TỴ NẠN

dothongminh

Cuộc Di Cư Năm 1954: 950.000 Người
Ngày 20/7/1954, các nước ký Hiệp Định Genève chia đôi VN (nên ngày này sau đó đc gọi là “Ngày Quốc Hận”), dân chúng có 300 ngày và sau đó gia hạn để chọn miền muốn sinh sống. http://baoanhdatmui.vn/vcms/media/photos/2012/12/30.12/2—BAI-13.jpg
Trong khi có khoảng 150.000 người, phần lớn là cán bộ CS và thân nhân, tập kết ra Bắc (hình bên, địa điểm như tại cửa sông Ông Đốc, huyện Trần Văn Thời, Cà Mau), thì với chiến dịch “Hành Trình Những Đợt Tỵ Nạn Cộng Sảnhttp://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/b/bb/HD-SN-99-02045.JPEG/375px-HD-SN-99-02045.JPEG

Sang Phía Tự Do” (Passage To Freedom), số người ở miền Bắc di cư vào Nam rất đông (hình dưới), dù đã bị cán bộ CS ngăn chặn, vì họ đã có kinh nghiệm đối với sự man rợ của CS, nhất là vụ Cải Cách Ruộng Đất.
Di cư trước 19/5/1955: 871.533 người.
Di cư trong thời gian gia hạn: 3.945 người.
Vượt tuyến sau khi hết hạn: 76.000 người.
Ngay ngày 17/7/1954, chuyến tàu đầu tiên là Anna Salen của Thụy Điển đã đưa khoảng 2.000 người rời miền Bắc cập cảng Sài Gòn ngày 21/71954.
Tổng kết theo phương tiện chuyên chở:
4.200 chuyến bay chở 213.635 người.
Tàu thủy chở 555.037 người.http://www.vietmediaagency.com/images/upload/Article/Kien_Thuc_-_Giai_Tri/Tai_Lieu_Hiem/130120-TLH-TemDiCu-4.jpg
Phương tiện riêng 102.681 người (có khi đi đường bộ qua ngả Lào, bằng thuyền nhỏ hay bằng bè tre).
http://vi.wikipedia.org/wiki/Cu%E1%BB%99c_di_c%C6%B0_Vi%E1%BB%87t_Nam_(1954)
http://namrom64.blogspot.jp/2012/08/hinh-anh-di-cu-tu-bac-vao-nam-1954.html
http://www.vietmediaagency.com/D_1-2_2-92_4-802/bo-tem-di-cu.html
http://baoanhdatmui.vn/vcms/html/news_detail.php?nid=17491
Cuộc Di Cư Năm 1975…: 4.000.000 Người
Ngoài chuyện người dân sợ sự tàn ác của CS, cán bộ CS đã lợi dụng chính sách “Kinh Tế Mới” để cướp đất, cướp nhà, chương trình “thủy lợi” để thu tiền, việc đổi tiền và đánh “tự sản mại bản” để cướp của, thi cử theo lý lịch… tất cả đã lộ rõ bản chất cực đoan, ngu dốt của CS, đã đẩy người dân đến đường cùng.https://encrypted-tbn3.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcRdEayFZTefyQRci3OVg0YkAbgEMphjlQpLBfkye6-Rp4TgdhP-nA
Ngay sau 30/4/1975, thông tin về VN bị hạn chế tối đa, hình ảnh vùng “Kinh Tế Mới” đăng trên tuần báo Newsweek khiến mọi người ngỡ ngàng.https://encrypted-tbn1.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcTQhoZPwk-d_8lnmFmBIaMH5f6DHYNcx1He0dSnyVVrH8y_j6u2
– –
Đợt đầu ngay trước và trong ngày 30/4/1975 có khoảng 140.000 người (khoảng 120.000 người Việt và 20.000 người Hoa Kỳ ra đi bằng tàu thuyền, máy bay. Những đợt kế tiếp bằng tàu, thuyền, bè được gọi bằng 1 từ mới là “thuyền nhân” (boat people), đường bộ là “bộ nhân” (land people) kéo dài tới năm 1994 tức trong 20 năm.https://lh4.googleusercontent.com/-Lj01A7bRHl8/SumpcyYznhI/AAAAAAAA8kc/KD1u7gTRBX8/s310/001_080505-BoatPeople_map_Archive%252520of%252520Vietnamese%252520Boat%252520People%252520Inc..jpg
http://nguoiviethaingoai.org/ditan.html

