MỘT Ý KIẾN NHỎ: ĐI TÌM CÁI DỞ CỦA THƠ HAY.

Xin nói ngay từ đầu để tránh mọi ngộ nhận, tôi chỉ là người chọn lọc những bài thơ hay từ các nhà thơ gởi đến trang mạng của mình. Là một người yêu thơ nên khi chạm vào câu đầu tiên tôi đã biết đó là bài thơ hay hoặc dở! Nhưng cũng có rất nhiều bài thơ tôi cầm lên đặt xuống đầy băn khoăn nghi hoặc. Đó cũng là một trăn trở của rất nhiều nhà phê bình có tâm và có tên (tuổi). May mắn thay, tôi đọc được những lời này của Nguyên Hưng Quốc- một trong hiếm hoi những nhà phê bình tôi chọn đọc- nói thật, tôi vốn không mấy yêu thích những gì khoa học quá, cao xa quá, tiểu tiết quá, hiện đại quá, bề trên quá…nên tôi thường…bỏ qua những nhà phê bình thơ và nghĩ thầm: “giỏi thì viết một bài thơ hay ho nghe thử chớ nói thì ai nói chẳng được!”
Với người làm thơ, chỉ còn trang giấy. Không có gì ngoài trang giấy. Trên trang giấy, không phải chỉ có chữ mà còn có cả những khoảng trống chung quanh các con chữ. Từ đó, thơ có thêm một yếu tố mới: yếu tố phi từ vựng. Chữ, cuối cùng, chỉ là một loại ký hiệu. Mà ký hiệu nào cũng có một mục đích giống nhau: giao tiếp. Ngay cả khi người ta loại trừ chữ, chỉ sử dụng ký hiệu, mục đích ấy vẫn có thể được duy trì. Nghĩa là vẫn có thể có thơ được. (Nhà phê bình Nguyễn Hưng Quốc nói hay hơn, lập luận chặt chẽ hơn nhiều nhưng tôi chỉ nhớ đại khái vậy và lấy làm tâm đắc điều này lắm!)
Nhân đọc bài Bà Chúa Thơ Lục Bát của tác giả NGUYÊN LẠC gởi đến, viết về Phạm Hiền Mây ( cả hai đều là người cộng tác với Tương Tri). Thêm bài phê bình của Trần Trung Thuần- người mà ai cũng biết là nhà thơ Trần Vấn Lệ- cũng liên quan tới nhà thơ Nguyễn Hàn Chung với ” Lục Bát Tản Thần”. (Tóm lại cả bốn đều là những người tôi yêu mến.) nên tôi không thể không lên tiếng, dù tiếng nói của tôi chẳng có kí lô gam trọng lượng nào đối với ai và chắc chắn là …chìm vào hư không, nhưng kệ đi yêu ai cứ bảo là yêu/ ghét ai cứ bảo là ghét…. Còn nếu ghét thì im lặng chớ đừng nói yêu, như vậy là thỏa hiệp xấu xa! Tôi không bao giờ thỏa hiệp.( hết phần …để tránh ngộ nhận…)

1.Trần Trung Thuần:
ông không phải là một nhà phê bình chân chính có học vị học hàm và các loại học này kia như những nhà phê bình khác mà chỉ là một nhà thơ trữ tình, vãi chữ như vãi trấu,thơ ông hay, ngôn ngữ tự nhiên dễ dàng như kể chuyện.Ông thành công vì người đọc nào cũng tưởng ông viết cho mình. Điều này rất khó.Nếu căn cứ vào những lời ông viết để đánh giá Phạm Hiền Mây thì không đúng và thiếu công bằng với cô
2. Phạm Hiền Mây:
Phạm Hiền Mây chưa bao giờ tự xưng và tự hào cho rằng mình là Bà Chúa Thơ Lục Bát. Cô từng là một cô giáo, lỗi của cô là đẹp và làm thơ dễ thương, lỗi của cô là mỗi ngày( hoặc vài ngày) lại đưa thơ và hình của mình lên FB. Cô là một cô giáo, một người làm thơ trẻ mà tôi yêu mến, có một nhà thơ tên tuổi nói với tôi về tính cách của cô:” ở ăn thì nết cũng hay…” Vâng , cô ấy không hề làm mất lòng ai kể cả những người cô không thích!
3.Tôi:
* Không nên đánh người đẹp dù chỉ bằng một cành hoa, nhất là những …người đẹp làm thơ. Các nhà thơ rất dễ bị tổn thương. Khi tổn thương họ làm gì nhỉ? Theo tôi, họ im lặng. Và tùy theo tính cách, họ thể hiện sự im lặng với ngầm ý rằng:
-Với tính cách hiền lành cam chịu họ sẽ im lặng khuất phục và tìm chỗ nhấm nháp xoa dịu vết thương.
-Với những người bản lĩnh họ sẽ phẩy tay bỏ qua không quan tâm đến kẻ làm tổn thương họ.
* Những cách đảo chữ , trùng lặp, mượn chữ cũ chen vào câu thơ mới v.v…chỉ là cách làm mới những gì đã cũ.Thử nghĩ coi , chỉ có 24 chữ cái thôi, các nhà thơ cũ danh tiếng lẫy lừng đã xài đến cạn kiệt rồi còn đâu!
Vậy thì hãy để cho những người trẻ sáng tạo, đôi khi không hay lắm, nhưng lạ. Lạ và sáng tạo là tính cách của các nhà thơ trẻ đang đi vào trường văn trận bút. Họ không muốn và không thể dẫm lên dấu chân người đi trước.Theo thời gian, thơ họ sẽ được chấp nhận hoặc đào thải, nhưng dù sao đi nữa, họ vẫn có một chỗ đứng nhỏ bé hoặc lớn lao trong nền văn học sau 75. Chưa ‘tam bách dư niên hậu” thì chúng ta có nói gì cũng còn là quá vội!
4. Quỳnh Nga:
Cô là một người làm thơ tôi thích đọc, hồn hậu, trong trẻo, tròn vần đúng luật và bát ngát cái tâm Nam Bộ. Nếu có duyên, tôi rất hân hạnh mời cô cộng tác
5. Cuối cùng:
Tôi muốn mình thật công tâm khi nói về những cây bút tôi yêu mến nên trên đây chỉ là một ý kiến nhỏ để rộng đường dư luận.
Rất biết ơn những nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình không ngừng quan tâm, không ngừng phổ biến, không ngừng sáng tạo, không ngừng cùng nhau giữ gìn tiếng Việt.
Rất cảm ơn anh Nguyễn Hưng Quốc, Nguyên Lạc, Phạm Hiền Mây, Trần Vấn Lệ, Nguyễn Hàn Chung. Thật bất ngờ, những “cái nhà” tôi nêu tên đều từng là nhà giáo dạy Văn nên dù có nói tới nói lui, họ đều cùng một mục đích cuối cùng là…tôi yêu tiếng nước tôi!
Và, tôi cũng vây. Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt là một trong những tôn chỉ của trang TƯƠNG TRI.

