DOANH DOANH NGOẠI TRUYỆN

Trường Giang cuồn cuộn về đâu
Sóng xưa vùi hết anh hào mỹ nhân
Được thua thành bại chẳng cần
Thiên thu còn lại chỉ ngần này thôi
( Tư Mã Doanh Doanh)

Tôi, người chấp bút, phải nói đôi điều về Tư Mã Doanh Doanh:
Cô là cháu nhiều đời của nhà sử học Tư Mã Thiên ( dĩ nhiên trước khi bị cung hình, sử gia Tư Mã Thiên đã có con trai nối dõi), có tội với triều đình nên dòng họ này phải lưu lạc vong thân, thay tên đổi họ.
Tư Mã Doanh Doanh, mấy ngàn năm sau, thương cảm cho những nguồn lịch sử bị vo tròn bóp méo, cô ngồi vào bàn phím, gõ gõ hằng đêm, thức cùng cô là con cú mèo lim dim trên ngạch cửa, những khi xao lòng hay mệt mõi, cô nhìn vào bạn mình và tìm kiếm ở nó sự kiên nhẫn và khôn ngoan cần thiết, nó gật gù nhìn cô, mỉm cười xoa dịu: Cố lên nào , bạn ta. Cuộc đời ấy, có bao lâu để đợi chờ…
Nên, những điều cô viết có thể là chính sử hoặc chỉ là ngoại truyện, tâm niệm của cô là làm giảm nhẹ mọi uẩn khúc, mọi tranh chấp, mọi hoài nghi… để lịch sử mãi mãi là một giòng trôi của định mệnh, mà ta tìm ở đó- ngàn năm sau- một tiếng thở dài!

VÀO TRUYỆN:

Năm này, tháng nọ, ngày kia.
Thời Nam Bắc giao tranh, Ngô Quốc Sư là thầy dạy của mấy chục ngàn môn sinh đệ tử và được toàn thể học trò yêu kính, thuở ấy tuy ngài danh tiếng lẫy lừng nhưng có một điểm nhượt trầm trọng là quá khôi ngô lồng lộng nên dù có 5 lần 3 lượt nộp đơn xin dạy ở một trường Dòng dành cho nữ sinh đã bị ban giám hiệu gồm các nữ tu Dòng Notre Dame rất tiếc mà phải e ngại lắc đầu.(Đó chỉ là ngoại truyện chứ thật sự các Soeurs đã mấy lần tam cố thảo lư để thỉnh cho được Quốc Sư về khai tâm mở trí cho bọn đệ tử của mình)
Quốc Sư, rất khiêm tốn không bao giờ chịu tôn mình là Quốc Sư như nhân gian truyền đạt mà chỉ nhã nhặn xưng mình là Quốc Sĩ, nội điều đó đã nói lên cái tâm của một vị thầy – tâm sáng như gương, lòng khiêm cung như nước!
Ở đâu không biết, chứ ở ngôi trường Notre Dame De… Nha Trang thì mỗi giờ dạy của Quốc Sư, ngoài tiếng giảng bài trầm hùng bi thống chỉ có nghe thêm những tiếng rơi khe khẽ của những chiếc lá bàng khô. Yên tĩnh tuyệt đối đến độ ngoài sân bọn Bồ Câu cũng nhỏ nhẹ nghiến những hạt thóc, rón rén bước trên cỏ không dám gây tiếng động… ngoại trừ tiếng tằng hắng của Soeur Hiệu Trưởng khi bất chợt đi tuần qua qua lại lại bắt gặp quả tang một cô học trò nào đó đang mộng ngoài cửa lớp!
Dù Quốc Sư thông đạt thiên kinh vạn quyển nhưng vẫn dễ dàng đỏ mặt khi những cô học trò ngoan ngoãn khoanh tay dạ thưa thầy, con…( này kia khác nọ…)
Để tránh tình trạng nguy cơ vòng tay học trò, Soeur luôn bắt đệ tử xưng con với các thầy dù vẫn cho phép xưng em với các cô
Năm ấy, Quốc Sư tuổi trẻ tài cao, chừng hăm mấy tuổi đời thôi mà học trò thì có đứa đã mười tám tuổi… Nhưng trái tim Quốc Sư đã rơi vào chốn khác.
Cũng năm ấy, Tiểu Siêu( không phải Tiểu Yêu) 17 tuổi. Mặc dầu học ban B nhưng cô khá là văn hay chữ tốt, có bài vở đăng đều đều trong các tờ báo thiếu nhi và được xuất bản hẵn một cuốn truyện nhi đồng!
Tiểu Siêu hay theo dõi các tình hình diễn biến văn nghệ văn gừng liên quan đến các văn nhân thi sĩ toàn địa phương, toàn quốc lẫn toàn thế giới.
Một buổi sáng mây mù âm u khắp chốn,cô hớt hơ hớt hải đến lớp thông báo một tin quan trọng ngang ngửa với tin cô sẽ dẫn cả lớp đi ra biển ăn gỏi bò khô đu đủ và uống nước dừa khi nào nhà xuất bản Tuổi Hoa trả tiền nhuận bút tác phẩm đầu tay của cô ( Uổng thật, đến gần tháng 4/75, khi cả lớp tan tác lìa nhau rồi cô mới nhận được số tiền lớn kinh khủng này- đối với cô- nên lời hẹn bất thành)
– Nghe nè, nghe nè:
em mang mùa thu vào lớp học
phấn trắng ngỡ ngàng trên tay anh
mây trời bỗng hạ xuống thật thấp
chữ nghĩa vỗ cánh bay rất nhanh…