Máy bay L19 đáp xuống hàng không mẫu hạm!
Thiếu Tá Lý Bửng và cú đáp lịch sử trên hàng không mẫu hạm USS Midway trong ngày lịch sử 30/4/1975.
Một phi công chưa từng đáp máy bay xuống hàng không mẫu hạm bao giờ, lại chở quá tải trên chiếc máy bay không đủ điều kiện để đáp, không có radio liên lạc với đài không lưu của tàu, nhưng đã đáp thành công.
Đó chính là Thiếu Tá phi công VNCH Lý Bửng, đã lái chiếc máy bay Cessna OE-1 “Bird Dog” (L-19), còn gọi là máy bay bà già hay là máy bay thám thính. Máy bay này chỉ có 2 chỗ ngồi, 1 cho phi công và 1 cho người quan sát, nhưng ông Lý Bửng đã chở tới 7 người, gồm vợ chồng ông và 5 người con.
Ngày 19/4/1975, hàng không mẫu hạm Midway (CV-41) cùng với 3 chiếc khác là Coral Sea (CV-43), Hancock (CV-10), Enterprise (CVN-65) vào vùng Biển Đông khi quân đội VNCH theo lệnh Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu bỏ vùng cao nguyên. 10 ngày sau, Midway tham dự “Chiến Dịch Gió Thổi Không Ngừng” (Operation Frequent Wind) di tản nhân viên Hk và hơn 3.000 người tỵ nạn Việt rời khỏi VN. Trực thăng liên tục mang người tỵ nạn từ đất liền đáp xuống Midway, trong số đó có 1 phi cơ nhỏ L19 đáp xuống. Chiếc phi cơ này sau được trưng bày ở Viện Bảo Tàng Hải Quân ở Pensacola, Florida, v à nay được để trong lóng chiếc Midway về hưu năm 1997, trở thành bảo tàng viện neo ở San Diego, California.
Ngày 29/4/1875, ông Lý Bửng đã cùng vợ con bay từ phi trường Tân Sơn Nhất ra Côn Sơn để sang ngày 30/4 sẽ bay từ Côn Sơn ra hàng không mẫu hạm của HK đậu ngoài khơi. Ông Bửng biết có hàng không mẫu hạm đậu ngoài biển, nhưng không biết chính xác vị trí nào. Rồi ông thấy tất cả các máy bay khác đều bay về một hướng, nên ông bay theo họ và tìm thấy hàng không mẫu hạm USS Midway. Gặp hàng không mẫu hạm, nhưng trên máy bay không có radio để liên lạc xin đáp. Ông Bửng bay vòng quanh tàu và chớp đèn ra hiệu đáp, nhưng ông không nhận được tín hiệu đèn xanh để đáp xuống.
Đài kiểm soát không lưu trên tàu Midway thì tưởng rằng chỉ có 1 mình ông trên máy bay, nên đã cố gắng liên lạc với ông, bảo ông không đáp trên tàu, mà phải đáp xuống biển, tàu Midway sẽ cho người ra cứu. Thế nhưng, mọi liên lạc đều không thành, do trên máy bay của ông Bửng không có radio.
Máy bay của ông lại sắp hết nhiên liệu, không đủ xăng để bay vào đất liền. Nếu thuyền trưởng tàu Midway không cho ông đáp xuống, 7 mạng người trên tàu không thể sống sót.
Ông kể, ông đã viết vào mảnh giấy xin lệnh đáp, cột vào cái dao và quăng xuống tàu. Ông làm như vậy 3 lần, nhưng nó đều rơi ra biển. Lần thứ 4 ông cột miếng giấy vào khẩu súng, bay thật thấp rồi quăng. May quá, lần này nó rơi xuống tàu sân bay. Mảnh giấy ghi: “Các ông làm ơn dời chiếc trực thăng sang bên kia cho tôi đáp xuống đường băng. Tôi có thể bay thêm 1 tiếng nữa, chúng ta có đủ thời gian để dời. Làm ơn cứu tôi. Thiếu Tá Bửng, vợ và 5 đứa con.”.http://nguoiviettudoutah.org/2011/wp-content/uploads/2014/04/LyBung2.jpg
Đại Tá Larry Chambers, Hạm Trưởng của tàu Midway đã cho ông hạ cánh. Biết không đủ chỗ đáp, nên ông Chambers ra lệnh cho các thủy thủ đẩy mấy chiếc trực thăng VNAF UH-1 Huey xuống biển. Trị giá của số máy bay quăng xuống biển lúc đó khoảng 10 triệu đô-la Mỹ, để có chỗ trống cho ông Bửng đáp. Trên sàn tàu lúc đó chỉ có lưới và móc để giữ các loại máy bay phản lực khác khi đáp, không đủ dụng cụ để chiếc L-19 của ông Bửng hạ cánh, nhưng ông Bửng đã đáp thành công, trước những cặp mắt kinh ngạc của tất cả những người HK và tỵ nạn VN có mặt trên tàu.
Ông Lý Bửng và các nhà báo sau khi ông đáp chiếc L-19.http://nguoiviettudoutah.org/2011/wp-content/uploads/2014/04/LyBung1.jpg
Ông Larry Chambers (thứ 2 từ trái sang) và ông Lý Bửng (phải).
Ảnh chụp ngày 5/4/2014.
Những người thân trong gia đình ông Bửng và gia đình ông Chambers.http://nguoiviettudoutah.org/2011/wp-content/uploads/2014/04/LyBung5.jpg
“The Opportunity to Make History: Vietnam War Hero’s Flight to Freedom Remembered”:
http://www.navyhistory.org/2014/04/the-opportunity-to-make-history-vietnam-war-heros-flight-to-freedom-remembered/
Clip ông Lý Bửng đáp chiếc L-19 hôm 30/4/1975:

