15.000 âm với 6 dấu thinh/giọng, lên xuống như “sắc, huyền”, uốn éo như “hỏi, ngã”, rung động như “r”… thế nhưng, đa số người Việt không biết gì về nhạc lý cả. Trong khi tiếng Nhật rất nghèo nàn về âm, chỉ có 120 âm, mà đa số người Nhật rất giỏi nhạc, có nhiều Nhạc Trưởng hòa tấu hàng quốc tế, còn đi sửa các dàn phong cầm (organ) cho cả Âu Châu… Người Việt hầu hết chỉ biết mua nhạc cụ chơi, tới khi hỏng thì chịu, thấy tình trạng bết bát quá, chính người Nhật phải qua sửa giúp nhạc cụ của dàn nhạc giao hưởng Việt Nam khoảng đầu thập niên 90.

Trong tiến trình phát triển quốc gia, cụ thể là trên bình diện kinh tế, phải qua các khâu đầu tư, tụ vốn, lập công ty, khai thác nguyên liệu, nhiên liệu, nghiên cứu, sản xuất, cải tiến, quản lý phẩm chất, quản lý tài chính, quảng cáo, buôn bán, phân phối, bảo trì, tái biến chế, bảo vệ môi sinh… Tất nhiên làm ăn cá thể thì người Việt thường chỉ mạnh ở khâu buôn bán nhỏ hoặc kinh doanh hiệu ăn, tạp hóa… lấy công làm lời.

Ngay khâu buôn bán, người bán thường chú trọng mua hàng ngoại hạng nhất về bán kiếm lời và người tiêu dùng cũng lo bỏ ra thật nhiều tiền tìm mua hàng ngoại hạng nhất để khoe mà nhiều khi không biết dùng hoặc không cần dùng tới! Tại sao lại chuộng “hàng ngoại” đến như vậy? Hàng hóa ở Việt Nam ngày nay khá nhiều, nhưng người Việt không tự sản xuất lấy được khoảng 10% trong cấu thành sản phẩm đó. “Sản xuất” nếu có, “hàng nội” nếu có, thực ra chỉ là đốt giai đoạn, dùng máy ngoại quốc rồi nhập vật liệu và làm gia công. Sau này, khi máy hư hỏng thì lại mua máy mới, không dần dần tự chế máy thay thế như người Nhật hay người Hoa được.

Cạnh tranh trong thương trường, người Việt thường tìm cách hạ nhau, coi thành công của người khác là thiệt hại của mình; như bầy cua trong rọ, cứ kẹp nhau để rồi kết quả là không con nào ra khỏi rọ được. Người Hoa Kỳ có châm ngôn làm ăn đại ý rằng: “Cạnh tranh là tự cải tiến sản phẩm của mình chứ không phải bỏ thuốc độc vào hàng của người khác.”. Người Nhật thì chủ trương: “Khách là nhất. Khách nuôi nhân viên chứ không phải chủ, phải làm sao cho vừa lòng khách.”.

Sự phồn vinh rất “giả tạo” hiện nay ở Việt Nam là do sự cởi mở về kinh tế, nhưng phần lớn là do tiền từ bên ngoài. Tới năm 2014, gần 40 năm qua, Việt Kiều gởi về khoảng 120 tỷ đô-la Mỹ (năm 1999: 1,2 tỷ đô-la Mỹ, năm 2013: 10 tỷ đô-la Mỹ), cộng thêm một số tiền đầu tư trực tiếp và gián tiếp của ngoại quốc khoảng 100 tỷ đô-la Mỹ (trong các công trình hợp doanh, phía đầu tư của Viện Nam chỉ chiếm khoảng 10% số này) và viện trợ ODA khoảng 50 tỷ đô-la Mỹ.

Với số tiền khổng lồ khoảng 270 tỷ đô-la Mỹ, đó chưa kể Tổng Sản Lượng Quốc Dân (GDP) khoảng 2.000 tỷ đô-la Mỹ do người Việt làm ra trong thời gian này, nếu có chính sách giáo dục, kinh tế tốt hơn và nhất là không bị quốc nạn tham nhũng thì mức sống của người dân có lẽ đã gấp hai, gấp ba lần hiện nay, mức chênh lệch lợi tức giữa người thành thị và nông thôn sẽ không quá xa.

