LỜI CẢM TẠ CỦA TÁC GIẢ
LARRY ENGELMANN
Sau Lễ Tạ ơn năm 1984 không lâu, tôi bắt đầu viết một bài về sự sụp đổ của Saigon. Bài này thoạt đầu chỉ giản dị để mô tả chuyện một người Mỹ đã đi trên chuyến hàng không mẫu hạm Midway trong mùa Xuân năm 1975, và chuyện một người tỵ nạn Việt Nam từ phi trường Tân Sơn Nhất đáp xuống chiếc Hàng không mẫu hạm này. Hai đối tượng của bài viết: Một người là Nhiếp ảnh gia John Degler, một người nữa là cô Nguyễn Nhật.
Nhưng sau khi kể cho tôi nghe câu chuyện di tản của anh, Degler lại đề nghị tôi nên tìm gặp thêm những người Mỹ tham dự chiến dịch, cô Nhật cũng giới thiệu cho tôi một số bạn hữu với nhiều câu chuyện đáng kể khác. Tôi nghe theo. Tôi bắt đầu tìm kiếm thêm những người với những câu chuyện mà tôi nghĩ là nên được kể ra.
– Helen Hicks giới thiệu tôi với thân phụ của cô, ông Henry Hicks là người đã liên lạc với một số bạn hữu phục vụ tại văn phòng Tùy viên Quân sự ở Saigon, và sắp đặt cho tôi phỏng vấn họ. Tướng John Murray và tướng Homer Smith, hai tùy viên Quân sự Hoa Kỳ đã cho phép tôi phỏng vấn, rồi lại thu xếp cho tôi được phỏng vấn thêm một số bạn hữu của các ông. Chính nhờ thế, bài viết của tôi đã trở thành quyển sách.
– Tại California, tôi gặp Trần Thị Mỹ Ngọc là người trở thành phụ tá nghiên cứu, cũng là thông dịch viên của tôi. Mỹ Ngọc đã tháp tùng tôi đi Bangkok để thực hiện công tác phỏng vấn, cũng đã kể cho tôi nghe câu chuyện bi thảm của chính đời cô dưới chế độ Cộng sản Việt Nam và câu chuyện cô vượt biên sang Mã Lai bằng tàu. Mỹ Ngọc làm việc không biết mệt, là một người phụ nữ thông minh, nhạy cảm, đầy sinh lực, cô đã tin tưởng vào quyển sách này ngay từ lúc mới nghe nói về nó, chính cô đã giúp hình thành nội dung cuốn sách này.
– Nguyễn Thị Lạc, Nguyễn Thị Kim Anh, Nguyễn Thị Hoa và Bùi Lệ Hà đều làm việc với tôi với tư cách thông dịch và phỏng vấn viên, họ đã tỏ ra tuyệt vời trong việc xác định các đề tài của cuốn sách.
– Peggy Adams đã giới thiệu tôi với anh rể của bà, Đại úy Alien Broussard là người đã cho tôi một số hình ảnh mà ông chụp trong chiến dịch “Frequent Wind”. Allen cũng giới thiệu tôi với Đại tá George Slade là người đã mời tôi đến tư gia tại Virginia để gặp và phỏng vấn hơn một chục Thủy quân Lục chiến tham dự chiến dịch di tản tại toà Đại sứ Hoa Kỳ và tại phi trường Tân Sơn Nhất.
– Fox Butterfield không những đã cho tôi một dịp phỏng vấn dài, lại còn sắp xếp việc phỏng vấn một số thông tín viên Việt Nam khác.
– Peter Kama cũng giúp tôi phần phiên dịch, cũng đã giới thiệu tôi với rất nhiều người Việt ở California. Ông đã thuyết phục được họ rằng: bằng cách kể cho tôi nghe những câu chuyện của họ, ấy là đóng góp vào việc cấu tạo sự hiểu biết về những sự thực xảy ra tại Đông Dương trong mùa Xuân năm 1975.
Cuối cùng tôi đã phỏng vấn hơn 300 cá nhân đã liên hệ bằng cách này hay cách khác với sự sụp đổ của Saigon năm 1975. Song le, sau rốt vì giới hạn của kích thước cuốn sách mà rất nhiều câu chuyện do tôi và Mỹ Ngọc lượm lặt đã không thể sử dụng hết trong cuốn sách này. Tôi muốn được cảm tạ tất cả những người mà tôi đã phỏng vấn về sự rộng lượng, sự tin cậy và sự giúp đỡ của họ.