Clip ông Lý Bửng phát biểu hôm 30/4/2010 trên tàu sân bay Midway về cú đáp lịch sử: https://www.youtube.com/watch?v=Zq_mg8CtSzk
Refugees ‘come home’ to the Midway after 35 years: http://www.recreationalflying.com/threads/cessna-bird-dog-carrier-landing.103138/
http://nguoiviettudoutah.org/2011/?p=48885


Và nếu kể cả những người đi đoàn tụ, “HO” (thực ra là H01…H10, H11…)… thì vào năm 2015 đã lên tới độ 4,5 triệu người Việt sống rải rác tại 100 quốc gia trên thế giới.
Người tỵ nạn đã phải ra đi trong hoảng hốt và vội vã ngay trước và sau ngày 30/4/1975, nhưng chỉ 1 thời gian ngắn sau thì đường lối thống trị của nhà cầm quyền dần dần hiện rõ làm mọi người ngỡ ngàng, vì CSVN vừa ngu dốt vừa gian ác khiến dân chúng miền Nam thấy không còn đường sống phải tìm cách ra đi đông hơn. Sau đó, dân miền Bắc cũng bỏ nước đi tìm tự do.
Kỹ Sư Nguyễn Gia Kiểng đã viết bài “Vết Thương Ngày 30 Tháng 4”, trong có đoạn: “Ngày 30 tháng 4, 1975 đã không đến trong niềm vui thống nhất đất nước, hòa giải và hòa hợp dân tộc mà mọi người mong ước… Các xí nghiệp tư cũng được ‘tiếp thu.’, thanh thiếu niên diện ‘ngụy quân ngụy quyền’ bị đuổi khỏi trường học. Các đường phố, trường học mang tên những danh nhân miền Nam được đổi thành những đường mang tên liệt sĩ Cộng Sản, có khi chỉ là những tay khủng bố rất tầm thường.”.
Theo ông, đất nước VN sau đó là những trại học tập cải tạo giam hàng trăm nghìn cựu quân cán chính VNCH, trí thức bị đàn áp, bỏ tù, các quyền tự do căn bản bị chà đạp và ngay những người đã từng ủng hộ chế độ Hà Nội như Nguyễn Thanh Giang, Tiêu Dao Bảo Cự vì lên tiếng phản kháng với nhà nước mà bị canh chừng, quản chế.
http://www.thongluan.co/vn/modules.php?name=News&file=article&sid=1759

Bè ty nan Vượt Biển Bằng Bè
Ngày 23/9/1975, ông Nguyễn Văn Phong cùng các con trai và bạn con đã dùng chiếc bè tự đóng tại bến Thanh Đa, Sài Gòn, để vượt biển. Bè gồm 36 thùng phuy xăng loại 200 lít, chia ra làm 2 hàng hàn nối với nhau, phía đầu cắt nhọn để rẽ sóng, bên trên làm giàn và nhà tạm trú. Bè chở 14 người (trong số đó có 1 em bé sơ sinh mới 8 tháng) theo sông Sài Gòn ra biển, được tàu Nhật vớt ngày 27/9/1975 (hình do thủy thủ Yoshida chụp cảnh thuyền nhân đang phất cờ “SOS”). Sau đó mọi người đã đi định cư tại Hoa Kỳ.