Ở hải ngoại cũng vậy, với nhà cửa rộng lớn, xe hơi sang trọng tất nhiên do nhiều nỗ lực cá nhân, nhưng yếu tố chính cũng là do may mắn từ môi trường thuận tiện sẵn có, như thể “đẻ bọc điều, chuột sa hũ gạo”. Chứ xét về bản chất, không khác mấy với người trong nước.

Phải chăng các điều trên chỉ là những câu hỏi luôn làm trăn trở, bứt rứt một số rất ít những người Việt có tâm huyết với sự tồn vong của quốc gia, dân tộc.

Phải chăng còn đại đa số thì không quan tâm và bằng lòng với công việc buôn bán nhỏ hay đi làm thuê hiện tại? Vì kiếm thật nhiều tiền cho mình và gia đình là quá đủ và hết thì giờ để nghĩ và làm thêm bất cứ chuyện gì khác?

Thử hỏi như vậy Việt Nam sẽ đi về đâu?

Tất nhiên, đã là con người thì dân tộc nào cũng có đủ các tính tốt và xấu, nhưng người Việt dường như bị nhiễm nhiều tính xấu ở mức độ rất trầm trọng.

Chúng tôi xin mạo muội bầy tỏ phần nào những ưu tư đối với đất nước và dân tộc. Xin tất cả chúng ta hãy cùng thành tâm nhìn lại mình, vì tương lai đất nước, để thế hệ mai sau có được cuộc sống đáng sống hơn, hãy tự chế để bỏ dần các khuyết điểm mà tăng tiến các ưu điểm.

ĐỖ THÔNG MINH

 

 

 

Tự Vấn: Người Việt Mạnh Yếu Chỗ Nào?

