Tôi Lên Núi Dạo Chơi

 

Tôi lên núi dạo chơi nghe chim rừng lảnh lót…

Tôi lắng nghe tiếng hót quên rằng mình đi chơi…

Tiếng chim hót hay cười…nhớ mắt ngời ai quá!

Ai đứng trong chòm lá áo dài lụa phất phơ…

Ai đẹp như bài thơ tôi sắp làm cho bậu?

Ai mà chút xâu xấu tôi đâu lòng nhớ thương?

Rừng hay một khu vườn Eva kìa, nũng nịu…

Ai vót mây làm kiệu?  Adam có phải không?

Thuở xưa xa mênh mông…có màu hồng trái cấm

Có hai người cùng cắn rách bươm một tờ Kinh…

Chim hót trong rừng xanh…bao quanh chòm núi đỏ

Tất cả những chú thỏ chớp mắt và bâng khuâng…

*

Tôi dạo núi mùa Xuân thấy Dran bát ngát

Nhớ từng nghe ai hát Tình Xa Ôi Tình Xa…

Một năm đã trôi qua…Nhiều năm đã trôi qua…

Đà Lạt tôi thương nhớ như mối tình trăm năm!

Tôi nói từ xa xăm tôi thương quê nhà lắm

Màu Xuân tình thắm đậm tà áo dài ai xưa…

Tiếng chim hay tiếng hò?  Hò ơi mô nữa Huế?

Trời sa mưa dòng lệ con suối chảy kìa em!

Trần Vấn Lệ

Advertisement

One thought on “Tôi Lên Núi Dạo Chơi

  1. lê ngọc duyên hằng nói:

    Dạo chơi trên núi nghe chim hót…
    Tiếng hót chim uyên ương có đôi…
    Mải mê nghe quên cả đất trời…
    Chỉ còn mỗi nhớ”miệng ai cười?”
    Lúng liếng môi mắt rất duyên ơi!
    Áo lụa trong chiều mây trắng trôi…
    Nón bài thơ tình tứ những lời…
    ….Vườn xưa cổ tích đây huyền thoại…
    ”Adam-Eva” đó hai con người…
    Ăn trái nhận thức nhìn nhau cười
    ”Trái Cấm càng Cấm càng tìm tới…
    Ăn cùng sẻ chia thế mà vui?”
    Nầy là Kiệu Mây mời nàng ngồi…
    Công ta chuốt vót tặng cho Người…
    Đẹp tình thương đó nhận đi thôi!
    Thỏ nhìn ngơ ngác mắt vui vui…
    Nhấm nháp cọng cỏ cứ nhơi nhơi…
    Chim thả tiếng hót thực tuyệt vời!
    ”Thiên đường-trần gian cũng vậy thôi?”
    …..Mùa Xuân lên núi bước dạo chơi…
    Nhớ đầy tiếng hát buồn lẫn vui…
    Nhớ Đà Lạt thông reo gió thổi..
    Nhớ Dran nhớ rất nhớ Tình Người….
    Nhớ sang qua miền đồi núi…
    Nhớ về xứ Huế có em tôi…
    Sông Hương núi Ngự nhớ ngập trời…
    Tình tôi chan chứa gởi muôn lời….
    *”Mưa sa lệ suối -tình tôi nói..
    Tình Thơ sầu cảm tiếng lòng tôi!”

Comment

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s