Mô tô bay

Trần Huy Minh Phương 

190911_tt_redbull5

Ngày bé, mỗi khi có đoàn xiếc, đoàn ca nhạc tạp kĩ hay gánh hát về diễn ở địa phương thì bọn con nít chúng tôi phải nói là vui đáo để.

Một lần nọ, có đoàn mô tô bay từ thành phố Hồ Chí Minh về diễn. Những tờ rơi được phát ra có vẽ hình chiếc mô tô phân khối lớn màu sắc sặc sỡ vàng đỏ trắng xanh và dáng ngồi mạnh mẽ của chú lái hay của cô lái mô tô bay có mái tóc hoe vàng tung trong gió. Bọn con nít tụi tôi cứ ríu ran gọi nhau và xì xầm bàn tán từ lúc đoàn vừa về dựng rạp tại Nhà văn hóa quê tôi.

Xây dựng từ nền sân bay trực thăng cũ, Nhà văn hoá lọt thỏm giữa mênh mông cát đất xi măng và cỏ dại. Nơi đây, hàng ngày chúng tôi kéo nhau chơi chọi cỏ gà từ phía lùm cỏ dầy cạnh cái hồ nước trong.

Nghe cha tôi kể lại, sân bay trực thăng này hồi đó xác giặc Mĩ cũng bộn lắm, mà chiến sĩ mình hi sinh cũng có, làm chúng tôi rờn rợn, không đứa nào dám chơi ở đây khi trời nhá nhem tối…

Vậy là đoàn mô tô bay từ nơi văn minh về quê tôi biểu diễn tối nay. Chiếc vé xem diễn được cha xếp hàng đi mua từ sau trưa. Vậy là tôi yên tâm cho buổi tối đầy niềm vui có thực Tiếp tục đọc

Advertisement

Dắt tay lên bờ

Trần Huy Minh Phương

 Still Life Oil Painting by Ramon Romero (6).forblog

Chị Thìn xấp xỉ bốn mươi. Chị có thâm niên hơn mười năm làm cộng tác viên ngành Dân số. Nói chị đẹp thì cũng quá, mà nói chị xấu thì nghe hẹp bụng. Chị được mái tóc dài và cách nói chuyện lúc nào cũng nghe suông cứ như chị đã học thuộc lòng những lời nói đó từ khi nào.

Vậy mà, nhiều khi nghĩ lại Thìn thấy mình thật vô duyên. Vợ chồng người ta ăn ở với nhau đang yên vui thì chị lại chen vào. Rồi chị còn nhắc người này nên đi đặt vòng, người kia hãy triệt sản. Đúng là hết chỗ nói. Có mấy người đàn ông nói lén sau lưng Thìn, lúc nào chị cũng kêu người ta “dừng” bởi vì chị chưa có chồng. Thử cho chị có chồng một lần coi thì chị có còn mạnh miệng nói “dừng” hay không thì biết.

Đúng là khó thiệt. Không có miệt đất nào như miệt Choi Choi này. Đã tỉnh lẻ lại còn vùng sâu. Đã vùng sâu lại còn lầy lội. Lâu nay chị không nhớ đã xách dép bao nhiêu lần đi qua cầu khỉ, bấy nhiêu lần xắn quần nhảy qua mương. Dấu chân của chị, nói không phải khoe, hầu như đã in khắp cái miệt này. Vậy đó, trong mắt của chị Thìn thì đàn ông ở đây hay có thói quen… đem đồ ăn cơm ở nhà qua hàng xóm nhậu.

Thế nhưng, có một người khiến cho Thìn phải chú ý. Hôm ấy chị đi công việc về, giữa đường bắt gặp người đàn ông đánh vật với chiếc máy xới bị sụp phải vũng lầy thật khó kéo lên Tiếp tục đọc

Bóng chữ

Trần Huy Minh Phương

raining

1.

Thì ra tôi vẫn luôn nhớ đến anh. Nhớ một con người có nhịp sống hằng thường cõng chữ, vật chữ vào lúc không giờ.

Tôi nghe ở cơ quan, người ta bàn về cách làm việc của anh. Kể tốt cũng nhiều mà xấu cũng không ít. Tôi mặc, hễ ở bên anh được bình yên, được vỗ về che chở bởi đôi tay săn chắc của anh là tôi cảm như hạnh phúc.

Tôi là một cô gái dễ xúc cảm, nhưng thường nhìn đời bằng con mắt của một người luôn tỉnh táo trước mọi biến động của vật giá thị trường. Còn anh, ngoài văn – thơ ra thì chẳng việc gì làm ra trò cả. Có lẽ, tôi yêu anh cũng bởi tấm lòng chân thành, dứt khoát của anh. Anh là người của mọi người, tôi không có quyền khen hay chê, mà chỉ có thể làm cái thiên chức nơi người phụ nữ là sưởi ấm trái tim anh và khơi thêm mạch nguồn sáng tạo bất tận của những lúc bóng chữ chập chờn theo anh chấp chới. Bạn đã từng có người yêu là nhà thơ chưa? Sướng ư? Có đấy! Khổ ư? Gậm nhấm suốt một thời hò hẹn Tiếp tục đọc

Phèn ơi!