Tôn Nữ Thu Dung

7 thoughts on “MỘT Ý KIẾN NHỎ: ĐI TÌM CÁI DỞ CỦA THƠ HAY.

  1. le trần nói:

    Người làm thơ ai cũng là nhà phê bình thơ! Cao Bá Quát là Chúa phê bình thơ triều đình nhà Nguyễn. Nguyễn Khuyến từng phê bình thơ Chu Mạnh Trinh và Trần Tế Xuơng…Nhiều khi không phê bình ai thì phê bình mình, như Nguyễn Hàn Chung tự nhận thơ Lục Bát của mình là Tản Thần…mà cũng sôi nổi lắm nha! Phạm Hiền Mây thì…cái bút danh thôi cũng là lời tự bình: Hiền Như Mây! Ai nói gì thì cứ nói, Phạm Hiền Mây cứ làm thơ…như Bà Nữ Oa đội đá vá trời. Trước mặt chúng ta: Bà Tổng Bí…Thơ Tôn Nữ
    Thu Dung: là một Phê Bình Gia…Kiệt…Xuất! Tui mong cho bả…Kiệt Sức hết phê bình…cho ổn định làng thơ!

  2. Tran The Phong nói:

    Hình như thường thì người làm thơ không thích phê bình thơ

    • Nguyen Lac nói:

      Kính Tran The Phong:
      Làm thơ không thích bình thơ?
      Thì thôi đi đến nhà thơ đọc kinh
      Chúa trên cao thấy bất bình
      Này người về lại móc tình làm thơ
      Làm thơ thì phải ra thơ
      Kẻo nhà bình luận phê cho hết hồn

      • Tran The Phong nói:

        Dạ kính anh Nguyen Lac

        Dở thơ tui dể bốc muì
        Ném bùn chi bẩn tay chuì … vẫn … đen thui 🙂
        Rổi hơi xếp chữ làm vui
        Ai bình ai phán …. cứ …. như ruồi bậu phân :):)

      • le trần nói:

        1, Hôm nay là Lễ Phục Sanh / Mừng Chúa Blời sống lại. Trong mùa Lễ này, 15 tháng Bốn, bên Paris, nhà thờ Người Nữ Của Chúng Ta, Noitre Dame, Our Lady, tự dưng cháy! Hôm nay, Anh hùng Lý Tống được làm tang lễ lần thứ hai mang Pháp Danh. Hôm nay, thủ đô Colombo của Sri Lanca có 8 nhà thờ bị đặt mìn, có 138 triệu người chết, theo tuýt tơ của TT Trump….2,Xin hãy vì tình Nhơn Loại, đừng buộc ai “phải” theo ý mình (làm thơ cho phải ra thơ…) thử nhớ lại Bùi Giáng: Thu Ba mừng gặp Thu Bồn, Thu Bồn mừng quá rờ tay Thu Ba! 3, Phê bình thơ, theo tôi, chỉ 1 mình Cao Bá Quát là gương mẫu! Thanh Tâm Tuyền từng “tâm tư” như thế!

        • Nguyen Lac nói:

          Bạn le trần đã hiểu sai ý tôi – “đừng buộc ai “phải” theo ý mình”
          Tôi đâu có bắt buộc ai đâu, ý tôi nói là làm thơ thì phải ra thơ, chứ không thể ra “văn” hoặc ra những “câu nói” để tạo dáng… Lại nữa “móc tình ra” có nghĩa là thơ phải diễn ta thật sự “cảm xúc” của mình. chứ không phải chỉ “đặt những chữ cạnh nhau”. Happy Easter ):):

Gửi phản hồi cho le trần Hủy trả lời