9 người vượt biển bằng bè kết bằng 7 cái phao ngày 21/10/1979…Chiếc bè được trưng trong viện bảo tàng Nam Úc
Mình không có xuồng thì tại sao mình không lấy nhiều cái ruột xe ráp lại thành cái bè? Tôi đem ý nghĩ này bàn với vợ tôi và trấn an vợ tôi rằng “nếu mình đi bằng ghe, thì có thể bị chìm và chết, còn cái bè, tuy lạnh lẽo khổ cực nhưng không bao giờ chìm”. Vợ tôi cũng tin tưởng vào tôi, nói “vậy được đó, làm đi”…
Chiếc bè được trưng trong viện bảo tàng Nam Úc.
Nên cuối cùng tôi quyết định ráp 7 cái (1.050 kg). Khi bỏ bè xuống nước phần nổi độ 10 cm. Thế là tôi lấy giấy bút ra vẽ chi tiết cái bè (tôi đậu tú tài Kỹ Thuật, nên biết vẽ Kỹ Nghệ Họa). Xong tôi ghi ra 2 tờ giấy, vợ tôi giữ 1 tờ và đạp xe đi mua cốm dẹp, đường, dây nylon, can nhựa, poncho v.v… Còn tôi đi mua gỗ và tìm thợ mộc để làm cái khung sườn + ruột xe. Tôi nhớ hoài nét mặt của ông thợ mộc khi tôi đưa tấm sơ đồ, ổng cứ nhìn ngang nhìn dọc, ổng không hiểu cái đó là cái gì?..Chiếc bè
Tất cả những sự chuẩn bị này, đối với tôi không có gì là khó khăn cả. Chỉ có 1 điều khó khăn nhất cho tôi là làm sao di chuyển số đồ đạc này ra bãi biển Cà Ná (gần Phan Rang). Chỉ riêng điều này không thôi cũng làm tôi tính toán nát óc..:
Anh Nguyễn Hữu Ba tại phòng triễn lãm Viện Bảo Anh Nguyễn Hữu Ba tại phòng triễn lãm Viện Bảo Tàng Nam Úc
Tàng Nam Úc.
Chuyến đi ấy không thành! Anh Ba bị tù 39 tháng.
Sau khi tôi về được 2 tháng, được người bạn cùng khóa giới thiệu tôi lái 1 chiếc tàu dài 12,5m, chở theo 83 người. Tôi trực chỉ đảo Natuna – Indonesia. Sau 77 giờ vượt biển, tôi cập vào bờ Natuna (ngày 12/4/1983) để xin nước và bản đồ để tiếp tục đi Úc. Nhưng chính quyền ở đây không cho đi. Họ đưa tôi qua đảo Kuku rồi trại tỵ nạn Galang. Gần 6 tháng sau (13/10/1983), gia đình tôi đến Úc, bỏ lại VN 1 đứa con, vì khi đi gấp quá tôi không về kịp Qui Nhơn để mang theo được…
Các con tôi nay đã trưởng thành. Tất cả 4 đứa đều đã tốt nghiệp đại học. Chúng tôi rất mừng có được gia đình hạnh phúc. Tôi xin cảm ơn vợ tôi, Và biết ơn nước Úc đã đón nhận chúng tôi định cư tại Úc, 1 xã hội tự do, dân chủ, công bằng và bác ái.
https://baovecovang2012.wordpress.com/2013/08/07/vuot-bien-bang-be-nguyen-huu-ba/

Có người dùng cả chiếc vỏ lãi (còn gọi là tắc ráng, 1 loại thuyền máy, hoặc xuồng, ghe nhỏ và dài hình thoi, thường làm bằng gỗ và gắn thêm máy, là phương tiện di chuyển chủ yếu và phổ biến ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ) gắn máy F12 chạy tới Mã Lai tỵ nạn.
Do chính sách hà khắc, trả thù, cướp bóc và đối xử phân biệt cũng như sự tham ô, trình độ kém, nhà cầm quyền CSVN đã đưa đất nước đến bờ vực thẳm, khiến có hàng triệu người bị dồn đến đường cùng trở thành thuyền nhân và hàng trăm ngàn người đã bỏ xác ngoài biển cả.
http://www.youtube. com/user/ p0912345
Những con thuyền mong manh chất đầy người đi tìm tự do!https://lh6.googleusercontent.com/-E2bqv1OvIdQ/Sump4uRamuI/AAAAAAAA8nQ/5bvgbeVwZqg/s560/boatpeople_057.jpg

“Tự do hay là chết”,
chấp nhận chống chọi với biển cả!!!