Cả lớp xôn xao, Tiểu Siêu đưa ra tờ tạp chí Nha Trang Nghĩa Thục có in bài thơ trên, cả lớp xúm coi và Tiểu Siêu nghe nhiều tiếng thở dài
– Thầy viết cho ai vậy Tiểu Siêu?
– cho Tiểu Long Nữ đó!
– Tiểu Long Nữ đẹp quá hèn chi…
Tiểu Siêu duyệt bài thơ của Quốc Sư, duyệt thêm Tiểu Long Nữ dù chẳng ai cần cô phê duyệt!

Sau biến cố 4/75, Quốc Sư cùng nhiều đệ tử ra đi tìm đường cứu nhân độ thế… Tiểu Siêu gặp lại Thầy ở một nơi bình yên chim hót, thung lũng hoa vàng mấy độ. Thầy, với micro cầm tay, head phone đeo tai, hùng hồn biện thuyết vào mỗi chiều thứ ba, năm, bảy cho chương trình radio Tiếng Nước Tôi
Quốc Sư,vẫn phong độ như thuở nào dù đã là ông nội.
Tiểu Siêu , vẫn là cô học trò nghịch ngợm dù đã là bà ngoại, vẫn luôn luôn lễ phép kính trọng Thầy. Nhất tự vi sư, bán tự vi sư… huống chi Quốc Sư đã dạy dỗ Tiểu Siêu từ triết đông tới triết tây lẫn một phong cách sống thật khiêm cung mà cũng thật ngấm ngầm kiêu hãnh. Phong cách sống của các bậc hiền nhân quân tử mà Tiểu Siêu dù cố gắng cách mấy cũng chỉ được chưa tới nửa phần…


Thầy và các học trò Thánh Tâm ở Nam CALI

Năm này, Tháng nọ, Ngày Kia.
Có một chàng chiến binh thi sĩ, chán cảnh chiến tranh, chàng bèn làm thơ phản chiến:

Dăm thằng đánh trận. Dăm thằng chết
Chỉ sót mình ta cứ sống nhăn
Đù má nhiều khi buồn hết biết
Lo mãi sau này cụt mất chân

(Còn tiếp)

Advertisement

3 thoughts on “DOANH DOANH NGOẠI TRUYỆN

  1. Diem Ngo nói:

    Thật cảm động nhìn lại tấm hình ngày ra mắt Vết Chém tại Nam Ca. Cám ơn Thu Dung và Anh Thư đã dành cho ông thấy cũ một niềm an úi vô bờ
    Đọc Doanh Doanh ngoại truyện của Thu Dung, thầy cảm thấy như mình đang cầm phấn trên tay, đứng trên bục giảng Trung Học Thánh Tâm, nhìn xuống những mái đầu xanh tóc dài ươm mộng..Cám ơn Thu Dung. Phải chi mình đuợc sống lại những ngày dấu ái đó thì hạnh phúc biết mấy !

    • Dạ, dù thời gian có chạy điên cuồng như gió ở Santa Ana, em vẫn tìm cách đứng lại một góc khuất nào đó, đưa những người mình yêu quý trở về nơi họ đã từng hạnh phúc.
      Kính chúc Thầy và chị luôn vui khoẻ an nhiên.
      Thầy về Nam Cali nhớ nhắn bọn em!

  2. lê ngọc duyên hằng nói:

    Ngô Quốc Sư điển trai quá!
    Học trò gái to xác đã thích thầm…
    Thích thôi vẫn giữ cách ngăn
    ”Tôn Sư trọng đạo”thẳng thắn xưng hô.
    …..Gọi Thầy xưng Con lời rõ…
    Nói năng vẫn đâu ra đó lễ độ
    Tiểu Siêu máu mê Văn Thơ
    Văn nghệ văn gừng đâu có nhào vô…
    ….Trước tiên viết cho Tuổi Hoa.
    Được tiền nhuận bút kha khá sắp lãnh
    Xui rủi tan tác bè bạn
    Ba mươi tháng tư náo loạn Thắng Thua….
    …..Tiểu Siêu hay Tiểu Long Nữ.
    Thắc mắc hồi đó bây giờ tách bóc…
    ”Em mang thu vào lớp học
    Mây sà xuống thấp gió lốc chữ bay…
    ……*Phấn trắng ngỡ ngàng trên tay
    Chữ tình anh vẽ chơn mày Phượng cong”
    Xa rồi gặp lại phải lòng….
    Một cặp hoàn hảo ngai Rồng Phượng bên?

Comment

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s