Trần Huy Minh Phương 

Misty-Labrador-Retriever-dog-pet-portrait-pop-art-BZTAT-LR

Đã bao giờ bạn thấy chó khóc chưa? Có đấy!

Nội tôi có nuôi một con chó, đặt tên là Phèn. Nó hiền và tính trầm như một người đứng tuổi. Bởi thế mà nó hay theo ông hoặc cứ nằm một xó nào đó ở góc nhà lim dim mắt quan sát. Nó tinh lắm! Ông không bao giờ quên cho nó ăn, cũng ngày hai buổi, và lúc nào cũng vậy, nó quanh quẩn ngay gầm bàn lúc ông tôi ăn, nó đợi lộc. Đuôi nó ngoe nguẩy trông sướng mắt.

Mỗi sớm mai, nội dậy từ sớm nhóm lửa, súc lại ấm trà, uống một li café nóng do chính tay ông pha. Con Phèn cứ quấn lấy chân ông mà đi quanh nhà hoặc ra vườn, nhưng chẳng phải nó đòi ăn mà dường như nó cũng bắt đầu bài tập thể dục buổi sáng đều nhịp cùng với ông. Nó ưỡn người về trước hai chân sau duỗi thẳng, bụng gần như bẹp gí vào nền đất, cái mõm mở toác ngáp dài, sau đó rung mình một cái rõ kêu. Có khi Phèn lại nằm lăn ra lộn qua lộn lại và nằm ngửa ngoắc cái đuôi.

Một chiều mùa hạ, trời nhàn nhạt nắng, nội tôi đã giã từ cõi đời phiền não trược này. Ông thanh thản ra đi như đóng xong một vai tuồng sân khấu cuộc đời. Rồi lại chuẩn bị cho một vai diễn khác ở một cõi xa xăm nào đó. Những người thân còn lại thì vẫn tiếp tục với cuộc sống thường nhật đầy hỉ nộ ái ố đeo mang thân phận Tiếp tục đọc

Bồ tát giữa Sài Gòn

Trần Huy Minh Phương

nmnmklimages

Chiếc cầu thang sần sùi đã in vô vàn dấu chân đó đã nối liền với gác gỗ và chợ. Căn gác nhàu nhĩ nơi tôi ở trọ đã nhiều năm qua đang rung gió gọi mùa thu về. Bao lượt người đến rồi đi, đi rồi trở lại nghe mùi gỗ sực bụi tháng năm. Nhà trọ này hầu như có duyên và chỉ thích kết thân với dân lao động lam lũ. Mấy phòng trọ chừng như lọt thỏm giữa những toà cao ốc chót vót đỉnh gió. Vậy mà vẫn không thiếu những tiếng cười giòn giã của cư dân nhập thị nơi đây mỗi khi cuối tuần. Có lương ngày thứ bảy, công nhân công trình xây dựng những dãy chung cư, niềm vui gói ghém qua li đế miền Tây, bữa cơm thêm mặn mòi hơn mọi ngày. Cứ vậy mà họ sống, họ trải nghiệm và lần nhớ qua tháng năm xa nhà giữa đất Sài Gòn.

Ngày trước, gia đình bà chủ nhà trọ có thể nói là dư dả nhứt nhì ở dãy phố “Chợ Chiều” này. Ông chủ trọ làm thợ bạc nhưng vì cái nghiệp văn chương làm cho con người trải cái tình nhiều, bạn bè thì khắp nơi gom lại bàn chuyện thơ văn. Công ăn việc làm lời lóm đâu hổng thấy chỉ thấy riết rồi hụt vốn. Bà chủ trọ nói: “Thôi, ông cứ làm thơ và đi vui chơi cùng bè bạn, việc nhà để tui tính cho. Ông tính riết toàn là lỗ. Người ta cầm đồ món hàng đã quá đát mà ông cũng cho họ nhận số tiền quá đẹp. Thiệt là…”.

Căn gác này lúc đầu họ làm để cho con cái, rể, dâu ở cho vui cửa vui nhà. Nhưng cuộc sống dễ gì thuận ý. Con cái lớn dần tuột xa vòng tay mẹ cha. Nhà ở phút bỗng rộng rinh, cái nhớ ùa vào bao mùa trở gió se sắt lòng người ở lại. Thế rồi ông bà quyết định cho thuê phòng trọ. Căn gác gỗ được cắt tách ra làm nhiều phòng nhỏ. Và từ đây gió bốn phương gọi về Tiếp tục đọc