ÔNG TÁO QUA CÁI NHÌN CỦA CÁC CỤ NGÀY XƯA

Hoài An

ongtaotuongtrigiapngo

Chuyện bếp núc là chuyện của mấy bà !? Thường thì người ta hiểu câu nầy qua ý nghĩa xem thường, đấy là chuyện không phải của đấng trượng phu ! Đâu phải vậy. Các cụ ngày xưa thờ ngũ tự chi thần : Môn, Hộ, Tài, Tỉnh, Táo thì Táo Quân là nhất gia chi chủ. Thờ Định Phúc Táo Quân (thần Bếp) đứng trên cả các vị thần coi ngó cuộc sống của một gia đình : Cửa, Ngõ (trông coi, gìn giữ), Tiền tài (những thứ được làm ra), Giếng nước, Bếp núc (miếng ăn thức uống hằng ngày). Vậy chuyện miếng cơm có ăn hằng ngày qua tay của mấy bà thì lẽ nào các cụ không coi trọng.

Cái bếp ngày xưa dưới hình dạng 3 ông đầu rau. Cái bếp lò đất nung hay cái kiềng 3 chân được đánh bằng sắt xem ra thật vững vàng và thật tiện lợi để đốt bằng than hay để đủ cửa chụm các loại củi. Ấy đấy, đừng cho là các cụ ngày xưa không có óc khoa học nhé ! Chẳng qua các cụ diễn giải một sự việc dưới cái nhìn khang khác cái cách của ta ngày nay mà thôi. Chẳng hạn như để khuyên một đứa bé hỉ mũi chưa sạch khi bước vào nhà ai thì phải lấy mũ nón xuống để tỏ lòng kính trọng thì các cụ hay bảo :  -Vào nhà phải lấy mũ nón xuống chớ không bị lùn đấy các con Tiếp tục đọc

Advertisement

TẢN MẠN CHUYỆN GIỖ VÀ GIỖ TỔ

Hoài An

cung-ong-ba

.

Giỗ quải là chuyện đặc thù của người phương Đông, của người Việt Nam ta. Thử hỏi trong đời có mấy ai không đi ăn giỗ, không có tổ chức đám giỗ trong nhà. Giỗ là ngày tưởng niệm người thân trong gia đình đã quá vãng mà làm sao không có được !? Có người cho rằng dân phương Tây coi trọng ngày sinh, còn dân phương Đông lại coi trọng ngày mất của một đời người. Tại sao như vậy chỉ có những bậc hiền triết mới giải thích giúp, còn cỡ mình thường thường chỉ “năm ba chữ vẩn vơ”, chỉ biết quải giỗ là tập quán lâu đời mà ông cha ta đã để lại, cứ đến ngày người thân đã mất là tập trung anh em, họ hàng, bà con cùng gặp với nhau.

Hẳn nhiên bà con cùng gặp với nhau có thể là để cùng nhắc với nhau về phẩm hạnh, về chuyện đã làm của người đã khuất, có thể là nhân đó mà bàn về chuyện giữ gìn gia phong, họ tộc. Nhưng ngày gặp nhau đó, đã quây quần tụ hội lại với nhau thì không thể thiếu chuyện … ăn. Chuyện ăn mới là chuyện hàng đầu của con người. “Trời đánh cũng phải tránh bữa ăn”. Chả vậy mà sau từ Ăn trong ngôn ngữ Việt, có quá nhiều từ đi kèm để diễn tả chuyện ăn. Nào là Ăn như hổ lốn, Ăn như mèo mửa, Ăn ké, Ăn theo, Ăn trộm, Ăn cướp, Ăn cả phân cả sắt thép, Ăn bẩn, Ăn quịt, Ăn hại, Ăn gian … Ăn Ăn Ăn gì đấy mà không đủ sức để liệt kê ra ! Cũng từ chuyện ăn mà Ăn giỗ cũng mang nhiều hệ lụy thể hiện cái con trong con người Tiếp tục đọc