– Những lời cảm ơn sau đây dành cho những người mà tôi đã phỏng vấn tại Hoa Kỳ: Tướng William Westmoreland, Đại tá William E. Le Gro, Tướng Richard Baughn, Trung tá Dennis Traynor, Tướng Cao Văn Viên, Tiến sĩ Nguyễn Văn Canh, Linda Nguyễn, Tướng Bùi Đình Đạm, Nghị sĩ Trần Ngọc Nhuận, Ngô Đình Chương, Y Klong Adrong, Đại tá Vũ Văn Lộc, Đại tá Trần Tiến, Đại tá Ngô Thế Linh, Lê văn Hải, Trần Minh Lợi, Calvin Mehlert, Edward G. Lansdale, Kenneth Moorefield, Anthony Hicks, James Baker, Trung tá Jim Bolton, Nguyễn Ngọc Nhạ, Lê Mạnh Dương, Trần Thạch Thủy, Lina Lim, Thiro Lim, Rathnary Eng, Vilay Lim, Bùi Diễm, Trần Thị Liên Hương, Trần Thị Kiệt, Hà Ngọc Kim Loan, Huệ Vũ, Nguyễn Minh, Nguyễn Quan Bình, Josiah Bennett, Marvin Gaưet, Bạch Diệu Hoa, Moncrieff Spear, cha Joseph Nguyễn Văn Tịnh, cha Joe Devlin, tướng Nguyễn Văn Toàn, Thai Tan Tran, Melisa Phạm, Nguyễn Thảo, Alphonse Trần Đức Phương, Nguyễn Văn Mạnh, Charles Patterson, Trung tá Ngô Lê Tịnh, Trung tá Nguyễn Vinh, Đại úy Quân Đào, Phạm Vinh, Sam Chu Linh, Charles Stewart, Ken Healy, Don Bemey, Đại úy Edwin Herring, Charlotte Daly, Mai Văn Đức, Bruce Dunning, tướng Nguyễn Cao Kỳ, Daniel Gamelin, Bill Plante, Tom Sailer, Jennifer Bissett, Oliver Stone, Phil Caputo, Nguyễn Xuân Phác, Morley Safer, Rose Trần, Mimi Trần, Daniel Ellsberg, Tom Hayden, Alexander Haig, Tướng Charles Timmes, Tommy Rowe, Gene Hasenfus, Bruce Bums, Uk Siphan, Kamchong Luangpaseut, Malcolm Browne, Jim Markham, Anne Mariano, Jim Bennett, Trần Văn Ân, Sengthong Ta Keophanh, Phạm Quang Trình, Bác sĩ Bruce Branson, Liên Mai, Đạt Trần, Nguyễn Thị Tuyết Mai, Huệ Dương, Hạ Thảo, Trịnh Trần Huyền, Debbie Huỳnh, Tiffany Chiao, Nguyễn Trung Hiếu, Phạm Hồng, Trần Kim Loan, Phạm Anh, Phan Hạnh Bích, Đại tá John Madison, Bill Johnson, Frank Snepp, Hạ Lý, Shep Lowman, Phil McCombs, Lucien Conien, George McArthur, Jean Sauvageot, Julia Taft, Bill Laurie, Doug Dearth, George Jacobson, Lucy Parsons, A1 Santoli, Norman Lloyd, Tướng Vĩnh Lộc, David c. Simmons, Đại úy Edward Flink, Phạm Hạnh, Richard Armitage, Denny Ellerman, Arnold Issacs, Nguyễn Đạt Thịnh, Paul Horton, Steve Stewart, Đại tá Harry Summers, Đại úy William R. Melton, Thiếu tá Thomas Ochala, Thiếu tá Mike Clough, Trung úy Thomas Linn, Trung úy Bruce Duderstadt, Trung úy Thomas O’hara, Hà Cẩm Tâm, Nguyễn Thụy Nhu, Sichan Siv, Lacy Wright, Tướng Richard Carey, Đại úy Nguyễn Phú Lâm, Đại úy Gerry Berry, Philip Habib, Millicent Fenwick, Donald Fraser, Phạm Thị Kim Hoàng, Trần Kim Phượng, Brent Scowcroft, Nguyễn Gia Hiến, Joe Welsch, Tướng Ngô Quang Trưởng, Thiếu tá Trương Quang Sĩ, Huệ Thu, Vũ Công Dương, Phạm Huệ, Eugene McCarthy, Phạm Duy, Douglas Pike, Yvette Đỗ, Anh Đỗ, Mary Nelle Gage, Đại úy Ray lacobacci, Tướng Ralph Maglione, và Neal O’Leary.
– Tại Hồng Kông: Helen Trần, Nữ tu sĩ Christine Trương Mỹ Hạnh, Nguyễn Diệu Hương, Yukari Sawada và Arthur Kobler.
– Tại Thái Lan: Bill Bell và Suphan Sathorn
– Tại Việt Nam: Tướng Lý Tòng Bá, Tướng Trần Công Mẫn, Đại tá Nguyễn Phương Nam, Nguyễn Thanh Long, Bùi Hữu Nhân, Đại tá Bùi Tín, Vũ Tuất Việt, Nguyễn Xuân Oánh, Đặng thị Ngọc Hiệp, Lê Thùy Dương, Akira Suwa, và “Raymond” cùng những em bé “bụi đời”, bạn của anh.