Thuyền nhân trải qua biết bao gian nan, chết chóc!https://lh6.googleusercontent.com/-bTOiViTrJqg/SumqQk0GR0I/AAAAAAAA8ps/MZeLHjU_ogg/s517/ty_nan_cs_122.jpg

Già trẻ, trai gái đều phải đi tìm tự do.

Trở thành tem của Hoa Kỳ…
Bài hát “Đêm Chôn Dầu Vượt Biển” của Châu Đình An.


Ca nhạc sĩ Việt Dũng (1958-2013) dù bị liệt 2 chân cũng chống nạng ra đi, làm thuyền nhân và đã viết những bản nhạc nói về chuyện này qua “Lời Kinh Đêm”…
Lời kinh đêm ôi lời kinh đêm
Lời kinh buồn như tiếng mẹ thở dài…
Thuyền mong manh ôi đời lênh đênh
Thuyền bấp bênh cuộc sống mơ hồ
Lời kinh cầu từng ngày quen thuộc
Lời mẹ buồn giữa tiếng Nam-mô…
Trời chơ vơ ôi người bơ vơ
Người vẫn ôm mảnh ván rũ mục
Lời kinh cầu từng hồi nấc nghẹn
Lời mẹ buồn giữa tiếng Amen
Người buông xuôi về nơi đáy nước
Người có mộng một nấm mộ xanh
Biển ngây ngô hay biển man rợ
Biển có buồn hay biển chỉ làm ngơ
Và khủng khiếp hơn khi con tàu lạc hướng, hết thức ăn và nước uống, bị hải tặc… khiến người phải ăn thịt người chết:
Sáng dậy em điểm tâm bằng đôi con mắt
Đêm về em ngậm ngùi gặm khúc xương tay
Em hỡi em biển vẫn đầy
Sao em uống máu cho ngậm ngùi chua cay…
Ca nhạc sĩ Phan Văn Hưng – Trần Trung Đạo với bài “Em Bé Việt Nam Và Viên Sỏi” năm 2003…
Viên kẹo tròn này để dành cho Mẹ
Viên kẹo vuông này để lại cho Ba
Viên kẹo lớn này để qua cho chị
Viên kẹo nhỏ này để lại cho em
Còn viên kẹo thật to này… là phần Bé đấy
Bên bờ biển ở Palawan
Có một bé gái lên sáu lên năm, lên năm,
Em đang ngồi đếm từng viên sỏi nhỏ
Nói chuyện một mình
Như với xa xăm
Em đến từ Việt Nam,
Câu trả lời duy nhất
Hai tiếng đơn sơ mà nhiều người quên mất
Chỉ hai tiếng này
Em nhớ trong lòng
Còn bao câu khác
Em chỉ về mênh mông
Mẹ em đâu? – Ngủ ngoài biển cả
Em, em đâu? – Sóng cuốn đi rồi
Chị em đâu? – Nghe chị thét trên mui
Ba em đâu… Em lắc đầu không nói
Chiếc ghe nhỏ vớt vào đây mấy bữa
Trên ghe sót lại chỉ dăm ba người
Lạ lùng thay, một em bé mồ côi
Ðã sống sót sau sáu tuần trên khơi
Họ kể lại, em từ đâu không biết
Cha mẹ em, đã chết đói trên tàu
Chị của em, hải tặc bắt đi đâu
Còn em trai, sóng đã cuốn trôi mau
Kẻ sống sót, sau sáu tuần nổi trôi
Cắt thịt da lấy máu thắm đôi môi
Máu Việt Nam, ôi linh diệu vô cùng
Nuôi sống em, Em bé Việt đơn côi.
Suốt tuần nay, em bé vẫn ngồi đây
Một mình, trông nhìn ra biển xa vời
Như thuở em chờ Mẹ đi chợ về
Em thì thầm những câu nói vẩn vơ
Em cúi đầu, nhưng không ai vuốt tóc
Biển ngậm ngùi, mang thương nhớ ra đi
Mai này ai có hỏi: Bé yêu chi?
Em sẽ nói là em yêu biển
Nơi cha chết, không tiếng kèn đưa tiễn
Nơi chị rên, nghe buốt cả thịt da
Mẹ chẳng về dù đêm tối đi qua
Và em trai, ở lại với sóng vỗ
Nhưng bé hỡi, rồi mai sau bé lớn
Không bao giờ sẽ quên máu Việt Nam
Giọt máu linh thiêng sẽ nuôi bé lớn
Máu thương yêu vẫn chảy từ ngàn năm…
Bé thơ ơi, cuộc đời em viên sỏi
Khóc một lần, nước mắt chảy thiên thu