dothongminh

Chuyện quá khứ thắng hay thua, không quan trọng bằng nhìn lại mình bây giờ để hướng vào tương lai. Trong chúng ta, chắc ai cũng có dịp nhìn lại mình, nhìn lại dân tộc mình.
Vui buồn lẫn lộn bởi những xấu tốt do chính mình tạo ra và tự hỏi nguyên do từ đâu? Khi nhìn ra thế giới, nói chung, chúng ta còn thua kém nhiều dân tộc trên thế giới, thế nên, xin miễn được đề cao người mình, những cái hay cái tốt mà nhiều người đã nói tới, mà hãy cùng nhau nhìn thẳng vào khuyết điểm của mình, để may ra có sửa chữa, thăng tiến hơn không.
Thấy người mà nghĩ đến ta, chúng tôi thấy chúng ta phải quan tâm nhiều hơn và đúng mức đối với vấn đề của dân tộc, vì rằng, nói chung dân tộc ta kém xa các dân tộc tiến bộ khác trên thế giới. Còn lý do tại sao chúng ta kém, chúng ta cần thẳng thắn nhìn vào sự thực. Ðã có hằng trăm cuốn sách khen người Việt rồi, nếu chúng ta tự mãn với những điều đó, liệu chúng ta khá lên không, hay từ bao trăm năm qua vẫn thế. Văn hóa Việt có những ưu khuyết điểm nào? Ai cũng biết một số ưu điểm, nhưng phải biết khai thác ưu điểm và quan trọng hơn là nhìn thẳng vào khuyết điểm lớn để sửa chữa ngay.
Ai chẳng tự ái, muốn bênh vực dân tộc mình, nhưng nhìn lại từ thời hữu sử tới nay đã hơn 2.000 năm qua, chúng ta chỉ có một số thời gian ngắn yên bình thịnh trị, còn hầu hết là chiến tranh, không nội chiến thì ngoại xâm. Nội chiến vì chúng ta chia rẽ, còn ngoại xâm vì chúng ta ở một vùng địa lý chính trị quan trọng mà lại không biết giữ. Tại sao dân tộc ta cứ mãi mãi lầm than, khốn khổ như vậy?
Học giả Trần Trọng Kim trong cuốn Việt Nam Sử Lược trang 6 đã viết: “Về đàng trí tuệ và tính tình, thì người Việt có cả các tính tốt và các tính xấu. Ðại khái thì trí tuệ minh mẫn, học chóng hiểu, khéo chân tay, nhiều người sáng dạ, nhớ lâu, lại có tính hiếu học, trọng sự học thức, quí sự lễ phép, mến điều đạo đức: lấy sự nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, làm 5 đạo thường cho sự ăn ở. Tuy vậy, vẫn hay có tính tinh vặt, cũng có khi qủy quyệt, và hay bài bác chế nhạo. Thường thì nhút nhát, hay khiếp sợ và muốn có sự hòa bình, nhưng mà đã đi trận mạc thì cũng có can đảm, biết giữ kỷ luật.
” Học giả Nhất Thanh Vũ Văn Khiếu trong cuốn “Ðất Lề Quê Thói” (Phong Tục Việt Nam) trang 68 cũng nhận xét rằng: “Người mình phần đông thường ranh vặt, qủy quyệt, bộ tịch lễ phép mà hay khinh khi nhạo báng. Tâm địa nông nổi, khoác lác, hiếu danh…”
Chúng ta có rất nhiều gương bất khuất, dám hy sinh tính mạng để bảo vệ đất nước, dám vượt biển, vượt biên tìm tự do. Nhưng nói chung các hành vi ấy còn thụ động và tiêu cực. Không trực tiếp góp phần cụ thể trong việc phát triển đất nước. Chúng ta với những đức tính tốt, cũng đã có nhiều thành tựu, nhưng những tính xấu đã làm lu mờ hay làm tan nát ít nhiều những thành tựu đó.
Ðã từng có cuốn “Người Nhật Xấu Xí,” “Người Mỹ Xấu Xí” và mới đây có cuốn “Người Trung Quốc Xấu Xí” của ông Bá Dương, do ông Nguyễn Hồi Thủ dịch ra tiếng Việt, mà tạp chí Thế Kỷ 21 và một số người cho là chỉ cần thay chữ “Trung Quốc” bằng chữ “Việt Nam” thì cũng đúng thôi. Cuốn sách xuất bản ở Ðài Loan và năm 2000 được in và phát hành tại Trung Quốc là điều chúng ta càng nên quan tâm. Tôi không đồng ý lắm với ông Bá Dương vì lối phê bình mang nặng tính tự ty mặc cảm, bài bác tất cả những gì của mình, trong khi mới nhìn của người một cách phiến diện mà đã khen ngợi một cách quá đáng. Năm 2001, có cuốn “Tổ Quốc Ăn Năn” của ông Nguyễn Gia Kiểng, cuốn sách đào sâu nhiều khuyết điểm trong văn hóa, lịch sử nhưng có nhiều dữ kiện khó xác định và đi quá xa gây ra nhiều tranh luận và cuốn “Văn Hóa Trì Trệ Nhìn Từ Hà Nội Ðầu Thế Kỷ 21” của bà Lê Thị Huệ đã nêu lên nhiều khuyết điểm của người mình. Năm 2002, nghe nói ở Việt Nam cũng có cuốn “Người Việt Xấu Xí” của ông Trần Quốc Vượng…