– Tại Anh Quốc: Robert Elegant
– Tại Úc Đại Lợi: Ted Serong.
– Cũng xin cảm tạ các bạn hữu và sinh viên tại Nam Kinh, Trung Quốc đã lắng nghe một số phần bản thảo trong niên học 1988-1989, đã đề nghị thêm nhiều câu hỏi và đề mục cho cuộc nghiên cứu này. Những người ấy là: Charlotte Ku, Richard Pomfret, Rosemary Pomfret, Sam Crane, Hall Gardner, Isabel Gardner, Denise Carolan, Ruth Kling, Dick Gaulton, Doug Reed, Jeffrey Reed, Eddie Ou, Eric Tippett, Guo Haini, Xiao Ling, Thao Xiaoying, Li Yuanchao, Ha Fayu, Fang Wa Feng Weinian, và Liu Liyan.
– Cũng xin cảm tạ: Kathy Briggs, Barbara Briggs, John Snetsinger, Paul Campbell, Jim Darby, Jean Hamm, Diana Killian, Qi-Wei Li, Jia Li, Kasie Cheung, June Yee, Vincent Leung, Daisy Ng., Emillie Chim, Sonia Chim, Peter Lau, Micheál Malone, Bill Bellows, Kathy Rebello, Robert Bemell, và Ge Bemell.
– Khoa trưởng Khoa học Xã Hội tại Đại học San Jose, James Walsh đã khích lệ và hỗ trợ tôi trong khi viết cuốn sách này. Nhân viên của tôi, Emillie Jacobson cũng vậy. Joan Block đã ghi chép hầu hết những phần phỏng vấn bằng tiếng Anh của cuốn sách, và đã một lần nữa chứng tỏ là một người bạn và một đồng sự có khiếu khôi hài tinh tế và là một người rất đáng tin cậy.
– Các con gái của tôi, Marya và Erika, trong suốt năm năm vừa qua, đã phải sống với những câu chuyện đau lòng của cuốn sách, và đã đi theo tôi trong một vài cuộc phỏng vấn. Việc tháp tùng của các con tôi với những lời bình luận của các con tôi đã là một nguồn vui không dứt và là một niềm khích lệ đối với tôi.
– Cuốn sách này chắc chấn không thể ra đời nếu không có sự cộng tác của các sinh viên Việt Nam, Cam Bốt và Lào tại Đại học San Jose của tôi. Tôi đã được mời đến nhà, được gặp gỡ, phỏng vấn cha mẹ, thân quyến của họ, và trên hết, họ đã tín nhiệm tôi mà kể ra những sự thực. Tôi hy vọng cuốn sách này sẽ đáp ứng được lòng mong đợi của họ.
– Sau cùng, cám ơn Xu Meihong, người đã giúp tôi xếp đặt, ghi chép rất nhiều tài liệu của cuốn sách trong thời gian tôi ở tại Trung Quốc. Những cuộc trò chuyện dài giữa chúng tôi liên hệ đến các câu chuyện trong cuốn sách này, đến bản chất chế độ Cộng sản ở Á Châu, đến chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, đến vai trò Trung Quốc ở Đông Nam Á, đến tương lai của vùng này… đã cho tôi những giờ khắc đầy tò mò thú vị.
Sau cùng Meihong đã phải trả một giá đắt cho tình bạn của chúng tôi. Những ước mơ, những nỗi sợ hãi và số phận của cô đã giúp cho tôi hiểu một phần nào cái cay đắng và thái độ của những người đã thắng, bại tại Việt Nam, và vì sao mà họ chiến đấu.
——————–
Ghi chú của người dịch: Xu Meihong, phiên âm sang tiếng Hán Việt “Từ Mỹ Hồng”, là một nữ Thiếu úy tình báo thuộc quân đội Trung Quốc đã gặp tác giả Larry Engelmann trong lúc Larry dạy học tại Nam Kinh năm 1988-1989. Sự liên hệ giữa hai người đưa đến kết quả là chính quyền Cộng sản Trung Quốc đã bắt Xu Meihong ngày 3 tháng 12 năm 1988, và trục xuất Larry sang Hồng Kông vào tháng Ba, 1988.
Tuy nhiên câu chuyện có một kết quả tốt đẹp. Xu Meihong được phóng thích và Larry đã đáp máy bay sang Trung Quốc thành hôn vói Meihong tại một ngôi làng nhỏ ở miền Trung bộ nước Tàu vào tháng Giêng 1990. Tác giả Larry Engelmann hiện vẫn đang dạy học tại Đại học San Jose. Xu Meihong dạy Anh ngữ cho một số người Việt tỵ nạn tại trường Đại học Cộng đồng De Anza, San Jose – Câu chuyện này đã được viết trên một số tạp chí Anh ngữ xuất bản tại Hoa Kỳ. (Nguyễn Bá Trạc 30 tháng 8/1993).