clip_image002

Bên phải là tượng người cha dắt con ở Mã Lai.

http://vi.wikipedia.org/wiki/Thuy%E1%BB%81n_nh%C3%A2n
http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=p9IJZ2f5na

Boat People

Vietnamese Boat People

SBS News Video
về thuyền nhân Việt Nam tại Mã Lai ngày 24/6/1979.
http://www.cbsnews.com/video/watch/?id=4462053
Vớt Người Biển Đông


Trại Tỵ Nạn Pulau Bidong

Tem “Thuyền Nhân”của Bỉ năm 2009.alt
Ngày 9/8/1979, tổ chức nhân đạo là Hội Bác Sĩ Cấp Cứu Đức cử tàu Cap Anamur tới Biển Đông đi cứu thuyền nhân.
Nhà hảo tâm người Đức, Tiến Sĩ Rupert Neudeck.capanamour-250.jpg
1 chiếc thuyền được tàu Cap Anamur cứu vớt tháng 4/1984, được đem về đặt tại Troisdorf.
Hoạt động trong thời gian 1979-1986, 4 con tàu mang tên Cap Anamur đã lần lượt cứu được 11.300 thuyền nhân VN.alt
Bia kỷ niệm tàu Cap Anamur tại cảng Hamburg – Landungsbrücken, Đức.
Năm 1987, 2 tổ chức Đức và Pháp chung sức cử con tàu Ile de Lumière II (Đảo Ánh Sáng) / Cap Anamur III đi cứu thuyền nhân.
Trên tàu Cap Anamur III Đức-Pháp lần này thủy thủ đoàn gồm toàn người Pháp, nhân viên thiện nguyện từ Đức, Pháp và Hoa Kỳ, trong đó có nhiều người VN, mà trước đây chính họ cũng đã là những thuyền nhân. 3 tổ chức nhân đạo của Đức, Pháp và HK phối hợp làm việc dưới sự trực tiếp điều hành của Bác Sĩ Philippe Beasse thuộc Hội Y Sĩ Thế Giới.
Khi làn sóng vượt biển lên cao, chính phủ Pháp cho 3 chiến hạm đi cứu vớt trong khi nhiều đoàn thể nhân đạo hỗ trợ.
Người Việt tỵ nạn khắp nơi, đặc biệt nhất là Ủy Ban Báo Nguy Giúp Người Vượt Biển tại HK, do Tiến Sĩ Nguyễn Hữu Xương làm Chủ Tịch, đã thu góp tài chính ủng hộ chiến dịch.
Liên tục từ năm 1978 đến năm 1989, người Việt trên khắp thế giới đã hướng về Biển Đông. Nhiều người Việt đã trực tiếp tham gia vào các tổ chức cứu vớt thuyền nhân như Médecins du Monte với các BS Philippe Bease, Bernard Kouchner, A Deloche và Tiến Sĩ Reupert Neudeck, Chủ Tịch Ủy Ban Cap Anamur… Chiến dịch Mary là tiêu biểu sự hợp tác giữa người Việt hải ngoại và các tổ chức quốc tế.
Cảm ơn ông bà Neudeck và dân tộc Đức
Ngày 9/8/2014, Đại Hội Cap Anamur lần thứ 35 được tổ chức tại cảng Hamburg, Đức với Tiến Sĩ Rupert Neudeck, các quan chức Đức và hàng ngàn người Việt từ Đức và nhiều nơi trên thế giới về tham dự.
Ông Nguyễn Hữu Huấn thay mặt Ban Tổ Chức chào mừng quý khách và cho biết: “Ủy Ban Cap Anamur lấy mỗi con tàu đều là tên Cap Anamur hết. Bốn con tàu đi liên tiếp nhau chứ không phải đi vớt 1 lần 4 chiếc. Tôi được chuyến Cap Anamur số 1 vớt. Tàu Cap Anamur số 1 đi vớt người từ 1979 đến 1982, chia thành 29 chuyến thì đã vớt được 199 chiếc ghe. Tôi được chính phủ của tiểu bang Hamburg cho đi học tiếng Đức trong vòng 11 tháng. Cuối năm 81 tôi bắt đầu trở thành thành viên của Ủy Ban Cap Anamur, lên tàu đi vớt người ta tiếp và tôi đã đi liên tục trong 5 năm rưỡi. Cho đến khi chấm dứt vào năm 1987 thì chính thức ra năm 87 là tàu Cap Anamur số 4.
http://vi.wikipedia.org/wiki/Cap_Anamur
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/35-years-the-cap-anamur-4-boat-people-tt-08082014134740.html
http://thuyennhan.info/index.php?route=product/product&path=33&product_id=369
http://cdcghh.blogspot.jp/2014/08/ai-hoi-lan-thu-35-cap-anamur-ngay-tri.html
Điều đáng nói là không chỉ riêng người sống trong chế độ VNCH đi tỵ nạn mà ngay những cán bộ nòng cốt CSVN cũng ra đi.
Như Luật Sư Bộ Trưởng Tư Pháp Trương Như Tảng vượt biển ngày 25/8/1979 tới Nam Dương rồi tới Pháp với tâm sự đầy hối hận qua cuốn “A Viet Cong Memoir”.
Như biên tập viên Lệ Xuân, làm việc trong báo Tuổi Trẻ, con gái ông Nguyễn Thành Đệ, người đã phải đóng 200 lượng vàng để vượt biên theo “Phương Án II” (bán chính thức) không thành, bị lấy luôn căn nhà cuối cùng và Thư Ký Tòa Soạn Võ Văn Điểm – Chủ Biên đầu tiên của tờ Tuổi Trẻ Chủ Nhật, Tuổi Trẻ Cười – người có vợ và 2 con đã chết trên biển trong 1 chuyến vượt biên…
Hàng chục ngàn người Việt sống ở miền Bắc Xã Hội Chủ Nghĩa cũng phải bỏ nước ra đi.
Ngay từ trước ngày 30/4/2014 và kéo dài hàng chục năm sau đó, Hạm Đội 7 của Hải Quân HK với các hàng không mẫu hạm Hancok , Midway và nhiều chiến hạm đã góp công rất lớn trong việc cứu giúp thuyền nhân.
Ngày 10/6/1990, hạm đội HK khi đi từ Thái Lan qua Philippines đã phát hiện và cứu vớt 1 tàu tỵ nạn chở đầy ắp 155 người (có vài người bị bệnh, bị thương). Sau khi mọi người lên chiến hạm hết, tàu tỵ nạn được đánh chìm. Phim do anh Phạm Quốc Hùng là lính Thủy Quân Lục Chiến trên chiến hạm quay.