Chúng tôi công nhận là họ đã can đảm nói lên những điều xấu của người mình, là một trong những điều tối kỵ, ít ai dám nói tới. Ðôi khi chúng ta cần gạt bỏ tự ái để nhìn thẳng vào sự thật, cố gắng sửa chữa để tiến thân, cho mình cũng như cho dân tộc.
Chúng tôi thấy hơn bao giờ hết, đây là dịp người Việt thẳng thắn nhìn lại người mình, cởi mở và dọn mình để mang tâm thức lớn, cùng nhân loại bước vào thế kỷ 21. Nói vậy chứ cũng đã trễ lắm rồi, bây giờ mà sửa soạn thì may ra vài chục hay cả trăm năm sau mới bắt đầu có kết quả.
Người Việt có những tính tốt nào? Người Việt hiếu học ư, cũng hiếu học đấy, nhưng vẫn chỉ là một số nào đó, một số lớn vẫn ít học, cho là nghề dạy nghề, tức tùy tiện tới đâu hay tới đó. Mà đa số trong số hiếu học ấy vẫn mang nặng tinh thần từ chương, quan lại, trọng bằng cấp từ ngàn xưa. Họ học để tìm sự giầu có, phong lưu cho bản thân và gia đình hơn là giúp đời. Họ được gọi là trí thức, nhưng chỉ biết tri thức chuyên môn, hầu như họ sống cách biệt, không dính gì tới đại đa số đồng hương mà họ cho là thấp kém. Kiến thức tổng quát của họ là một mớ hời hợt, thường có được là qua những buổi trà dư tửu hậu, chứ không qua sách vở nghiêm túc. Nói chi tới dân thường, có nhiều người cả năm không mua một cuốn sách, một tờ báo. Họ chỉ thích nghe lóm và chỉ đọc sách báo khi có ai đó mua thì mượn đọc ké thôi. Người mình lại dễ tin, đọc một bản tin trên báo hay nghe truyền miệng mà đã tin, nên dễ bị kẻ xấu lừa.
Nhờ tới họ việc gì, luôn luôn họ giẫy nẩy lên trả lời là bận lắm, bận lắm; Biết họ bận gì không? Họ bận kiếm nhiều tiền để mua nhà, mua xe, chứng tỏ sự thành đạt của mình với chung quanh. Ðể tỏ ra là cha mẹ có trách nhiệm, họ luôn luôn bận lo cho tương lai học hành của con cái, thúc đẩy con học những ngành yên ấm mà kiếm được nhiều tiền chứ không tạo cho chúng tinh thần xã hội, góp phần xây dựng đất nước… Trong khi họ mới lớp tuổi 40, 50 mà đã tự cho là “già rồi” không thấy tự học hành lo cho chính cuộc đời của họ và xã hội mà họ đang sống. Họ lúc nào cũng bận quây quần với vợ con, bận tụm đám bạn bè vui chơi!!!
Người Việt luôn nặng tình cảm, đôi khi đến độ che mờ lý trí. Chúng ta có được tinh thần gia đình thương yêu, đùm bọc khá cao, nhưng qua những cuộc đổi đời mới đây, một số gia đình cũng bắt đầu tan nát. Tinh thần hiếu khách, dù là nhà nghèo, nhưng hầu hết người Việt có gì cũng sẵn sàng đem ra cho khách dùng.
Người Việt có những tính xấu gì? Có thể nói là thiếu ý chí, thiếu sáng tạo, thiếu nghiên cứu, thiếu mạo hiểm, thiếu tầm nhìn xa, nói dối quanh, ít nhận lỗi, thiếu trật tự, thiếu nguyên tắc, thiếu tôn trọng của công, ăn cắp vặt, tự cao, tự ty, ỷ lại, thù dai, nặng mê tín, mau chán, thiếu tinh thần dân chủ vì độc đoán ít dung hợp ý kiến người khác, lúc nào cũng có cả trăm lý do để trễ hoặc không giữ lời hứa, nặng tình cảm mà thiếu lý trí, tinh thần địa phương, tôn giáo… Nhưng đáng kể là thói ích kỷ và nhất là đố kỵ làm trầm trọng thêm sự chia rẽ, đó là những cố tật lớn nhất đã làm cho người Việt không đoàn kết, hợp quần, tiến nhanh lên được.
