NGUYỄN KHẮC XUYÊN
về i hay y trong chính tả việt ngữ
Đọc Ngày Nay số 239 ngày 1 tháng 11-1991, Phần B, chúng tôi được biết bài của P.A.N.K. nói về Vài điểm nhận xét về chính tả Việt ngữ, chúng tôi xin góp đôi lời để làm sáng tỏ vấn đề. Thực ra đã có nhiều người bàn luận tới. Riêng phần chúng tôi, chúng tôi cũng viết cho tạp chí Văn Hóa Nguyệt san Sàigòn năm 1956 về Nguồn gốc hai chữ I và Y trong quốc âm. Chúng tôi cũng nhắc lại trong Sự hình thành chữ quốc ngữ. Ở đây chúng tôi sẽ trình bày lai lịch vấn đề từ thế kỉ 17 cho tới ngày nay.
Chúng tôi sẽ nói tới ba giai đoạn chính yếu thuộc ba thế kỉ khác nhau: Thế kỉ 17 với nhóm người sáng lập chữ quốc ngữ, trong đó nổi bật tên tuổi giáo sĩ Alexandre de Rhodes, rồi sau gần hai thế kỉ nghĩa là vào thế kỉ 19 mới có Taberd và Theurel với tự vị Việt Latinh, Legrand de la Liraye và Génibrel với tự vị Việt Pháp để đi tới Huỳnh Tịnh Của. Sau cùng vào thế kỉ 20, chúng ta có Việt Nam Tự điển của Khai Trí Tiến Đức và Tự vị Việt Hoa Pháp của Gustave Hue, để rồi đi tới những tự điển rất gần chúng ta ngày nay: Lê Ngọc Trụ và Lê Văn Đức Sàigòn; Từ điển tiếng Việt và Từ điển chính tả tiếng Việt Hà Nội.
1. Thế kỉ 17 với Alexandre de Rhodes
Nói về Tự điển Việt Bồ La ấn hành năm 1651 ở Rôma thì cũng phải đề cập tới Khái luận về tiếng Việt hay Mẹo tiếng Việt, ngữ pháp tiếng Việt đầu tiên cũng do Alexandre de Rhodes viết. Ông nói gì về hai tiếng I và Y chúng ta muốn bàn giải ở đây, vắn tắt thì thế này Tiếp tục đọc