http://nguoiviethaingoai.org/ditan.html
Những đợt tỵ nạn như vậy kéo dài suốt 20 năm cho đến khi Cao Ủy Tỵ Nạn LHQ quá mệt mỏi phải tìm cách ngăn chặn.

ĐỖ THÔNG MINH

Advertisement

3 thoughts on “TỴ NẠN

  1. Không Tổng không Thống kê không gì!?Còn thì Kết lại Nhìn và Nghĩ…Di cư”bất hợp pháp”-Ra đi?Rời Quê Hương nước mắt tràn mi…Sinh tử cùng đường đời dâu bể…Những ngày dài tị nạn lê thê…Tìm Tự do trả giá những gì…Được và Mất…Quá nhiều vô kể!?

  2. Tương Tri xin cảm ơn Thầy Đỗ Thông Minh về bài viết và những tư liệu lịch sử này.
    Kính chúc Thầy vui , khỏe và có những ngày làm việc ở Mỹ thật thú vị.

    • Những đợt tỵ nạn như vậy kéo dài suốt 20 năm cho đến khi Cao Ủy Tỵ Nạn LHQ quá mệt mỏi phải tìm cách ngăn chặn.
      Nếu Cao Ủy Tỵ Nạn LHQ KHÔNG quá mệt mỏi phải tìm cách ngăn chặn.thì sẽ ra sao nhỉ ???

Comment

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s