Tại sao trong khi hầu hết người Nhật và Hoa thường tìm đến cộng động của họ thì có một số khá nhiều người Việt tìm cách xa lánh nếu không muốn nói là sợ chính cộng đồng của mình (trừ khi gặp khó khăn cần giúp đỡ) ?
Chúng ta không thể thay đổi truyền thuyết chia ly giữa Lạc Long Quân và bà Âu Cơ, hẹn khi cần mới gọi nhau hợp sức. Tức là bình thường thì chia rẽ, chỉ khi không sống được mới đoàn kết, rồi lại chia rẽ.
Nhưng chúng ta, bằng lòng thành và ý chí phải vượt qua “định mệnh” không hay này.
Về bản thân người Việt, thân hình nhỏ bé, tuổi thọ thấp, sức lực kém, không bền bỉ, mà làm việc lại hay qua loa, tắc trách, đại khái nếu không nói là cẩu thả, nên nói chung năng suất kém.
Chúng ta thử nhìn xem, trong bất cứ một nhà ăn quốc tế như ở các trường Ðại Học có nhiều nhóm người thuộc nhiều nước thì nhóm nào nhỏ người nhất, lộn xộn và ồn ào nhất có nhiều phần chắc đó là nhóm người Việt. Nhóm này còn thêm cái tật hút thuốc, xả rác khá bừa bãi nữa.
Nay đã là đầu thế kỷ 21, thử nhìn lưu thông ở các thành phố lớn Việt Nam xem. Thật là loạn không đâu bằng.Người ngoại quốc nào đến Việt Nam cũng sợ khi phải hòa mình vào dòng xe cộ đó, và nhất là khi băng qua đường. Tỷ lệ tai nạn xẩy ra rất cao, ai cũng ta thán, thế mà bao năm qua vẫn mạnh ai nấy chạy, mạnh ai nấy đi. Những ngã năm, ngã bảy xe đông nghẹt mà hầu như không chia làn đường, nhiều nơi không có bệ tròn để đi vòng, không cảnh sát hướng dẫn lưu thông, Từ mọi phía xe cứ đổ dồn thẳng vào rồi mạnh ai người nấy tìm đường tiến lên. Ðã cấm đốt pháo được mà sao tệ nạn lưu thông đầy rẫy, mỗi một chuyện cỡi xe gắn máy phải đội nón an toàn đã bao năm qua vẫn chưa giải quyết được. Sống trong xã hội mà dường như có rất đông người Việt hầu như không muốn bất cứ một luật lệ nhỏ nào ràng buộc mình. Cứ làm đại, làm càn rồi tới đâu hay tới đó!?
Chúng tôi vẫn nghĩ, một dân tộc có văn hóa cao, thực sự hùng mạnh không thể nào nẩy sinh ra lãnh đạo tồi và chỉ biết xâu xé nhau. Chính tính xấu chung của người Việt mới nẩy sinh ra lãnh đạo tồi và chia rẽ mà sinh ra chiến tranh, chiến tranh mới đào sâu thêm hố chia rẽ và làm lụn bại dân tộc. Thất phu hữu trách mà, vận nước hôm nay là trách nhiện chung của mọi người, không chỉ có người lãnh đạo mà người dân cũng chung trách nhiệm.
Thử nhìn các lãnh vực văn, thơ, nhạc của chúng ta mà xem, đâu đâu cũng than mây khóc gió là chính. Ðồng ý là có nhiều chuyện buồn nên sáng tác nội dung buồn, nhưng buồn mãi vậy ích lợi gì, sao không tìm cách giải quyết cái buồn. Có biết đâu những tư tưởng yếm thế đó càng làm cho tình hình xấu thêm. Nếu có tư tưởng nào tích cực thì muôn đời vẫn chỉ thuần là tư tưởng, vì chính tác giả của tư tưởng ấy chỉ viết hay nói ra cho sướng, nói ra để lấy tiếng với đời, chứ chính họ không có trách nhiệm thực thi.
Những gì cụ Phan Bội Châu báo động, kêu than trong cuốn “Tự Thán” đã gần một thế kỷ qua mà như đang xẩy ra quanh đây thôi. Nếu chúng ta không có can đảm trị căn bệnh ngàn năm của mình thì dù có hết chiến tranh, dân Việt vẫn mãi mãi khó mà vươn lên được.
Chí sĩ Phan Bội Châu đã hy sinh cả cuộc đời vì nước, vào sinh ra tử không tiếc thân, thế mà trong cuốn “Tự Phán,” cụ đã thẳng thắn nhận đủ thứ lỗi về phần mình. Cụ hối hận nhất là không đủ tri thức về ngoại ngữ và tình hình thế giới. Nhưng trong đó, cụ cũng không quên nêu lên một số khuyết điểm chính của người mình thời đó. Như người lãnh đạo không lo cứu nước, dân không lo việc nước. Chỉ tranh thắng với nhau trên bàn cờ, hay cốc rượu, mà bỏ mặc vận nước cho ngoại xâm dầy xéo…
Ai cũng biết, Nhật Bản là một đảo quốc, đất hẹp, dân đông, nhưng người Nhật đã khéo léo thu thập tinh hoa thế giới để bồi đắp quê hương mình trở thành một cường quốc, đôi khi vượt qua cả những nước bậc thầy của họ trước đó. Thật là hiện tượng hiếm có, không mấy dân tộc nào làm được. Nhật Bản có thể ví như một nhà nghèo mà đông con, thế mà đã nuôi được cho tất cả các con ăn học thành tài. Nên đây thật là tấm gương lớn cho người Việt chúng ta học hỏi vậy.
Kinh nghiệm lịch sử cho thấy, Việt Nam và Nhật Bản thời cận đại và hiện đại đã có những chọn lựa hướng đi khác nhau.
Khi Pháp đòi Việt Nam mở cửa và đe dọa bằng cách bắn phá đồn Ðà Nẵng năm 1856, Việt Nam đã chủ trương bế môn tỏa cảng. Thế nên năm 1858, Pháp đem 14 tàu chiến và 3.000 lính đến bắn tan đồn lũy Ðà Nẵng. Phía Việt Nam chống cự đến cùng, để rồi bị thua và toàn quốc bị đô hộ 80 năm. Chúng ta có tính can trường và bất khuất, nhưng thiếu khôn ngoan về một tầm nhìn xa cho đất nước chăng?
Ðặc biệt Việt Nam hầu như chỉ dựa vào một cường quốc, khi sợ nước nào thì chỉ dựa theo nước đó, thiếu tầm nhìn toàn diện. Thật vậy, khi thấy Pháp Quốc mạnh thì bỏ Trung Hoa theo Pháp Quốc, rồi theo Nhật Bản, theo Hoa Kỳ hay Liên Xô. Theo đuổi chính sách như vậy, dễ bị một cường quốc lấn át và khi các cường quốc này yếu đi thì hoang mang, không biết trông vào đâu. Sau Thế Chiến Thứ 2, thế giới có phong trào giải thực, hàng chục quốc gia được độc lập một cách dễ dàng, riêng một số nhà lãnh đạo Việt Nam chọn con đường chiến tranh, hy sinh khoảng 4 triệu người và 30 năm. Ðiều này đã khiến quốc gia bị tụt hậu, trở thành chậm tiến và nhất là phân hóa, chưa biết bao giờ mới hàn gắn được.
Tại sao Việt Nam ở bao lơn Thái Bình Dương, vị trí địa lý chính trị cực kỳ quan trọng như vậy mà chỉ trở thành mục tiêu cho các đế quốc xâm lăng, còn không học hỏi để tự vươn lên được?
Tại sao các đế quốc nhìn ra vị thế quan trọng của Việt Nam mà chính người Việt lại không nhìn ra và tự tạo cho mình một vị thế tương xứng như vậy? Tại sao người Việt đã đầu tư quá nhiều vào chiến tranh mà chúng ta vẫn thiếu hẳn một đường hướng xây dựng, phát triển quốc gia thích hợp? Với lối phát triển quốc gia trong nhiều thế kỷ qua, bao giờ Việt Nam mới theo kịp các nước trung bình trên thế giới, tức ngang với tầm vóc đáng lẽ phải có về dân số và diện tích của Việt Nam?
Trong lúc đó, năm 1853, khi bị Hoa Kỳ uy hiếp, Nhật Bản cắn răng chịu nhục, quyết định bỏ chính sách bế môn tỏa cảng. Nhưng họ mở rộng ngoại giao, không chỉ với Hoa Kỳ mà với cả ngũ cường, thêm Anh, Pháp, Nga, Ðức… mặt khác, họ cố gắng học hỏi ở các nước ấy, để 30, 40 năm sau vươn lên ngang hàng. Nhưng Nhật đã bắt chước các đế quốc, đi vào con đường chiến tranh sai lầm, góp phần gây nên Thế Chiến Thứ 2, hy sinh khoảng 3,1 triệu người và đất nước tan hoang. Sau Thế Chiến Thứ 2, Nhật Bản đứng trước một tương lai cực kỳ đen tối chưa từng có. Nhưng họ đã chọn con đường xây dựng quốc gia bằng hòa bình, cố gắng làm việc, chỉ 25 năm sau, Nhật Bản lại trở thành cường quốc.
Giờ đây, vận nước vẫn còn lênh đênh, mà người lãnh đạo lẫn người dân, nhiều người vẫn như xưa, chưa thức tỉnh. Ðặc biệt, nay có cả mấy triệu người được ra nước ngoài, tri thức thăng tiến bội phần, nhưng chỉ có một phần nhỏ quan tâm tới cộng đồng và đất nước, còn phần lớn mạnh ai nấy lo làm giàu cá nhân… Thật là hỡi ơi!
Vài chục năm trước, chúng tôi có được đọc trong một cuốn sách, đại ý thuật lại lời một người trí thức Nhật với một người Việt ở Việt Nam ngay sau khi Thế Chiến Thứ 2 vừa chấm dứt năm 1945. Người Nhật ấy nói rằng, vì thua trận, từ nay đất nước Nhật Bản bước vào thời kỳ đen tối, còn Việt Nam sẽ thoát khỏi nạn thực dân, được độc lập và tương lai sáng lạn. Nghĩ vậy, thế nhưng người Nhật đã cố gắng phục hưng đất nước một cách nhanh chóng. Trong khi đó, tình hình Việt Nam đã không diễn biến như hoàn cảnh thuận lợi cho phép.
Tại sao có điều nghịch lý là sách giáo khoa Nhật Bản viết nước Nhật vốn “rất nghèo tài nguyên,” mà nay người Nhật xây dựng thành “giàu có,” còn sách giáo khoa Việt Nam có lúc viết nước Việt vốn “rừng vàng biển bạc” mà lại hóa ra “nghèo nàn?” Tại sao người Việt chỉ biết đem tài nguyên sẵn có và nông phẩm là thứ đơn giản và rẻ nhất đi bán? Dù ai cũng biết đây là thứ kinh tế mới chỉ ngang tầm thời trung cổ.
Ngay nước gần chúng ta như Thái Lan cũng ở tình trạng tương tự, nhưng khéo ngoại giao hơn, không tốn xương máu mà vẫn giữ được hòa bình để phát triển.
Do đó, điều chúng tôi muốn nhấn mạnh là không chỉ thu học kỹ thuật của người, mà cần để ý đến văn hóa, là mặt tinh hoa tạo nên tinh thần người Nhật hay người Ðức. Có tinh thần mạnh thì như họ, dù thua Thế Chiến Thứ 2, cũng nhanh chóng vươn lên. Tinh thần yếu thì dù đất nước có giàu có cũng sẽ bị lụn bại đi như nhiều đế quốc trước đây trong lịch sử.
Vậy người Việt bị thua kém, tụt hậu vì những khâu nào? Tại sao đa số người Việt mua thực phẩm là món ăn vật chất hàng ngày, có thể mua nhạc hàng tháng để giải trí mà có khi cả năm mới mua một cuốn sách là món ăn tinh thần? Tại sao, người Việt dù có 2 triệu ở hải ngoại hay 80 triệu ở quốc nội, mỗi tựa sách (đầu sách) cũng chỉ in trung bình khoảng 1.000 cuốn? Như vậy người Việt có thực sự chăm tìm tòi, học hỏi không? Nếu bảo rằng sách đắt thì số người Việt tới thư viện sao cũng không cao? Nói chung, không có dân tộc nào tiến mạnh mà sách vở lại nghèo nàn. Bởi chính sách vở là kho kiến thức, làm nền tảng để phát triển. Người Nhật tiến mạnh được là nhờ họ biết tích lũy kinh nghiệm. Người đi trước khi học hỏi, họ ghi chép rất cẩn thận, sau này nhiều người trong số đó viết sách để lại cho người đi sau và cứ thế.
Có những người Việt giỏi, nhưng không chị khó viết sách để lại, nếu người ấy mất đi thì bao nhiêu kinh nghiệm tích lũy hàng mấy chục năm cũng mất theo luôn, thật là uổng phí. Hơn nữa, ai cũng rõ, nếu hiểu biết chỉ được thu thập thuần bằng binh nghiệm chưa hẳn đã là chính xác và phổ quát, lúc viết sách, người viết sẽ phải tham khảo rất nhiều, khi đó, từ các suy nghĩ cho tới dữ kiện mới dần dần được hoàn chỉnh hơn. Tại sao người Việt ở cả trong và ngoài nước được kể là học khá, nhất là về toán, mà không tìm ra một công thức hay có được một phát minh thực dụng đáng kể nào? Tại sao lúc nào cũng đầy người tụ ở quán cà phê và hiệu ăn mà không hề nghe có lấy được tên một nhà thám hiểm Việt Nam nào? Tại sao chúng ta thiếu hẳn óc tìm tòi, mạo hiểm, nhẫn nại và cố gắng?
Người ngoại quốc nào nghe người Việt nói cũng thấy lạ, thấy hay, vì líu lo như chim, âm thanh trầm bổng như có nhạc. Bởi tiếng Việt có khoảng 15.000 âm với 6 dấu thinh/giọng, lên xuống như “sắc, huyền;” uốn éo như “hỏi, ngã;” rung động như “r”… thế nhưng, đa số người Việt không biết gì về nhạc cả. Trong khi tiếng Nhật rất nghèo nàn về âm, chỉ có 120 âm, mà đa số người Nhật rất giỏi nhạc, có nhiều nhạc trưởng hòa tấu hàng quốc tế, còn đi sửa các dàn organ cho cả Âu Châu… Người Việt hầu hết chỉ biết mua nhạc cụ chơi, tới khi hỏng thì chịu, thấy tình trạng bết bát quá, chính người Nhật phải qua sửa giúp nhạc cụ của dàn nhạc giao hưởng Việt Nam khoảng đầu thập niên 90.
Trong tiến trình phát triển quốc gia, cụ thể là trên bình diện kinh tế, từ khâu đầu tư, tụ vốn, lập công ty, khai thác nguyên liệu, nhiên liệu, nghiên cứu, sản xuất, cải tiến, quản lý phẩm chất, quản lý tài chính, quảng cáo, buôn bán, phân phối, bảo trì, tái biến chế, bảo vệ môi sinh… Tất nhiên làm ăn cá thể thì người Việt thường chỉ mạnh ở khâu buôn bán nhỏ hoặc kinh doanh hiệu ăn lấy công làm lời.
Ngay khâu buôn bán, người bán thường chú trọng mua hàng ngoại hạng nhất về bán kiếm lời và người tiêu dùng cũng lo bỏ ra thật nhiều tiền tìm mua hàng ngoại hạng nhất để khoe mà nhiều khi không biết dùng hoặc không cần dùng tới! Tại sao lại chuộng “hàng ngoại” đến như vậy? Hàng hóa ở Việt Nam ngày nay khá nhiều, nhưng người Việt không tự sản xuất lấy được khoảng 10% trong cấu thành sản phẩm đó. “Sản xuất” nếu có, “hàng nội” nếu có, thực ra chỉ là đốt giai đoạn, dùng máy ngoại quốc rồi nhập vật liệu và làm gia công. Sau này, khi máy hư hỏng thì lại mua máy mới, không dần dần tự chế máy thay thế như người Nhật hay Hoa được.
Cạnh tranh trong thương trường, người Việt thường tìm cách hạ nhau, coi thành công của người khác là thiệt hại của mình; như bầy cua trong rọ, cứ kẹp nhau để rồi kết quả là không con nào ra khỏi rọ được. Người Hoa Kỳ có châm ngôn làm ăn đại ý rằng: “Cạnh tranh là tự cải tiến sản phẩm của mình chứ không phải bỏ thuốc độc vào hàng của người khác.” Người Nhật thì chủ trương: “Khách là nhất. Khách nuôi nhân viên chứ không phải chủ, phải làm sao cho vừa lòng khách.”
Sự phồn vinh rất “giả tạo” hiện nay ở Việt Nam là do sự cởi mở về kinh tế, nhưng phần lớn là do tiền từ bên ngoài. Trong gần 30 năm qua, Việt Kiều gởi về khoảng 30 đến 40 tỷ Mỹ Kim, cộng thêm một số tiền đầu tư của ngoại quốc 40 đến 45 tỷ MK (trong các công trình hợp doanh, phía đầu tư của Viện Nam chỉ chiếm khoảng 10% số này.) Tổng Sản Lượng Quốc Dân (GDP) trong thời gian đó khoảng 450 tỷ Mỹ Kim. Với số tiền khổng lồ đó, nếu có chính sách giáo dục, kinh tế tốt hơn và nhất là không bị quốc nạn tham nhũng thì mức sống của người dân có lẽ đã gấp hai, gấp ba lần hiện nay, mức chênh lệch lợi tức giữa người thành thị và nông thôn sẽ không quá xa. Ở hải ngoại cũng vậy, với nhà cửa rộng lớn, xe hơi sang trọng tất nhiên do nhiều nỗ lực cá nhân, nhưng yếu tố chính cũng là do may mắn từ môi trường thuận tiện sẵn có, như thể “đẻ bọc điều, chuột sa hũ gạo.” Chứ xét về bản chất, không khác với người trong nước.
Phải chăng các điều trên chỉ là những câu hỏi luôn làm trăn trở, bứt rứt một số rất ít những người Việt có tâm huyết với sự tồn vong của quốc gia, dân tộc. Phải chăng còn đại đa số thì không quan tâm và bằng lòng với công việc buôn bán nhỏ hay đi làm thuê hiện tại? Vì kiếm thật nhiều tiền cho mình và gia đình là quá đủ và hết thì giờ để nghĩ và làm thêm bất cứ chuyện gì khác? Thử hỏi như vậy Việt Nam sẽ đi về đâu?
Tất nhiên, đã là con người thì dân tộc nào cũng có đủ các tính tốt và xấu, nhưng người Việt dường như bị nhiễm nhiều tính xấu ở mức độ rất trầm trọng.
Chúng tôi xin mạo muội bày tỏ phần nào những ưu tư đối với đất nước và dân tộc. Xin tất cả chúng ta hãy cùng thành tâm nhìn lại mình, vì tương lai đất nước, để thế hệ mai sau có được cuộc sống đáng sống hơn, hãy tự chế để bỏ dần các khuyết điểm mà tăng tiến các ưu điểm.

Ðỗ Thông Minh